Tài liệu huấn luyện an toàn trong quân sự

Tài liệu huấn luyện an toàn trong quân sự

TẢI VỀ BỘ TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG (6 NHÓM, HƠN 300 NGÀNH NGHỀ)

Tài liệu của khóa huấn luyện an toàn lao động trong quân sự giúp người lao động trang bị kiến thức an toàn và phòng ngừa các mối nguy hiểm khi làm việc trong quân đội

Danh Mục Nội Dung

PHẦN 1: AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ TRONG LĨNH VỰC QUÂN SỰ

CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC QUÂN SỰ

  • Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
  • Căn cứ Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
  • Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
  • Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
  • Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
  • Căn cứ Thông tư số 142/TT-BQP ngày 29 tháng 5 năm 2017 của BQP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng;
  • Căn cứ Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội;
  • Căn cứ vào Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. Nội dung công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, chương trình về an toàn, vệ sinh lao động và triển khai áp dụng phù hợp với đặc thù hoạt động quân sự trong Bộ Quốc phòng. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
  2. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hoạt động lao động trong Bộ Quốc phòng.
  3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và vận động tổ chức quần chúng tham gia công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy định, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ bảo hộ lao động tại các đơn vị trong Bộ Quốc phòng.

Tài liệu an toàn trong quân sự

II. Quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Tổng cục Kỹ thuật tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
  2. Cơ quan kỹ thuật hoặc cơ quan được giao thực hiện quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tham mưu giúp người chỉ huy quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị thuộc quyền theo pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng; chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
  3. Cơ quan kỹ thuật hoặc cơ quan được giao thực hiện quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị cơ sở, doanh nghiệp quản lý, triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.

III. Tổ chức cơ quan an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng trong tài liệu an toàn trong quân sự

  • Cấp Bộ Quốc phòng:
    • Cơ quan quản lý là Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động Bộ Quốc phòng (Phòng An toàn, bảo hộ lao động Quân đội);
    • Cơ sở kiểm định là Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội.
  • Các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng:
    • Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật là Ban An toàn, bảo hộ lao động;
    • Các quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục II, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng là Trợ lý chuyên trách an toàn, bảo hộ lao động;
    • Các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng còn lại và Cục Xe – Máy, Cục Kỹ thuật Binh chủng/Tổng cục Kỹ thuật là Trợ lý kiêm nhiệm an toàn, bảo hộ lao động.
  • Các đơn vị cơ sở:
    • Tại các kho đạn dược, kho vũ khí trang bị kỹ thuật, kho xăng dầu, nhà máy sản xuất, sửa chữa đạn dược, vũ khí trang bị kỹ thuật cấp I là Trợ lý chuyên trách an toàn, bảo hộ lao động;
    • Tại các kho đạn dược, kho vũ khí trang bị kỹ thuật, kho xăng dầu, xưởng sửa vũ khí trang bị kỹ thuật cấp II, kho hậu cần cấp I, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị cấp sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và tương đương, các học viện, nhà trường, bệnh viện, các viện nghiên cứu thuộc các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở thí nghiệm độc lập là Trợ lý kiêm nhiệm an toàn, bảo hộ lao động.

Tài liệu an toàn trong quân sự

  • Các đơn vị sản xuất, kinh doanh căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị mình tổ chức Phòng (hoặc Ban) an toàn, bảo hộ lao động, cán bộ chuyên trách hoặc cán bộ kiêm nhiệm công tác an toàn, bảo hộ lao động, nhưng phải bảo đảm mức tối thiểu như sau:
    • Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, bảo hộ lao động bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
      • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ bán chuyên trách;
      • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách;
      • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách;
      • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 000 người lao động phải thành lập phòng an toàn, bảo hộ lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách.
    • Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, bảo hộ lao động tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
      • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ bán chuyên trách;
      • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 000 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách;
      • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 000 người lao động, phải thành lập phòng an toàn, bảo hộ lao động hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động theo chế độ chuyên trách.
    • Đối với các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp được xác định theo từng doanh nghiệp, trường hợp là Tổng Công ty, Tập đoàn kinh tế và tương đương phải có Phòng (Ban) an toàn, bảo hộ lao động hoặc ít nhất 01 cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, bảo hộ lao động.

CHƯƠNG III: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

I. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động Bộ Quốc phòng (Phòng An toàn, bảo hộ lao động Quân đội)

  1. Chức năng:
    • Tham mưu cho Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng; tổ chức, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các mặt công tác an toàn, vệ sinh lao động trong toàn quân theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
    • Đề xuất với Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng và tổ chức thực hiện theo quy định;
    • Xây dựng, báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính để chỉ đạo, điều hành công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất đặc thù quân sự có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;
    • Đề xuất nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động nhằm ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện làm việc giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong hoạt động lao động sản xuất, khai thác, quản lý, vũ khí trang bị kỹ thuật tại các đơn vị quân đội;
    • Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động, sự cố cháy nổ nghiêm trọng theo quy định của Bộ Quốc phòng; định kỳ tổng hợp, phân tích, thông báo rút kinh nghiệm toàn quân tình hình tai nạn lao động, sự cố cháy nổ và chỉ đạo các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu;
    • Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn điện và phòng, chống sét tại các cơ sở kỹ thuật; công tác đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; công tác huấn luyện, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố cháy nổ;
    • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực quân sự trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
    • Tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động; an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ; bảo hộ lao động đối với các đơn vị trong Bộ Quốc phòng (kể cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài sử dụng lao động hoặc trực tiếp lao động trong Bộ Quốc phòng). Quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng các máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây mất an toàn, tai nạn lao động, ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động, báo cáo cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền xử lý. Tham gia đoàn do Thanh tra Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện các nội dung chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
    • Phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, môi trường lao động. Thẩm định về kỹ thuật an toàn; thẩm định theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng về việc tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, các giải pháp an toàn lao động, các luận chứng kinh tế, kỹ thuật, các đề án thiết kế xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, khai thác sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
    • Xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động theo phân cấp của Bộ Quốc phòng; xem xét và trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại về vi phạm các quy định an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
    • Quản lý công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
    • Tổng hợp, đề xuất phân bổ ngân sách nghiệp vụ về bảo hộ lao động và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt;
    • Quản lý công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ, nhân viên làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện sơ kết, tổng kết các mặt công tác an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất, trình cơ quan và cấp có thẩm quyền khen thưởng công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động đối với các đơn vị trong toàn quân;
    • Tham mưu giúp Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức quốc tế về công tác an toàn, vệ sinh lao động nói chung và công tác an toàn, vệ sinh lao động đặc thù quân sự nói riêng;
    • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật

II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng

  1. Chức năng:
    1. Tham mưu cho chỉ huy đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung công tác an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
    • Chủ trì đề xuất với người chỉ huy các chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị và tổ chức thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
    • Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và cơ quan nghiệp vụ cấp trên xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; danh mục máy, thiết bị, vật tư đặc thù quân sự có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; đề nghị về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực quân sự;
    • Đề xuất nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động nhằm ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện làm việc giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong hoạt động lao động, khai thác, quản lý, vũ khí trang bị kỹ thuật tại đơn vị;
    • Tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật theo quy định của Bộ Quốc phòng; định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục Kỹ thuật) tình hình tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu;
    • Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn điện và phòng, chống sét tại các cơ sở kỹ thuật; công tác đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; công tác huấn luyện, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố cháy nổ;
    • Phối hợp với cơ quan nghiệp vụ cấp trên, cơ quan chức năng liên quan giúp chỉ huy đơn vị tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Đề xuất tạm đình chỉ việc sử dụng các máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây mất an toàn, tai nạn lao động, ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động, báo cáo cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền xử lý;
    • Tham gia thẩm định về kỹ thuật an toàn; giám sát theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật an toàn, các giải pháp an toàn lao động trong các cơ sở, các luận chứng kinh tế, kỹ thuật, các đề án thiết kế, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, khai thác sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý;
    • Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động theo phân cấp của Bộ Quốc phòng; xem xét và đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động và xây dựng;
    • Phối hợp với Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội, Trung tâm kiểm định của Nhà nước (theo sự ủy quyền của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động Bộ Quốc phòng) thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quản lý, theo dõi công tác đăng ký, kiểm định theo quy định;
    • Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng. Thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động trong toàn quân và báo cáo cơ quan nghiệp vụ cấp trên theo quy định. Tổng hợp, đề xuất với cơ quan và cấp có thẩm quyền khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ;
    • Thực hiện các nhiệm vụ khác do chỉ huy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng

III. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội

  1. Chức năng:
    • Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội nằm trong hệ thống các trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn của Nhà nước, là đơn vị cơ sở thuộc Tổng cục Kỹ thuật, có chức năng kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
  2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
    • Xây dựng chương trình mục tiêu hành động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn; kế hoạch công tác hằng năm, báo cáo Phòng An toàn, bảo hộ lao động Quân đội trình Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật phê duyệt và tổ chức thực hiện;
    • Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; kiểm định trang thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy, thiết bị điện, thiết bị điện phòng nổ, thiết bị điện từ trường; thiết bị đặc thù công nghiệp, xây dựng và quân sự; trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
    • Kiểm hóa thông quan xuất khẩu, nhập khẩu các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; tham gia xã hội hóa kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng;
    • Thẩm định các biện pháp an toàn trong các dự án, đề án, thiết kế, xây dựng mới, cải tạo có sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
    • Kiểm định các phương tiện đo theo phân cấp trong Bộ Quốc phòng và theo ủy quyền của Nhà nước. Tư vấn, thẩm định kỹ thuật an toàn; thử nghiệm xác định định lượng, chất lượng các loại vật liệu, sản phẩm và kết cấu của đối tượng kiểm định;
    • Kiểm định kỹ thuật xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động gây ra theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền;
    • Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, kiểm định viên; huấn luyện người làm công tác an toàn, kỹ thuật viên kiểm định, người vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng;
    • Thử nghiệm xác định định lượng, chất lượng các loại vật liệu, sản phẩm và kết cấu của các đối tượng kiểm định;
    • Nghiên cứu hoặc tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động trong hoạt động sản xuất, khai thác, quản lý vũ khí trang bị kỹ thuật tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng;
    • Đề nghị đơn vị báo cáo số lượng, chất lượng các đối tượng kiểm định, cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan, bảo đảm đủ các yếu tố để kiểm định, khắc phục các nguy cơ gây mất an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm định. Báo cáo cơ quan An toàn, bảo hộ lao động Bộ Quốc phòng có các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện các máy, thiết bị, chất có nguy cơ gây sự cố và tai nạn lao động;
    • Từ chối kiểm định kỹ thuật an toàn khi máy, thiết bị, vật tư, chất chưa đủ các điều kiện để tiến hành kiểm định;
    • Thực hiện các chế độ công tác nghiệp vụ; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm định kỹ thuật an toàn và báo cáo theo quy định; xây dựng Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội vững mạnh toàn diện;
    • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tham mưu/Tổng cục Kỹ thuật

IV. Chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ an toàn, bảo hộ lao động thuộc các đơn vị cơ sở

  1. Chức trách:
    • Cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, bảo hộ lao động thuộc các doanh nghiệp, các đơn vị cơ sở cấp sư đoàn, trung đoàn và tương đương chịu sự quản lý của chỉ huy đơn vị, sự chỉ đạo của cơ quan nghiệp vụ cấp trên; tham mưu cho người chỉ huy đơn vị thực hiện các nội dung công tác an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.
  2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
    • Tham mưu, đề xuất với người chỉ huy:
      • Xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị; xây dựng kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động hằng năm báo cáo người chỉ huy phê duyệt và tổ chức thực hiện;
      • Xây dựng quy trình, biện pháp an toàn; quản lý, theo dõi việc đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định;
      • Đề xuất và đôn đốc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đến quân nhân và người lao động;
      • Tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo phân cấp; phối hợp tổ chức kiểm tra môi trường lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với đơn vị tổ chức bữa ăn công nghiệp);
      • Theo dõi tình hình thương tật, bệnh phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với chỉ huy đơn vị các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động;

Tài liệu an toàn trong quân sự

    • Tham gia đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức kiểm tra ít nhất mỗi tháng 01 lần đối với các bộ phận làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; sau khi kiểm tra đề xuất với người chỉ huy đơn vị biện pháp khắc phục tồn tại;
    • Tham gia điều tra, tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật theo quy định của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên;
    • Sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch công tác, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà, xưởng, trạm, máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
    • Tổng hợp và đề xuất với người chỉ huy đơn vị giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động;
    • Lập biên bản vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, kiến nghị với người chỉ huy xử lý những tập thể, cá nhân vi phạm hoặc không chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
    • Thực hiện chế độ báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
    • Trường hợp phát hiện vi phạm quy định về an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, có quyền tạm thời đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, đồng thời báo cáo người chỉ huy đơn vị; có quyền đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.

V. An toàn, vệ sinh viên trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên:
    • Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên được tổ chức ở các đơn vị cơ sở trực tiếp lao động, sản xuất. Mỗi tổ, ca, nhóm sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn, vệ sinh viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm;
    • An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra;
    • Chỉ huy đơn vị có trách nhiệm ra quyết định thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, sau khi thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc Hội đồng quân nhân, hoặc tổ chức đại diện cho người lao động;
    • Chỉ huy đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, hoặc Hội đồng quân nhân, hoặc tổ chức đại diện cho người lao động tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động, cũng như động viên về vật chất và tinh thần để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả;
    • An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, hoặc Hội đồng quân nhân, hoặc tổ chức đại diện cho người lao động, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
  2. An toàn, vệ sinh viên có trách nhiệm, nghĩa vụ sau đây:
    • Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
    • Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
    • Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;
    • Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
    • Báo cáo tổ chức công đoàn, hoặc Hội đồng quân nhân, hoặc tổ chức đại diện cho người lao động, hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.
  1. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:
    • Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
    • Được bố trí một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ;
    • Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
    • Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

CHƯƠNG IV: HỘI ĐỒNG AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

I. Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động.
  2. Thành viên Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng, gồm:
    • Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
    • Phó chủ tịch Hội đồng: Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật;
    • Các ủy viên Hội đồng bao gồm: Đại diện Văn phòng Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Cục Quân y, Cục Điều tra hình sự, Cục Quân lực, Cục Chính sách, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Phòng An toàn, bảo hộ lao động Quân đội, Ban Công đoàn Quốc phòng.
  3. Nhiệm vụ:
    • Chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng;
    • Hằng năm, xây dựng Chương trình hoạt động an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng.
  4. Hoạt động:
    • Hằng năm, Hội đồng tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng;
    • Chủ tịch Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng ban hành quy chế làm việc của Hội đồng, quyết định cơ quan giúp việc và bộ phận thư ký của Hội đồng;
    • Chủ tịch Hội đồng được mời thêm các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tham vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng;
    • Kinh phí hoạt động của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng do ngân sách bảo đảm, được phân cấp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Tài liệu an toàn trong quân sự

II. Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng

  1. Chỉ huy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động. Thành phần Hội đồng gồm:
    • Chủ tịch Hội đồng là Phó chỉ huy trưởng phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
    • Phó Chủ tịch Hội đồng: Chủ nhiệm Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị;
    • Các ủy viên Hội đồng bao gồm: Cơ quan Kỹ thuật, cơ quan Quân y, Cơ quan Công đoàn, một số cơ quan, tổ chức thuộc đơn vị.
  2. Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tham mưu cho chỉ huy trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị.
  3. Hằng năm, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động và các cơ quan, đơn vị để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

III. Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động cơ sở trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động cơ sở được thành lập ở các cấp:
    • Sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và tương đương;
    • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động và sử dụng từ 300 người lao động trở lên;
    • Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điểm b Khoản 1 có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên;
    • Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
  2. Các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 1 thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động.
  3. Thành phần của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động, gồm:
    • Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
    • Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc đại diện Hội đồng quân nhân, đại diện tập thể người lao động (những nơi không có tổ chức công đoàn) làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
    • Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng;
    • Người làm công tác y tế ở đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
    • Các thành viên khác có liên quan; thành phần của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới theo điều kiện thực tế ở đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  4. Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
    • Tham mưu, giúp người chỉ huy đơn vị (người sử dụng lao động) trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
    • Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với người lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
    • Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
    • Đề nghị người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.

CHƯƠNG V: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ

I. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Hội đồng quân nhân đối với đơn vị chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
    • Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
    • Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
    • Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
    • Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm
  3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
    • Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
    • Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
    • Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
    • Chăm sóc sức khỏe người lao động;
    • Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
  4. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện.
  5. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lập từ tổ sản xuất (hoặc tương đương) trở lên. Mọi người lao động đều có quyền tham gia kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động (thông qua đại diện của người lao động tại đơn vị).
  6. Kinh phí bảo đảm trong kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên.

II. Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Sau khi kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được chỉ huy đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bộ phận kế hoạch của đơn vị có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.
  2. Các bộ phận được giao nhiệm vụ triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động và bộ phận y tế để tổ chức triển khai; đồng thời đôn đốc, kiểm tra thực hiện và thường xuyên báo cáo với chỉ huy đơn vị để kịp thời có các biện pháp đảm bảo kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.
  3. Chỉ huy đơn vị có trách nhiệm định kỳ đánh giá việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong đơn vị.

III. Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.
  2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể phải bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động của cơ sở.
  3. Chỉ huy đơn vị phải quy định và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị; hình thức và thời gian tự kiểm tra cụ thể do người chỉ huy đơn vị chủ động quyết định.
  4. Tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động kịp thời phát hiện các thiếu sót về an toàn, vệ sinh lao động, có biện pháp khắc phục; giáo dục nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động; phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực và khả năng của người lao động trong việc phát hiện các nguy cơ gây tai nạn lao động, các yếu tố nguy hại, tổ chức khắc phục các thiếu sót, tồn tại.

Tài liệu an toàn trong quân sự

IV. Nội dung, hình thức và tổ chức tự kiểm tra trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Nội dung tự kiểm tra:
    • Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: Khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động;
    • Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;
    • Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành;
    • Tình trạng an toàn, vệ sinh các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, cấp, thoát nước và các vấn đề khác có liên quan;
    • Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;
    • Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động;
    • Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
    • Việc quản lý thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;
    • Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động;
    • Việc tổ chức ăn bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lao động;
    • Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động;
    • Trách nhiệm quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Hình thức kiểm tra:
    • Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra;
    • Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động;
    • Kiểm tra sau đợt nghỉ dài ngày;
    • Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão; đ) Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;
    • Kiểm tra định kỳ;
    • Kiểm tra đột xuất.
  3. Tổ chức việc kiểm tra:
    • Thành lập đoàn kiểm tra;
    • Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra;
    • Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ chức sản xuất;
    • Tiến hành kiểm tra;
    • Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và kiến nghị với đơn vị kiểm tra; ghi nhận các vấn đề giải quyết thuộc trách nhiệm của cấp kiểm tra vào sổ biên bản kiểm tra của đơn vị kiểm tra;
    • Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để giám sát thực hiện.
    • Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp dưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện;
    • Thời gian tự kiểm tra:
      • Cấp đầu mối trực thuộc Bộ: Kiểm tra toàn diện ít nhất 6 tháng một lần;
      • Cấp đơn vị cơ sở: Tự kiểm tra toàn diện ít nhất 3 tháng một lần;
      • Cấp phân xưởng hoặc bộ phận tương đương: Tự kiểm tra ít nhất một tháng một lần;
    • Tự kiểm tra ở tiểu đội, tổ sản xuất: Việc tự kiểm tra ở tổ, nhóm phải tiến hành trước và sau giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào công việc mới;
    • Lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Việc lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong đơn vị. Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra là hồ sơ gốc của hoạt động tự kiểm tra, là chế độ công tác của cán bộ quản lý sản xuất các cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc cũng như tranh thủ sự đóng góp phản ánh của cấp dưới về tình hình an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị. Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được đóng dấu giáp lai và quản lý, lưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết. Mọi trường hợp phản ánh, kiến nghị, đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đều phải được ghi chép và ký nhận vào sổ kiến nghị về an toàn và vệ sinh lao động để có cơ sở xác định trách nhiệm.

CHƯƠNG VI: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

I. Tổng cục Kỹ thuật trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Chủ trì xây dựng, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động, chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia lập hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Đề nghị ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất đặc thù quân sự có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật An toàn, vệ sinh lao động; chủ trì thực hiện đối với hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
  3. Xây dựng hoặc tham gia ý kiến theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 87 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
  4. Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin, thống kê về an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng.
  5. Chủ trì tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phòng ngừa sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  6. Trình Bộ Quốc phòng quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động trong Bộ Quốc phòng.
  7. Thanh tra, kiểm tra, đề xuất xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, bảo hộ lao động; thực hiện, phối hợp điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị với cơ quan chức năng điều tra, xử lý tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm.
  8. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  9. Định kỳ sơ kết, tổng kết, tổng hợp tình hình công tác an toàn, vệ sinh lao động báo cáo Bộ Quốc phòng.

II. Người chỉ huy đơn vị trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy định, nội quy, quy trình, chương trình, kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền.
  2. Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho quân nhân và người lao động; tổ chức huấn luyện, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.
  3. Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phân công người giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị, phối hợp với Công đoàn cơ sở, hoặc Hội đồng quân nhân, hoặc đại diện tập thể người lao động xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
  4. Thường xuyên rà soát, bổ sung nội quy, quy định an toàn, vệ sinh lao động, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho quân nhân, người lao động.
  5. Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác huấn luyện, công tác đăng ký, kiểm định.
  6. Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc Hội đồng quân nhân, hoặc đại diện tập thể người lao động tổ chức phát động phong trào quần chúng thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường ở đơn vị.
  7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở đơn vị mình phụ trách.

III. Cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc Bộ, Hội đồng quân nhân, đại diện tập thể người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

  1. Tham gia với cơ quan chức năng xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của quân nhân, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Tham gia, phối hợp với cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại nơi làm việc; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
  3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.
  4. Vận động quân nhân, người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
  5. Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.
  6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  7. Phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
  8. Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

IV. Công đoàn cơ sở, Hội đồng quân nhân, hoặc đại diện tập thể người lao động

  1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
  2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
  3. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
  4. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  5. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  6. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.
  7. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
  8. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định của Bộ Quốc phòng; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định thì thông báo ngay với cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng để tiến hành điều
  9. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
  10. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì Cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Hội đồng quân nhân, đại diện tập thể người lao động thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều này khi được người lao động ở đó yêu cầu.

Tài liệu an toàn trong quân sự

V. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng trong tài liệu an toàn trong quân sự

Cục Tài chính đảm bảo ngân sách cho hoạt động công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động hằng năm.

VI. Cục Quân y/Bộ Quốc phòng trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng.
  2. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quan trắc môi trường lao động; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại tại nơi làm việc; quản lý, tổ chức quan trắc môi trường lao động đặc thù quân sự.
  3. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với các yếu tố vệ sinh lao động trong môi trường lao động đặc thù quân sự.
  4. Hướng dẫn công tác quản lý vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp theo thẩm quyền.
  5. Hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định mức suy giảm khả năng lao động, điều trị, phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý hồ sơ sức khỏe lao động trong Bộ Quốc phòng.
  6. Phối hợp với Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động Quân đội xây dựng nội dung huấn luyện về vệ sinh lao động; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vệ sinh lao động; chính sách, pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  7. Xây dựng, đề xuất ban hành và định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp đặc thù quân sự; tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại nghề, công việc đặc thù quân sự sau khi có ý kiến của các cơ quan, ngành có liên
  8. Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
  9. Phối hợp với Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động Quân đội xây dựng tiêu chí đánh giá cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đặc thù quân sự.
  10. Phối hợp với Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động Quân đội thanh tra, kiểm tra trong Bộ Quốc phòng việc chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động.
  11. Chủ trì điều tra bệnh nghề nghiệp và phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
  12. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động trong Bộ Quốc phòng.
  14. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về việc khám, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  15. Sáu tháng, hàng năm, gửi cơ quan An toàn, bảo hộ lao động Quân đội báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực quản lý.
  16. Thực hiện trách nhiệm khác về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Tài liệu an toàn trong quân sự

VII. Quân y đơn vị (cơ quan y tế) trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Quản lý sức khỏe người lao động tại đơn vị. Xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người làm công việc nặng nhọc, độc hại có kết quả khám sức khỏe định kỳ là loại IV, loại V hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
  2. Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động, xác định các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng tránh trong cơ quan, đơn vị mình.
  3. Định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc.
  4. Xây dựng các phương án sơ cứu, cấp cứu thực tế tại đơn vị, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện nhằm đảm bảo sơ cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn.
  5. Đảm bảo cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu; đảm bảo cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn lao động.
  6. Giúp người chỉ huy quản lý tình hình sức khỏe người lao động; hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp. Quản lý, lưu giữ và theo dõi hồ sơ y tế của người lao động gồm: Hồ sơ sức khỏe tuyển dụng; hồ sơ khám sức khỏe định kỳ; hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có).
  7. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại đơn vị; hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động. Hằng năm theo định kỳ và đột xuất, phối hợp với cơ quan an toàn, bảo hộ lao động tổ chức đo đạc, kiểm tra, giám sát môi trường lao động, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khỏe người lao động.
  8. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống) cho những người làm việc trong điều kiện lao động độc hại, có hại đến sức khỏe. Tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra tại đơn vị, làm các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  9. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai thực hiện công tác quản lý sức khỏe của người lao động; thực hiện đầy đủ chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan y tế cấp trên. Thực hiện chức trách và quy định báo cáo định kỳ công tác quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người lao động đối với cơ quan y tế cấp trên theo quy định của Bộ Quốc phòng.
  10. Tham gia các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động của đơn vị và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động; tham gia ý kiến về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch năm, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, cơ sở bảo đảm kỹ thuật có yếu tố độc hại.
  11. Trong khi kiểm tra các đơn vị, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra bệnh tật, ốm đau cho người lao động thì có quyền tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết, đồng thời báo cáo người chỉ huy đơn vị; có quyền đình chỉ việc sử dụng các chất không đảm bảo các quy định về vệ sinh lao động.
  12. Tham gia việc tổng hợp, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và quan hệ vơi cơ quan y tế địa phương, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

