Làm việc trên công trường xây dựng sau khi được trang bị cách nhận dạng và phòng ngừa mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
1. Các dạng công trình xây dựng
Công trường xây dựng là sản phẩm của hoạt động sản xuất xây dựng cuối cùng để tạo ra một công trình xây dựng tại nơi xây dựng. Theo đó công trình xây dựng được phân theo loại như sau:
- Công trình dân dụng
- Công trình giáo dục và đào tạo
- Công trình y tế
- Công trình thể thao
- Công trình văn hóa
- Chợ
- Công trình tôn giáo
- Trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

- Công trình công nghiệp
- Công trình sản xuất vật liệu xây dựng
- Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo
- Công trình chế biến mỏ và chế biến khoáng sản
- Công trình dầu khí

- Công trình hạ tầng kỹ thuật
- Công trình cấp nước
- Công trình thoát nước
- Công trình xử lý chất thải rắn
- Công viên cây xanh

- Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở tổ chức hỏa táng
- Nhà để xe ô tô; sân bãi để xe, máy móc, thiết bị
- Đường cáp truyền tín hiệu viễn thông
- Công trình giao thông
- Công trình đường bộ
- Công trình đường sắt
- Công trình cầu

- Công trình đường thủy nội địa
- Công trình hàng hải
- Công trình hàng không
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Công trình thủy lợi

- Công trình đê điều
- Công trình quốc phòng, an ninh
2. Xác định vùng nguy hiểm trong công trường xây dựng
Vùng nguy hiểm trên công trường là các khu vực có các yếu tố nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại hình sau:
- Khu vực có đường dây dẫn điện trần, đường dây truyền tải điện, khu vực đặt các trạm điện, thiết bị cấp điện, khu vực đang thi công, lắp đặt điện.
- Khu vực có nguy cơ cháy, nổ do các hoạt động hàn, cắt và tạo nhiệt khác.
- Khu vực đặt các kho chứa chất nổ, chất dễ cháy, nổ và hóa chất nguy hiểm khác.

- Khu vực lưu trữ vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị mà chúng có nguy cơ bị trượt, đổ.
- Khu vực có các lỗ mở hoặc hố, khu vực có nguy cơ lún sụt.
- Khu vực có cây có thể đổ, khu vực ở dưới hoặc ở trên đồi, núi, mái đất đá dốc.
- Khu vực mặt dốc có nguy cơ sạt, trượt; khoảng hở trên công trình có nguy cơ rơi, ngã.
- Khu vực có xe, máy, tàu, thuyền, phao, bè, thiết bị nổi khác.
- Khu vực có công trình hiện hữu mà công trình này có nguy cơ sụp đổ nhưng chưa được gia cường hoặc chống đỡ.
- Khu vực có nguy cơ do các vật rơi hoặc đổ xuống.
- Khu vực gần ao, hồ, suối, sông, biển.
- Khu vực thi công trên mặt nước hoặc dưới nước.
- Khu vực thử nghiệm các thiết bị, đường ống có áp suất.
- Không gian hạn chế mà ở đó có thể xảy ra thương tích nghiêm trọng cho người ở trong và (hoặc) gần không gian đó.
- Khu vực chưa được thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ.
3. Nhiệm vụ của cán bộ an toàn trong công trình xây dựng
Tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn – vệ sinh lao động. Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công việc sau:
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong công trình.
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các hóa chất.
- Xây dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn – vệ sinh lao động cho công nhân.

- Tổ chức huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động.
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra người lao động có thực hiện đúng qui trình an toàn hay không.
- Kiểm tra môi trường lao động, theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe lao động.
4. Nhóm thiết bị máy móc sử dụng trong công trường xây dựng
Thiết bị xây dựng được sử dụng với nhiều vai trò nhiệm vụ khác nhau. Việc hiểu biết về các thiết bị máy công trình giúp việc nhận dạng công năng của máy dễ dàng. Giúp người lao động nhận biết mối nguy của các loại máy để phòng tránh nguy hiểm.
- Máy động cơ, máy phát lực là nhóm máy làm biến đổi năng lượng. Cung cấp động lực cho hoạt động của các loại máy móc.