CHƯƠNG VII: THỐNG KÊ, BÁO CÁO, SƠ TỔNG KẾT CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

I. Thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Các đơn vị phải mở sổ theo dõi, thống kê các nội dung cần báo cáo theo quy định hiện hành. Các số liệu thống kê phải được lưu giữ ít nhất 5 năm ở cấp phân xưởng hoặc bộ phận tương đương và 10 năm ở cấp đơn vị để làm cơ sở theo dõi, phân tích, đề ra các chính sách và giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị.
  2. Ngoài các báo cáo chuyên đề về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các đơn vị phải thực hiện báo cáo chung về công tác an toàn, vệ sinh lao động; định kỳ một năm 02 lần (6 tháng và hằng năm) tổng hợp, báo cáo về Bộ Quốc phòng (thông qua Tổng cục Kỹ thuật) tình hình, kết quả công tác an toàn, vệ sinh lao động.
    • Thời gian báo cáo: Trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm.
    • Mail báo cáo định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động (Theo phụ lục).

II. Sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tài liệu an toàn trong quân sự

  1. Định kỳ 6 tháng và hằng năm, các đơn vị phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động với các nội dung: Phân tích các kết quả đạt được, các thiếu sót, tồn tại, nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ.
  2. Việc sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện từ cấp cơ sở đến cấp Bộ Quốc phòng.

PHẦN 2: PHỤ LỤC TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

Phụ lục 1 trong tài liệu an toàn trong quân sự

DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI V, VI) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI IV) TRONG QUÂN ĐỘI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

I. TĂNG – THIẾT GIÁP TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI
1Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trên xe tăng, thiết giáp trong hang ngầm quân sự.Nơi làm việc chật hẹp, nóng, lạnh, thiếu dưỡng khí.
2Kiểm tra, chạy thử xe tăng, thiết bị bánh lốp.Công việc nặng nhọc, nơi làm việc nóng, chật hẹp, thiếu dưỡng khí, rung và bụi vượt mức tiêu chuẩn cho phép.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V
1Lái xe công trình phục vụ sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trên xe tăng, thiết giáp trong hang ngầm quân sự.Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, nóng, lạnh, thiếu dưỡng khí.
2Bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị điện trong hang ngầm quân sự.Nơi làm việc chật hẹp, nóng, lạnh, thiếu dưỡng khí.
3Hàn các chi tiết trong sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trang bị trên xe tăng, thiết giáp.Nơi làm việc chật hẹp, gò bó, nóng, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với hơi khí độc.
4Tẩy rửa các thiết bị vũ khí, khí tài trang bị trên xe tăng, thiết giáp và đạn j bằng hoá chất theo phương pháp thủ công.Nơi làm việc nóng, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại như axít, xút, ête.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Vận hành máy nén khí nạp vào bình chứa khí nén cho xe tăng, thiết giáp.Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao.
2Bảo vệ hang ngầm quân sự ở vùng rừng núi.Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh.
3Lái xe cẩu phục vụ sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trang bị trên xe tăng, thiết giáp.Làm việc ngoài trời, chật hẹp, nóng, căng thẳng thị giác, chịu tác động của tiếng ồn, bụi.
4Vận hành trạm nạp ắc quy xe tăng, thiết giáp.Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại.
5Thợ gia công cơ khí chi tiết sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trang bị trên xe tăng, thiết giáp.Nơi làm việc nóng chịu tác động của bụi kim loại, chịu tác động của ồn, rung.

 