- Máy vận chuyển ngang được sử dụng để vận chuyển các vật liệu theo chu kỳ. Ví dụ như: máy kéo, ô tô, tàu hỏa…

- Máy nâng – chuyển là máy dùng để vận chuyển hay nâng vật theo phương thẳng đứng hoặc theo phương ngang:
- Các loại máy có nhiệm vụ chủ yếu là nâng các vật.
- Cầu trục: có khả năng nâng hạ các vật và đặt vật tại vị trí theo yêu cầu.
- Máy móc thiết bị vận chuyển liên tục có bộ phận kéo.
- Các máy móc xây dựng chuyên dùng như các cần trục, thang máy, vận chuyển cáp,…

- Gia cố nền móng và máy làm đất phục vụ cho quá trình thi công đất.
- Máy xúc.
- Thiết bị đầm.
- Máy móc và thiết bị đóng/hạ cọc.
- Thiết bị làm ổn định nền móng

- Máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng

- Máy và các thiết bị hoàn thiện dùng để phục vụ cho việc phun sơn, vôi, mài tường, cầu thang, vệ sinh, lau rửa mặt ngoài,…

- Máy móc và các thiết bị thi công mặt đường, nạo vét luồng, lạch, cống hầm

5. Các mối nguy hiểm tiềm ẩn làm việc trên công trường xây dựng
- Dàn giáo lắp không chính xác, vách tường hở, lỗ hỏng trên sàn nhà, thang, không có dây đeo bảo hộ có thể dẫn đến té ngã.
- Các thanh sắt thép không được che đậy (dùng vải cứng, hoặc vật chuyên dụng để bịt phần nhọn) có thể xiên vào người.
- Các công cụ và thiết bị có thể rơi từ trên cao, có thể rơi trúng đầu người lao động, mặc dù có đội mũ bảo hộ.
- Con người, vật tư, thiết bị đứng gần hồ đào gây sạt lở, sập hồ đào, vùi lấp và có thể chết người.
- Thiết bị sử dụng điện hoặc dây dẫn hỏng cũng có thể gây ra điện giật.

- Phơi nhiễm quá mức với các loại hóa chất trong công trường có thể dẫn đến thương tích về da, phổi, mắt và đôi khi gây ra các vụ nổ, cháy.
- Vùng hoạt động của các loại máy cỡ lớn, hạng nặng khá rộng, nên sẽ có nhiều điểm mù mà người vận hàng không thể nhìn thấy được.
- Tuy không nhìn thấy ngay nhưng thao tác làm việc không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây ra các nguy cơ thiếu an toàn.
- Máy móc có thể bị trục trặc, hỏng hóc hoặc bị ngã, đổ. Bất cẩn khi vận hành các thiết bị, máy móc cũng có thể gây ra tai nạn, thương tích.
- Cháy nổ gây ra bởi các nguyên nhân bắt nguồn từ lỗi do máy móc, hóa chất, chập điện.
6. Đồ bảo hộ cần thiết khi làm việc trên công trường xây dựng
Khi làm việc tại bất cứ công trường nào thì đồ bảo hộ luôn là nhân tố đầu tiên được tuân thủ, Vậy đồ bảo hộ bao gồm những loại thiết bị nào:
- Mũ bảo hộ là thiết bị bảo hộ đầu tiên không thể thiếu khi làm việc tại công trường
- Giày bảo hộ cũng rất được chú trọng vì chân là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nền xi măng ẩm ướt, đinh tán, dằm, sắt thép
- Găng tay bảo hộ là không thể thiếu với công nhân, vì hầu hết mọi hoạt động đều liên quan đến cầm nắm, sữa chữa
- Áo quần bảo hộ được trang bị cho công nhân thường làm bằng chất liệu kaki, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các vật nhọn.
- Áo phản quang tăng độ an toàn của người lao động khi làm việc ở điều kiện thiếu ánh sáng.
- Dây đeo an toàn khi làm việc trên cao đảm bảo cho người lao động không bị té ngã.