II. VŨ KHÍ ĐẠN DƯỢC TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI
1Thợ sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, căng thẳng thần kinh tâm lý.
2Thợ sản xuất nguyên liệu, sản phẩm trung gian để sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh, độc hại, công việc nguy hiểm, dễ cháy nổ.
3Nghiên cứu, chế thử, sản xuất, xử lý, thử nghiệm thuốc nổ TNT.Công việc rất nguy hiểm dễ xảy ra cháy nổ, thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất.
4Nghiên cứu, thiết kế, thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm hệ thống tên lửa, ra đa, súng pháo, tác chiến điện tử và hệ thống thông tin trên tàu chiến, vũ khí dưới nước.Ảnh hưởng của sóng siêu cao tần công xuất lớn, chịu tác động của ồn, nóng, rung, căng thẳng thần kinh tâm lý.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V
1Quản lý, kiểm tra, đánh giá thiết kế về tiêu chuẩn vũ khí, đạn dược.Công việc rất nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ, căng thẳng thần kinh tâm lý.
2Lái xe đặc chủng vận chuyển mẫu thí nghiệm, vũ khí đạn dược, hoá chất phục vụ kiểm định vũ khí đạn dược.Công việc độc hại, nguy hiểm; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm, dễ cháy nổ như: nhiên liệu lỏng, thuốc phóng, thuốc nổ.
3Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa vật tư kỹ thuật tên lửa và đạn tên lửa chống tăng.Công việc nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, căng thẳng thần kinh.
4Nấu rót gang thép để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng và hơi khí độc.
5Cán thép nóng để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.Thường xuyên tiếp xúc với nóng, chịu tác động của bụi, ồn.
6Nấu đúc phôi nhôm, đồng để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, chịu tác động của nóng, hơi khí độc.
7Đúc, cán nhôm, đồng nóng để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.
8Thợ sơn trong hầm tàu, sơn chống rỉ tàu quân sự.Môi trường làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, dưỡng khí.
9Bảo quản, bảo dưỡng vật tư tăng thiết giáp, xe máy quân sự trên dây chuyền bảo quản hoá.Làm việc trong nhà nóng, thường xuyên tiếp xúc với hơi khí độc, dầu mỡ, hoá chất.
10Thợ sửa chữa cơ, điện, lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị, vận hành máy nén khí, thiết bị lạnh, hơi trong dây chuyền sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ và các sản phẩm trung gian.Môi trường làm việc nóng bức, thường xuyên tiếp xúc khí độc (CO, NO, NO2, SO2, SO3, NH3), hóa chất độc, nơi làm việc thiếu dưỡng khí.
11Xử lý môi trường trong nhà máy sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại như: hơi khí độc (NO, NO2, SO2, S03, NH3), hoá chất độc.
12Nhiệt luyện chi tiết vũ khí.Nóng, tiếp xúc với bức xạ nhiệt, hơi khí độc, tiêu hao năng lượng, chịu tải cơ bắp.
13Làm việc trên đốc nổi (đốc nổi trên sông) đóng tàu quân sự.Thường xuyên làm việc trong hầm chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của nóng và tiếng ồn cao.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Nhuộm đen, lân, mạ, sơn vũ khí, khí tài quang học; đun nấu dầu mỡ, hoá chất bảo quản vũ khí.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, nóng, ồn và bụi.
2Thợ sửa chữa trang thiết bị trạm hoá thí nghiệm thuốc phóng, thuốc nổ.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, nóng.
3Thủ kho, thống kê, bảo quản, bốc xếp vật tư hoá chất phục vụ huấn luyện, thí nghiệm đạn dược, chất cháy quân sự.Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất độc hại, rất nguy hiểm.
4Thợ sửa chữa xe xích.Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất, tư thế gò bó.
5Giám sát thi công quá trình hàn kết cấu, làm sạch và sơn thân vỏ tàu quân sự.Thường xuyên làm việc ngoài trời, nắng, nóng, căng thẳng thị giác.
6Nghiên cứu, chế thử sản xuất các loại trụ gốm áp điện PZT chi tiết vũ khí.Làm việc ở nơi có nhiệt độ cao, tiếp xúc với bụi kim loại và axít.
7Nhân viên thống kê trong kho vũ khí, đạn dược.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm.
8Sản xuất hộp giấy, ống giấy bảo quản đạn.Tiếp xúc với hoá chất độc hại, môi trường bụi, ồn.
9Nhân viên kiểm định dưỡng đo kiểm súng pháo, khí tài, đạn dược, phương tiện đo chuyên dùng trong kiểm định súng pháo, khí tài, đạn dược.Thường xuyên làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với xăng dầu, hoá chất độc hại.
10Thủ kho, thống kê, bảo quản, bốc xếp vật tư, hoá chất phục vụ cho bảo quản, bảo dưỡng vũ khí khí tài, đạn dược.Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất độc hại.
11Thợ sản xuất túi dầu khô, trang cụ, giấy bảo quản súng pháo kỹ thuật đạn dược.Công việc thủ công thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ ở nhiệt độ cao, bụi.
12Nhân viên tu bổ, sửa chữa nhà kho cất chứa vũ khí.Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, tư thế làm việc gò bó.
13Thợ nạp bình khí nén, bình cứu hoả, sấy Silicagen phục vụ vũ khí đạn dược.Tư thế làm việc gò bó, căng thẳng thần kinh.
14Thủ kho, bảo quản, bốc xếp trong kho trang bị vật tư kỹ thuật tên lửa khí tài đặc chủng.Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, căng thẳng thần kinh.
15Thủ kho, bảo quản, bốc xếp trong kho trang bị vật tư xe máy, trạm nguồn điện trong kho vật tư, xe máy quân sự dự trữ quốc phòng và dự trữ quốc gia.Luôn tiếp xúc với dầu mỡ, tư thế gò bó.
16Thợ sửa chữa, nạp điện ắc qui cho xe, máy quân sự trong kho xe dự trữ quốc phòng và dự trữ quốc gia.Làm việc thủ công, luôn tiếp xúc với hoá chất.
17Lái xe, phụ xe, áp tải chở thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, bụi, ồn
18Làm khuôn đúc gang thép để sản xuất các chi tiết vũ khí.Nóng, ồn, bụi, làm việc ca kíp.
19Sàng, trộn cát làm khuôn đúc để sản xuất các chi tiết vũ khí.Nặng nhọc, ồn, bụi, làm việc ca kíp.
20Lấy mẫu, phân tích sản phẩm kim loại để sản xuất các chi tiết vũ khí.Hơi khí độc, làm việc ca kíp.
21Vận hành điện lò nấu thép để sản xuất các chi tiết vũ khí.Nóng, ồn, bụi, làm việc ca kíp.
22Nhiệt luyện kim loại (ủ, tôi, ram) để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.Công việc nặng nhọc, rất nóng ảnh hưởng của bức xạ, của CO, CO2, SO2 và ồn rất cao.
23Mạ chi tiết vũ khí, ngòi đạn (Niken, Crôm, Kẽm).Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại.
24Đốt lò, vận hành lò hơi phục vụ sản xuất các loại vũ khí đạn.Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, bụi than có nồng độ cao, tiếng ồn.
25Nhiệt luyện kim loại cho các chi tiết vũ khí đạn.Công việc nặng nhọc, rất nóng, bụi, ồn.
26Tẩy rửa, ủ, lân hoá, nhuộm mầu kim loại và các sản phẩm kim loại bằng hoá chất của các chi tiết vũ khí.Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất, Axít và xút.
27Ép nhựa các chi tiết vũ khí, ngòi đạn.Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi và hơi khí độc.
28Nấu đúc gang phục vụ sản xuất vũ khí.Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi.
29Nung kim loại bằng lò cao tần trong các nhà máy sản xuất vũ khí.Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi.
30Sơn bằng phương pháp thủ công, sơn cách điện, sấy động cơ điện các chi tiết vũ khí, đạn.Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc trong sơn; tư thế lao động gò bó.
31Sửa chữa cơ, điện máy, các máy công cụ sản xuất các chi tiết vũ khí.Làm việc trong môi trường hoá chất độc hại, tư thế lao động gò bó.
32Hàn các chi tiết vũ khí bằng phương pháp nung chảy.Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và khí độc.
33Ép suất thành hình săm, lốp ô tô, lốp pháo.Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiệt độ cao, các hoá chất và dung môi.
34Giám sát đóng tàu quân sự.Thường xuyên làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của, hơi khí độc, bức xạ nhiệt, bụi ồn, rung, căng thẳng thần kinh, tâm lý.
35Khảo sát đánh giá chất lượng để sửa chữa hoán cải tàu quân sự.Môi trường làm việc dưới độ sâu, thiếu dưỡng khí, độc hại, nguy hiểm, căng thẳng thị giác.
36Cảnh vệ, bảo vệ trong nhà máy sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.Làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với khí độc như: NO, NO2, S02, S03, NH3.
37Hàn vỏ tàu quân sựHàn ngoài trời, nóng, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của C02.
38Lái cẩu điện, cẩu diezen.Chịu tác động của ồn, bụi, nóng.
39Sửa chữa máy tàu (ở âu, đà).Công việc nặng nhọc, nóng, ẩm ướt thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ.
40Thợ hoá nhôm (mạ nhôm).Tiếp xúc với khí độc, làm việc theo ca kíp.
41Mạ kim loại và Xyanua chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hơi độc.
42Vận hành lò hơi phục vụ sản xuất vũ khí.Công việc nặng nhọc, bụi, ồn và nóng.
43Đột dập nóng chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao.
44Làm sạch vật đúc để sản xuất các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn, bụi.
45Lái cầu trục trong phân xưởng đúc cơ khí để phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.Nóng, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý.
46Mạ kẽm, Crôm, Chì, Niken các chi tiết vũ khí.Chịu tác động của nhiều loại khí, hóa chất độc như HCl, NH3, NH4OH, NH4Cl, ZnO và chì.
47Hàn điện, hàn hơi phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.Tiếp xúc với nóng và hơi khí độc.
48Vận hành máy nén khí áp lực từ (8kg/cm2) trở lên để sản xuất và sửa chữa các chi tiết vũ khí.Chịu ảnh hưởng của rung và tiếng ồn rất cao
49Vận hành búa máy để sản xuất các chi tiết vũ khí.Chịu tác động của nhiệt độ cao, rung động lớn và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.
50Cán nhôm lạnh để sản xuất các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của tiếng ồn cao.
51Nung, ép định hình đồng, nhôm để sản xuất các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và hơi khí độc.
52Kéo dây đồng và nhôm để phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
53Hấp, ủ nhôm để phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, nóng, thường xuyên làm việc trong môi trường bụi.
54Sơn tĩnh điện để phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nóng.
55Mài khô kim loại các chi tiết vũ khí.Tiếp xúc với bụi đá mài, bụi kim loại và tiếng ồn.
56Chà sáng, cạo rỉ, đánh bóng các chi tiết vũ khí bằng kim loại.Tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của ồn, bụi nồng độ cao.
57Khoan, phay, bào, tiện gang các chi tiết vũ khí.Căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.
58Bả ma tít và sơn xì thân máy các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, chịu tác động của dung môi pha sơn và hơi xăng.
59Rèn búa máy từ 350 kg trở lên để sản xuất các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, nóng và tiếng ồn rất cao; ảnh hưởng đến thính giác.
60Công nhân vận hành trạm biến thế từ 110 KV trở lên phục vụ sản xuất vũ khí, đạn.Căng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ
61Rèn thủ công các chi tiết vũ khí.Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và khí CO.
62Phá khuôn đúc bằng chày hơi sản xuất các chi tiết vũ khí đạn.Nặng nhọc, nóng, bụi, rung.
63Vận hành máy đột dập kim loại sản xuất các chi tiết vũ khí.Nóng, ồn, rung, căng thẳng thị giác.
64Đốt, vận hành lò ủ kim loại để sản xuất các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao, CO và CO2.
65Vận hành máy dập, dũa, mài bi kim loại để sản xuất các chi tiết vũ khí.Thường xuyên tiếp xúc với rung, ồn và hoá chất độc.
66Tiện gang các chi tiết thân đạn.Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.
67Tráng, sơn cách điện dây điện của các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và hơi khí độc.
68May công nghiệp, may khâu da hàng quân sự.Tư thế lao động gò bó, công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh tâm lý.
69Vận hành máy xay, nghiền, trộn, cán, đùn, ép nhựa PVC, PE phục vụ sản xuất vũ khí, đạn.Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hơi và khí độc, nhiệt độ cao.
70Cán tráng, cán hình vải cao su các chi tiết vũ khí.Ảnh hưởng của ồn, xăng và SO2.
71Lưu hoá các sản phẩm cao su các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất độc.
72Chế tạo, sản xuất ống cao su chịu áp lực thuộc các chi tiết vũ khí.Nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất xúc tác, lưu huỳnh.
73Sửa chữa cơ, điện các máy công cụ, máy in, xén tài liệu quân sự.Làm việc trong môi trường có hoá chất độc, tư thế lao động gò bó.
74Sản xuất, quấn ống giấy bao gói vật liệu nổ phục vụ sản xuất hàng quân sự.Chịu tác động của nóng, hoá chất độc, bụi trong suốt ca làm việc.
75Lái xe vận tải chuyên dùng chở hoá chất phục vụ sản xuất quốc phòng.Chịu tác động của ồn, rung, hoá chất độc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh.
76Hoá nghiệm, kiểm tra chất lượng hoá chất phục vụ sản xuất quốc phòng.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại.
77Đo lường, kiểm định, hiệu chỉnh và sửa chữa phương tiện đo trong dây chuyền sản xuất vũ khí, đạn, thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.Công việc nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: NO, NO2, SO2, SO3, DNT, DBP, Xentralit, ête.
78Sản xuất mạch in thuộc các chi tiết vũ khí.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất (mạ đồng, mạ thiếc, chất ăn mòn FeCl3; Axêtôn, Benzen…) và các dung dịch rửa phim, hãm ảnh, tẩy cản quang.
79Sản xuất khí phục vụ quốc phòng.Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nguy hiểm, có nguy cơ cháy, nổ cao.
80Sản xuất ống khuếch đại ánh sáng thuộc các chi tiết vũ khí.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất như: H2SO4, HNO3, TCE…
81Hàn lăn các chi tiết vũ khí.Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, thường xuyên tiếp xúc với dung dịch làm mát cực máy hàn.
82Siêu âm từ tính chi tiết vũ khí.Tiếp xúc hơi khí độc, bức xạ điện từ, căng thẳng thị giác.
83Thiết kế tàu quân sự (tính toán kết cấu, lập bản tính, bản vẽ, tính toán kiểm tra độ bền kết cấu).Quá trình làm việc bị tiêu hao năng lượng, thao tác đơn điệu, căng thẳng thị giác, thần kinh mệt mỏi và gánh nặng thông tin.
84Lắp đặt, thử khi chế tạo độ bền các chi tiết kết cấu tàu quân sự.Điều kiện làm việc có độ ồn lớn, âm thanh chói từ va chạm, chà sát kim loại, các khí thải công nghiệp và bụi kim loại.
85Vận hành hệ thống cấp nước, điện phục vụ cho sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.Môi trường làm việc ồn, rung.

 


III. HẢI QUÂN TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI
1Sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu quân sự và khảo sát đo đạc trên biển.Chịu ảnh hưởng của sóng lớn, rung lắc, thời tiết khắc nghiệt.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V
1Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình ngoài hải đảo.Làm việc ngoài trời, lao động thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, ẩm ướt.
2Sửa chữa, lắp ráp, hiệu chỉnh các thiết bị quang điện tử, hỏi đáp thông tin, hàng hải trên các tàu quân sự.Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, ồn chịu ảnh hưởng của sóng điện từ, căng thẳng thần kinh tâm lý.
3Sỹ quan, thuyền viên tàu cá vũ trang.Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động sóng, gió, rung lắc, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.
4Sửa chữa các hệ thống Sona trên tàu quân sự.Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, chịu ảnh hưởng của sóng điện từ trường, sóng siêu âm, căng thẳng thần kinh.
5Khai thác, vận hành, sửa chữa ra đa quan sát hải quân.Chịu ảnh hưởng tiếng ồn, điện từ trường, bức xạ màn hình ra đa.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Khai thác, sử dụng, sửa chữa các trang bị khí tài trên các tổ hợp tên lửa bờ.Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, ồn, chịu ảnh hưởng của sóng siêu cao tần, căng thẳng thần kinh tâm lý.
2Thủ kho, bảo quản, bốc xếp vật tư, trang bị khí tài trong kho khí tài điện tử.Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu, mỡ, hoá chất độc hại,.
3Sơn xe ô tô quân sự bằng phương pháp thủ công và bằng máy phun sơn.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, tư thế lao động gò bó.
4Vận hành các phương tiện nâng, hạ, vận chuyển ở cảng quân sự.Làm việc trong điều kiện chật hẹp, tư thế lao động gò bó, nóng, nặng nhọc, ồn, rung, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh.
5Làm việc trong buồng giảm áp, máy nén khí cung cấp cho buồng giảm áp gắn trên trang thiết bị quân sự.Nơi làm việc chật hẹp, gò bó, nóng, áp xuất cao, chịu tác động của tiếng ồn lớn, sóng gió, rung, lắc, căng thẳng thần kinh tâm lý.
6Khảo sát, điều tra, đánh giá số liệu, điều vẽ, biên tập và in ấn hải đồ.Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hoá chất độc hại, căng thẳng thị giác.
7Giao nhận hàng hoá ở cảng quân sự.Công việc ngoài trời, ồn, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý.

 


IV. TÌNH BÁO TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V
1Điệp báo hoạt động ngoài mục tiêu.Nhiệm vụ độc lập, chịu tác động nhiều thông tin phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý.
2Trinh sát mạng và trinh sát vũ trụ.Làm việc ngoài trời và trong phòng kín, tiếp nhận nhiều thông tin, căng thẳng thần kinh tâm lý.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Giáo viên điệp báo, kỹ thuật điệp báo.Làm việc trong buồng kín, thiếu dưỡng khí, tiếp xúc với hoá chất; huấn luyện ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý.
2Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hoá và vật liệu điệp báo.Tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm.
3Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật tin học tình báo và tình báo khoa học công nghệ.Chịu tác động bức xạ màn hình và điện từ trường cao tần, căng thẳng thị giác.
4Nghiên cứu, khai thác, bảo quản kho tư liệu, tài liệu tình báo. Nhân viên thư viện quản lý tài liệu nghiệp vụ tình báo.Làm việc trong buồng kín, thiếu dưỡng khí, tiếp xúc với hoá chất độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.
5Nhân viên xưởng in tài liệu giáo trình tình báo.Thường xuyên làm việc trong phòng kín; tư thế lao động gò bó; tiếp xúc với hơi, bụi độc; căng thẳng thần kinh; tính bảo mật cao.

 


V. PHÁO BINH TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V
1Khai thác sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trong xe chỉ huy phóng tên lửa.Làm việc trong xe kín, nóng, thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng điện từ trường cao tần, căng thẳng thần kinh, thị giác.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Thợ sửa chữa, bảo dưỡng trạm nguồn điện tên lửa.Thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu hoá chất, mệt mỏi thần kinh.
2Thợ cơ khí tại các trạm, xưởng sửa chữa vũ khí.Căng thẳng thị giác, mệt mỏi thần kinh.

 


VI. CÔNG BINH QUÂN SỰ TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V
1Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo quản trong khoang thuyền PMP, TPP.Thường xuyên làm việc trong khoang kín thiếu ánh sáng, tư thế làm việc gò bó, bụi, ồn.

 


VII. THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V
1Chế thử, thử nghiệm, sản xuất mạch in máy thông tin quân sự.Thường xuyên làm việc trong môi trường hoá chất độc hại, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí , tư thế gò bó, căng thẳng thần kinh.
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Khai thác công văn quân sự tối mật, hẹn giờ.Làm việc trong phòng kín, căng thẳng thần kinh.
2Sửa chữa, kiểm tra chất lượng các loại máy thông tin quân sự.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, chịu tác động của điện từ trường.

 


VIII. BẢO ĐẢM QUÂN SỰ (HẬU CẦN) TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Nấu ăn tại các bếp ăn trong Quân đội.Công việc độc hại, nguy hiểm làm việc theo ca, chịu tác động của bụi, nóng.
2Thủ kho, bảo quản cấp phát vật tư quân y ở kho cấp chiến dịch.Nơi làm việc kín, nóng, tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
3Thợ sửa chữa ô tô, tàu và sửa chữa, sản xuất, đóng mới xuồng quân sự.Công việc nặng nhọc luôn tiếp xúc với dầu mỡ, tư thế gò bó, chịu tác động của tiếng ồn lớn.
4Nhân viên khoa xét nghiệm tại bệnh viện hạng B tuyến quân khu, quân chủng.Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, mầm bệnh nguy hiểm.
5Nuôi trồng hải sản ở Trường Sa, DK1.Thường xuyên làm việc ngoài trời, môi trường lao động ẩm ướt, chịu tác động của sóng, gió.
6Thợ trạm khắc, sản xuất các loại con dấu phục vụ nhiệm vụ quân sự quốc phòng.Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với bụi, ồn.

 


IX. TỔNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Làm thủ tục, đưa đón hành khách tại sân bay quân sự.Thường xuyên làm việc ngoài trời, mưa, nóng, nắng, hơi xăng dầu.