7. Biện pháp phòng ngừa các mối nguy khi làm việc trên công trường xây dựng
- Sử dụng dây an toàn cho người lao động trên giàn giáo cũng như hệ thống chống rơi ngã cá nhân rất quan trọng để ngăn ngừa ngã từ độ cao nguy hiểm.
- Sử dụng thang phù hợp hoặc biết khi nào nên sử dụng thang máy thay vì giàn giáo là rất quan trọng trong việc giảm các cú ngã không đáng có.
- Dùng vải hoặc thiết bị chuyên dụng để bịt các đầu nhọn từ các thanh thép, những mỗi nguy có khả năng đâm thủng.
- Vật dụng, vật liệu, thiết bị, công cụ phải được để ở nơi an toàn, được rào chắn, cố định.

- Thiết bị máy móc sử dụng điện luôn được kiểm tra định kỳ về tính năng hoạt động, tình trạng rò điện, dây dẫn điện bị hở.
- Các hóa chất được sử dụng trong công trường phải được kiểm soát chặt chẽ về bảo quản, sắp xếp, sử dụng theo qui trình an toàn.
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động làm việc trong công trường.
- Cần có thêm người để điều phối thao tác các loại máy hạng nặng, khi máy hoạt động trong những điểm mù mà người vận hành không nhìn thấy.
Quan Trọng: Thường xuyên và định kỳ huấn luyện an toàn lao động cho công nhân để trang bị kiến thức an toàn và giảm thiểu tai nạn xảy ra.
8. Năng lực Huấn Luyện An Toàn Lao Động của An Toàn Nam Việt
An Toàn Nam Việt là trung tâm chuyên huấn luyện an toàn lao động uy tín và chất lượng ở Việt Nam hiện nay. Với các buổi huấn luyện an toàn lao động được diễn ra liên tục tại các xưởng sản xuất, nhà máy hoặc công trường xây dựng khắp các tỉnh miền nam, chủ yếu tập trung ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà rịa – Vũng Tàu.
- Giấy phép huấn luyện an toàn lao động
- An Toàn Nam Việt đã được Cục An Toàn của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Điều đó càng củng cố thêm vững chắc năng lực hoạt động đào tạo an toàn lao động của chúng tôi.

- Tài liệu và bài giảng
- Trước khi tài liệu huấn luyện an toàn lao động được đưa vào các khóa đào tạo ATLĐ, chúng đã được xem xét và kiểm duyệt bởi người đại diện học thuật bên trung tâm chúng tôi, để đảm bảo rằng kiến thức bài giảng luôn đúng về mặt kiến thức và hiệu quả về khi được áp dụng.
- Phương pháp giảng dạy của các giảng viên được đồng bộ theo tiêu chuẩn giảng dạy của An Toàn Nam Việt, là phương pháp mà các chuyên gia về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đã nghiên cứu và đúc kết trong quá trình giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả tiếp thu kiến thức cao nhất cho học viên.
9. Trung tâm huấn luyện an toàn uy tín chất lượng tại TP.HCM
- An Toàn Nam Việt tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn lao động uy tín, chuyên nghiệp với các ưu điểm sau:
- Chi phí Huấn luyện cạnh tranh nhưng chất lượng huấn luyện vẫn được đảm bảo.
- Lịch tổ chức Huấn luyện linh động với tình hình sản xuất của Công ty doanh nghiệp.
- Thủ tục hồ sơ cấp chứng chỉ an toàn lao động nhanh chóng, đúng quy định của Pháp luật.
- Giảng viên huấn luyện là những người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
- Những bài giảng được biên soạn phù hợp với công tác an toàn lao động tại các Doanh nghiệp.
- An Toàn Nam Việt làm việc tận tâm, chuyên nghiệp để hỗ trợ cho khách hàng chính xác, và nhanh nhất.