 


X. PHÒNG KHÔNG – TÊN LỬA – KHÔNG QUÂN TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Giảng viên huấn luyện thực hành tên lửa phòng không tầm trung, tầm cao, thực hành bệ đạn tên lửa.Chịu ảnh hưởng điện từ trường siêu cao tần, làm việc ngoài trời.
2Giảng viên huấn luyện thực hành pháo, pháo phòng không, ra đa, pháo thủ pháo phòng không tầm thấp.Căng thẳng thần kinh tâm lý, tiêu hao năng lượng lớn, làm việc ngoài trời.
3Làm công tác quản lý và trực tiếp điều hành tại trung tâm quản lý điều hành bay quốc gia và các sở chỉ huy không quân.Chịu tác động của bức xạ nhiệt, bức xạ điện từ; ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.
4Kíp trực quản lý hoạt động bay vùng trời quốc gia.Thường xuyên thao tác trên máy vi tính, chịu tác động của bức xạ điện từ, căng thẳng thần kinh, thị giác.
5Giảng viên huấn luyện thực hành tên lửa phòng không tầm thấp.Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

 


XI. NGHI LỄ QUÂN ĐỘI TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Quân nhạc, tiêu binh danh dự.Làm việc ngoài trời, chịu tác động của thời tiết nóng, lạnh.

 


XII. BẢN ĐỒ QUÂN SỰ TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Chế bản bản đồ, mài bản kẽm, in bản đồ quân sự.Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, dưỡng khí, tiếp xúc với bụi, ồn và hoá chất.
2Bảo quản, tráng, rửa phim ảnh bản đồ quân sự.Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, dưỡng khí, tiếp xúc với hoá chất độc hại.

 


XIII. BẢO VỆ LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG QUÂN SỰ

SỐ THỨ TỰTÊN NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆCĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV
1Gác vũ trang bảo đảm an ninh công trình lăng.Làm việc ngoài trời, công việc độc lập, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh.
2Trực bảo đảm an ninh trong và ngoài công trình lăng.Làm việc trong hầm ngầm, thiếu dưỡng khí, công việc đơn điệu gò bó. Căng thẳng thần kinh tâm lý.
3Trực điều hành và trực tiếp làm nhiệm vụ đón tiếp tuyên truyền trong và ngoài công trình lăng.Thường xuyên làm việc ngoài trời nắng nóng, cường độ lao động cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.
4Cảnh vệ đặc biệt bảo vệ Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Làm việc nơi chật hẹp, thiếu dưỡng khí, nhiệt độ trong công trình thấp, nhiệt độ ngoài trời cao.

 


Phụ lục 2 trong tài liệu an toàn trong quân sự

DANH MỤC MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

SỐ THỨ TỰMÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
MỤC IICác loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự
1Các loại thuốc nổ.
2Phương tiện nổ (kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm. ).
3Cáp và cáp quang cẩu bộ thiết bị 3Ф-24.40; 3Ф-24.50; ƂՓMИ 468929.058.
4Quang cẩu bộ thiết bị 3Ф-10.36-04.
5Thiết bị thử tải 8E088.
6Thiết bị MC-35004/Bộ thiết bị MC-35030.
7Bộ xe nâng chuyển tên lửa K350-110
8Trạm sấy và làm lạnh YXHC Ф55-70MЭ.
9Giá đỡ tháo dỡ K350-60.
10Đòn gánh cẩu K350-14-01.
11Hệ thống chai, mạng đường ống dẫn Nitơ.
12Hệ thống trạm, mạng tồn trữ, chiết nạp, điều chế Nitơ lỏng – khí có độ tinh khiết cao đến 98%.
13Bình khí Nitơ xe bệ phóng 9Π-117M.
14Bộ cáp cẩu công ten nơ tên lửa.
15Thanh cẩu tên lửa P-15UΠY9513-0.
16Cáp cẩu công ten nơ tên lửa; động cơ phóng Π9510-10A; đầu đạn Π 9590-0; đầu đạn trong hòm C1.42-00.
17Máy nén khí ДK-9M và ЭK-9.
18Thiết bị an định thuốc phóng, thuốc nổ (Thiết bị an định Linter: thiết bị an định Hecxozen; thiết bị an định Nitro Xelulo (NC).
19Thiết bị phản ứng thuộc dây chuyền sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ (thiết bị tạo NitroGlyxerin (NG); thiết bị tạo NitroXelulo (NC); Thiết bị tạo Dinitrotoluen (DNT): thiết bị chế tạo axit Tetraxen; thiết bị chế tạo axit Stipnat chì).
20Thiết bị chịu áp lực chứa nguyên liệu chế tạo vật liệu nổ (thùng áp suất vận chuyển Na2CO3; thùng áp suất vận chuyển DNT; thùng áp suất vận chuyển Na2SO4; thùng áp suất vận chuyển Na2SO3.
21Thiết bị nhồi, nén thuốc nổ thuộc dây truyền sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ: Thiết bị bằng cơ khí (máy nén tinh, máy nén 10 vị trí); thiết bị bằng thủy lực (máy nén thủy lực. thiết bị nén thuốc hạt lửa, máy ép thuốc đen).
22Thiết bị hỗn lô thuốc phóng, thuốc nổ được dây truyền thuốc phóng, thuốc nổ: Thiết bị trộn thùng quay (máy trộn thuốc dây dẫn nổ, máy nghiền trộn thuốc đen 3 phần, máy nghiền trộn Amonit. máy trộn bột tan với thuốc); thiết bị trộn dạng lắc (máy sang thuốc TEN, máy khử bụi chọn hạt thuốc đen, máy tạo hạt thuốc đen, máy sàng thuốc gợi nổ); thiết bị trộn dạng cánh đảo (máy trộn thuốc hỗn hợp, máy trộn hỗn hợp thuốc nổ ướt. máy trộn gôm với thuốc).
23Thiết bị lắp ráp, rung xóc đạn, hạt lửa: Máy thử chấn động; máy thử va đập; máy rút, tóp đạn; thiết bị tháo ngòi và ống đuôi đạn B40.
24Máy đánh ri đạn.
25Thiết bị kẹp đạn bằng khí nén.
26Buồng tăng, giảm áp suất: bình lọc khí cao áp; buồng áp suất sử dụng trong huấn luyện và Điều dưỡng cho đặc công nước.
27Trạm khi nén YKC; VZ20/350; trạm ôxy AKZC 75M; trạm Azốt UGZCIA.
28Cần trục các loại dùng: Nâng hạ ngư lôi, tên lửa, nâng hạ xuồng trên tàu, đảo.
29Xà cẩu đạn tên lửa.
30Hệ thống nâng hạ bộ cầu phà PMP (tời để nâng hạ).
31Thiết bị nâng hạ bom, đạn (Palăng điện; Pa lăng kéo tay có trọng tải nâng từ 500 kg trở lên).
32Tời điện, tời thủ công dùng để nâng tải, kéo tải trọng các xưởng sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ.
33Xe nâng bom, đạn.
34Xe cẩu ghế dù.
35Thiết bị bức xạ trường điện từ (trạm ra đa, trạm thông tin vô tuyến, tác chiến điện tử)
36Thiết bị nâng hạ xe ô tô
37Xe nâng, hạ chuyển đạn Tên lửa phòng không 4050
38Moóc chứa khí nén đến 400 at 5Л94, MC-10
39Giá kiểm tra hạt nổ ΠΠ3
40Các loại xe cần cẩu loại 8T-210, KC-2573
41Trạm ô xy UGZC-KP
42Trạm Azốt UGZC-MA
43Các thiết bị phát tia laser có công suất ≥ 10 mW (10 mJ)
44Máy cắt bom, đạn
45Thiết bị tháo cối bom

 


Phụ lục 3 trong tài liệu an toàn trong quân sự

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2017/TT-BQP ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

TÊN ĐƠN VỊ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: ……../BC-………………….., ngày …… tháng ….. năm ……

BÁO CÁO

Công tác an toàn, vệ sinh lao động Kỳ báo cáo:………….năm………….

STTCHỈ TIÊU VỀ AT, VSLĐ TRONG KỲ BÁO CÁOĐVTSỐ LIỆU
(1)(2)(3)(4)
1Lao động:
1.1. Tổng số lao độngNgười
Trong đó tổng số lao động nữ.Người
1.2. Số lao động làm việc trực tiếpNgười
Trong đó:
– Tổng số lao động nữ;Người
– Số lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV, V, VI).Người
2Tổ chức, biên chế làm công tác bảo hộ lao động
– Số người làm công tác an toàn, bảo hộ lao độngNgười
trong đó:
+ Chuyên trách;Người
+ Bán chuyên trách;Người
+ Quân y.Người
– Số lượng an toàn-vệ sinh viên.Người
3Tai nạn lao động
– Tổng số vụ tai nạn lao động trong đó:Vụ
+ Số vụ có người chết.Vụ
– Tổng số người bị tai nạn lao động trong đó:Người
+ Số người chết vì tai nạn lao động.Người
– Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, điều trị, trả tiền lương ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp…);Triệu đồng
– Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền);Triệu đồng
– Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động.Ngày
4Bệnh nghề nghiệp
– Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp;Người
Trong đó số người mới mắc bệnh nghề nghiệp;Người
– Số ngày công nghỉ việc vì bệnh nghề nghiệp;Người
– Số người phải nghỉ hưu trước tuổi vì bệnh nghề nghiệp;Người
– Tổng chi phí cho người mắc BNN phát sinh trong năm (các khoản này không tính trong kế hoạch bảo hộ lao động: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp…).Triệu đồng
5Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Tổng số người chỉ huy (người sử dụng lao động) được huấn luyện/Tổng số người chỉ huy hiện có;Người
Tổng số cán bộ an toàn vệ sinh viên được huấn luyện/Tổng số cán bộ an toàn vệ sinh viên hiện có;Người
– Tổng số an toàn vệ sinh viên được huấn luyện/Tổng số an toàn vệ sinh viên hiện có;Người
– Số người được cấp thẻ an toàn/Tổng số người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;Người
– Tổng số người được huấn luyện;Người
+ Trong đó tổng số người được huấn luyện lại.Người
– Tổng chi phí huấn luyện: (chi phí này nằm trong kế hoạch BHLĐ mục tuyên truyền, huấn luyện).Triệu đồng
6Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT, VSLĐ
– Tổng sốCái
Trong đó:
+ Số đã được đăng ký;Cái
+ Số đã được kiểm định.Cái
7Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
– Số giờ làm thêm bình quân/ngày/người;Giờ
– Số ngày làm thêm bình quân/6 tháng/người;Ngày
– Số ngày làm thêm bình quân/năm/người.Ngày
8Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
– Tổng số người;Người
– Tổng chi phí (chi phí này nằm trong chi phí chăm sóc sức khỏe).Triệu (đồng)
9Tổng chi phí cho công tác an toàn, vệ sinh lao động
Thiết bị an toàn – vệ sinh lao động;Triệu (đồng)
Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động;Triệu (đồng)
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;Triệu (đồng)
Bồi dưỡng bằng hiện vật;Triệu (đồng)
– Tuyên truyền, huấn luyện;Triệu (đồng)
– Phòng cháy, chữa cháy;Triệu (đồng)
Chi phí bồi thường cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;Triệu (đồng)
Chi phí khác.Triệu (đồng)
10Tình hình đo đạc môi trường lao động
– Số mẫu đo môi trường lao động;Mẫu
– Số mẫu đo không đạt tiêu chuẩn;Mẫu
– Tỷ lệ mẫu đo không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo trong đó:Mẫu/mẫu
+ Chật chội;Mẫu
+ Ẩm ướt;Mẫu
+ Nóng quá;Mẫu
+ Lạnh quá;Mẫu
+ Ồn;Mẫu
+ Rung;Mẫu
+ Bụi;Mẫu
+ Hơi khí độc;Mẫu
+ Điện từ trường;Mẫu
+ Bức xạ lon hóa.Mẫu
11Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động
(ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP)Người
– Loại I;Người
– Loại II;Người
– Loại III;Người
– Loại IV;Người
– Loại V.Người
12Đánh giá của đơn vị về điều kiện lao động
– Tốt;
– Trung bình;
– Xấu;
– Rất xấu.
13Đề xuất, kiến nghị

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO

(Ký tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Nơi nhận:


Phụ lục 4 trong tài liệu an toàn trong quân sự

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CẤP ĐẦU MỐI TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2017/TT-BQP ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

TÊN ĐƠN VỊ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số……….. /BC-KT………….., ngày …… tháng ….. năm ……

BÁO CÁO

Công tác an toàn, vệ sinh lao động Kỳ báo cáo:………….năm………

STTCHỈ TIÊU VỀ AT, VSLĐ TRONG KỲ BÁO CÁOĐVTSỐ LIỆU
(1)(2)(3)(4)
1Số đơn vị báo cáođơn vị
2Lao động:
2.1. Tổng số lao động:Người
– Trong đó: Tổng số lao động nữ.Người
2.2. Số lao động làm việc trực tiếpNgười
Trong đó:
– Tổng số lao động nữ;Người
– Số lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV, V, VI).Người
3Tổ chức, biên chế làm công tác AT, BHLĐ
– Số người làm công tác an toàn và bảo hộ lao động:Người
+ Chuyên trách;Người
+ Bán chuyên trách;Người
+ Quân y;Người
– Số lượng an toàn, vệ sinh viên.Người
4Tai nạn lao động
– Tổng số vụ tai nạn lao động;Vụ
Trong đó, số vụ có người chết;Vụ
– Tổng số người bị tai nạn lao động;Người
Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động;Người
– Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, điều trị, trả tiền lương ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp…);Triệu (đồng)
– Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền);Triệu (đồng)
– Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động.Ngày
5Bệnh nghề nghiệp
– Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp;Người
Trong đó số người mới mắc bệnh nghề nghiệp;Người
– Số ngày công nghỉ việc vì bệnh nghề nghiệp;Ngày
– Số người phải nghỉ hưu trước tuổi vì bệnh nghề nghiệp;Ngày
– Tổng chi phí cho người mắc bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (các khoản này không tính trong kế hoạch an toàn và bảo hộ lao động: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp.Triệu (đồng)
6Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
– Tổng số người chỉ huy (người sử dụng lao động) được huấn luyện/Tổng số người chỉ huy hiện có;Người
– Tổng số cán bộ an toàn vệ sinh lao động được huấn luyện/Tổng số cán bộ an toàn vệ sinh lao động hiện cóNgười
– Tổng số an toàn vệ sinh viên được huấn luyện/Tổng số an toàn vệ sinh viên hiện có;Người
– Số người được cấp thẻ an toàn/Tổng số người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;Người
– Tổng số người lao động được huấn luyện;Người
+ Trong đó tổng số người được huấn luyện lại;Người
– Tổng chi phí huấn luyện: (chi phí này nằm trong kế hoạch BHLĐ mục tuyên truyền huấn luyện).Triệu (đồng)
7Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
– Tổng sốcái
Trong đó:
+ Số đã được đăng ký;cái
+ Số đã được kiểm định.cái
8Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
– Số giờ làm thêm bình quân/ngày/người;giờ
– Số ngày làm thêm bình quân/6 tháng/người;Ngày
– Số ngày làm thêm bình quân/năm/người.Ngày
9Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
– Tổng số người;Người
– Tổng chi phí (chi phí này nằm trong chi phí chăm sóc sức khỏe).Triệu (đồng)
10Tổng chi phí cho công tác an toàn, vệ sinh lao động
– Thiết bị an toàn – vệ sinh lao động;Triệu (đồng)
– Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động;Triệu (đồng)
– Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;Triệu (đồng)
– Bồi dưỡng bằng hiện vật;Triệu (đồng)
– Tuyên truyền, huấn luyện;Triệu (đồng)
– Phòng cháy, chữa cháy;Triệu (đồng)
– Chi phí bồi thường cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;Triệu (đồng)
– Chi phí khác.Triệu (đồng)
11Tình hình quan trắc môi trường lao động
– Số mẫu đo môi trường lao động;Mẫu
– Số mẫu đo không đạt tiêu chuẩn;Mẫu
– Tỷ lệ mẫu đo không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo trong đó:
+ Chật chội;Mẫu/mẫu
+ Ẩm ướt;Mẫu
+ Nóng quá;Mẫu
+ Lạnh quá;Mẫu
+ Ồn;Mẫu
+ Rung;Mẫu
+ Bụi;Mẫu
+ Hơi khí độc;Mẫu
+ Điện từ trường;Mẫu
+ Bức xạ lon hóa;Mẫu
+ ….Mẫu
12Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động
– Loại I;Người
– Loại II;Người
– Loại III;Người
– Loại IV;Người
– Loại V;Người
13Đánh giá của đơn vị về điều kiện lao động
– Tốt;
– Trung bình;
– Xấu;
– Rất xấu.
13Đề xuất, kiến nghị

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO

(Ký tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:


Phần 3: Tham khảo thêm

1. Dịch vụ huấn luyện an toàn cấp chứng chỉ nhóm 3

99,000 

2. Bài kiểm tra an toàn lao động nhóm 3


3. Bảng báo giá dịch vụ huấn luyện an toàn lao động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *