Tài liệu huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

Tài liệu huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

TẢI VỀ BỘ TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG (6 NHÓM, HƠN 300 NGÀNH NGHỀ)

THE DOCUMENT ON GROUP 1 OCCUPATIONAL SAFETY TRAINING (English version)

Tài liệu của khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 được đội ngũ giảng viên của An Toàn Nam Việt biên soạn Theo chương trình khung được quy định theo điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung trong Nghị định 140/2018/NĐ-CP.

Xem thêm chi tiết về chương trình huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 tại đây.

Mục tiêu của khóa học

Đối Tượng Mục tiêu khóa học
Đối tượng nhóm 1 theo qui định tại Nghị định 44/2016/NĐ – CP Sau khi hoàn thành khóa học học viên thuộc đối tượng nhóm 1 cơ bản hiểu và nắm được kiến thức cơ bản sau :

– Kiến thức chung về hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, qui chuẩn tiêu chuẩn, qui định nhà nước về công tác an toàn trong sử dụng, bảo quản, lưu giữ, kiểm định máy, thiết bị, vật, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện về công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở

– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động

– Nguyên lý kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu

 

Danh Mục Nội Dung

I. Tổng Quan Hệ Thống Chính Sách, Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động

Trên cơ sở Hiến Pháp hệ thống chính sách chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động về cơ bản được hình thành theo sơ đồ (xem sơ đồ) mà trong đó văn bản Qui phạm Pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nươc có thẩm quyền ban hành theo thủ tục,trình tự luật định,trong đó có qui tắc xử sự chung,được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1


II. Văn Bản Pháp Luật Liên Quan đến tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Số hiệu văn bản Nội Dung Chính Ngày ban hành

A. Luật

25/2008/QH12 Luật Bảo Hiểm Y Tế 14/11/2008
10/2012/QH13 Luật Lao Động 18/06/2012
46/2014/QH13 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo Hiểm Y Tế 13/06/2014
58/2014/QH13 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 20/11/2014
84/2015/QH13 Luật An toàn, Vệ sinh lao động 25/06/2015

B. Nghị Định

95/2013/NĐ – CP Qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 22/08/2013
59/2015/NĐ – CP Qui định về quản lý dự án đầu tư xây dựng 18/06/2015
88/2015/NĐ – CP Sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 95/2013/NĐ – CP 07/10/2015
85/2015/NĐ – CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Bộ Luật Lao Động Về Chính Sách Đối Với Lao Động Nữ 01/10/2015
115/2015/NĐ – CP Qui định một số điều của Luật Bảo Hiểm Xã Hội về bảo hiểm bắt buộc 11/11/2015
37/2016/NĐ – CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật ATVSLĐ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc 15/05/2016
39/2016/NĐ – CP Qui định chi tiết một số điều của Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động 15/05/2016
44/2016/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều của Luật ATVSLĐ Về Hoạt Động Kiểm Định Kỹ Thuật An Toàn Lao Động, Huấn Luyện An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Và Quan Trắc Môi Trường Lao Động 15/05/2016
155/2016/NĐ – CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 18/11/2016
42/2017/NĐ – CP Sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ – CP 05/04/2017
44/2017/NĐ – CP Qui định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm TNLĐ và bệnh nghề nghiệp 14/04/2017

C. Thông Tư

14/2013/TT – BYT Hướng dẫn khám sức khỏe 06/05/2013
27/2013/TT – BLĐTBXH Qui định về công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ 18/10/2013
04/2014/TT – BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 12/02/2014
14/2016/TT – BYT Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế 12/05/2016
15/2016/TT – BYT Qui định về bệnh nghề nghiệp được hưỡng bảo hiểm xã hội 15/05/2016
07/2016/TT – BLĐTBXH Qui định nội dung tổ chức thực công tác An toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh 15/05/2016
08/2016/TT – BLĐTBXH Hướng dẫn thu thập,lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình TNLĐ và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng 15/05/2016
13/2016/TT – BLĐTBXH Danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động 16/06/2017
19/2016/TT – BYT Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động 30/06/2016
28/2016TT – BYT Hướng dẫn quản lý Bệnh Nghề Nghiệp 30/06/2016
41/2016/TT – BLĐTBXH Qui định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định KTAT lao động máy, thiết bị, vật tư chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ 11/11/2016
53/2016/TT– BLĐTBXH Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ 28/12/2016
54/2016/TT– BLĐTBXH Ban hành 30 qui trình Kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội 28/12/2016
16/2017/TT–BLĐTBXH Qui định chi tiết một số nội dụng về hoạt động kiểm định KTAT đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động 08/06/2017
19/2017/TT– BLĐTBXH Qui định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 03/07/2017
10/2017/TT – BCT Ban hành 18 qui trình Kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương 03/07/2017

 


III. Tổng Quan Về Hệ Thống Tiêu chuẩn Qui Chuẩn

Số hiệu văn bản Nội Dung Chính Ngày ban hành

A. Phương tiện bảo vệ cá nhân

TCVN 1841:1976 Bao tay bảo hộ da, giả da và bạt 04/12/1976
TCVN 3580:1981 Kính bảo hộ – Cái lọc sáng bảo vệ mắt 1981
TCVN 5082:1990 Phương tiện bảo vệ mắt – Yêu cầu kỹ thuật 1990
TCVN 5083:1990 Phương tiện bảo vệ mắt dùng cho hàn và các kỹ thuật quan cái lọc sáng – Yêu cầu sử dụng và truyền quang 1990
TCVN 6407:1998 Mũ an toàn công nghiệp 1998
TCVN 6689:2000 Quần áo bảo vệ 2000
TCVN 7312:2003 Khẩu trang có tấm lọc bụi 2003
TCVN 7547:2005 Phương tiện bảo vệ cá nhân 17/02/2006
OSHAS 18000:2007 Phương tiện bảo vệ tai 2007
TCVN 7654:2007 Giày ủng lao động chuyên dụng 2007
TCVN 7802 – 1:2007 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần dây đỡ cả người 2007
TCVN 7802 – 2:2007 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng 2007
TCVN 7802 – 3:2007 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần Dây cứu sinh tự co 2007
TCVN 7802 – 4:2008 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt 2008
TCVN 7802 – 5:2008 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần Các bộ phận nối có cổng tự khóa và tự đóng 2008
TCVN 7802 – 6:2008 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần Các phép thử tính năng của hệ thống 2008
TCVN 8084:2009 Găng tay bằng vật liệu cách điện 2009
TCVN 8197:2009 Giày ủng an toàn có độ bền cắt với cưa xích 2009
TCVN 6875:2010 Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa 2010
QCVN 10/2012/BLĐTBXH ATLĐ đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc 05/01/2012
QCVN 08/2012/BLĐTBXH Thiết bị bảo vệ được hô hấp – bộ lọc bui 16/04/2012
QCVN 02/2012/BLĐTBXH Mũ an toàn công nghiệp 16/02/2012
QCVN 23:2014/BLĐTBXH Qui chuẫn kỹ thuật quốc gia về hệ thống chống rơi ngã cá nhân 30/12/2014
QCVN 27/2016/BLĐTBXH Phương tiện bảo vệ mắt trong việc hàn 28/12/2016
QCVN 28/2016/BLĐTBXH Bộ lọc tự động dùng trong mặt nạ hàn 28/12/2016

B. An toàn điện

TCVN 2572:1978 Biển báo an toàn điện 1978
TCVN 3145:1979 Yêu cầu an toàn đối với khí cụ đóng ngắt mạch điện điện áp đến 1000V 27/12/1979
TCVN 3256:1979 An toàn điện – Thuật ngữ và Định nghĩa 1979
TCVN 4114:1985 Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V 17/12/1985
TCVN 4115:1985 Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ di động có điện áp đến 1000V 17/12/1985
TCVN 5587:2008 Ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện 17/12/1985
QCVN 01/2008/BCT Qui chuẩn Quốc gia về an toàn điện 17/06/2008
TCVN 7114 – 1:2008 Ergonomic Chiếu sáng nơi làm việc phần trong nhà 2008
TCVN 7114 – 3:2008 Ergonomic Chiếu sáng nơi làm việc – Yêu cầu chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà 2008
TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp 2012
TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng 2012
TCVN 7722 – 2 – 4:2013 Về đèn điện – Phần Đèn điện di động thông dụng 2013
TCVN 7722 – 2 – 4:2013 Về đèn điện – Phần Đèn điện cầm tay 2013
TCVN 7722 – 2 – 22:2013 Về đèn điện – Phần Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp 2013
TCVN 9621 – 4 :2013 Ảnh hưởng của dòng điện lên con người và gia súc – Phần ảnh hưởng của sét 2013
TCVN 9621 – 5 :2013 Ảnh hưởng của dòng điện lên công người và gia súc – Phần giá trị ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với các ảnh hưỡng sinh lý 2013
TCVN 9626:2013 Làm việc có điện – Phần thảm cách điện 2013
TCVN 9629:2013 Làm việc có điện – Phần thang cách điện 2013
TCVN 9888 – 2:2013 Bảo vệ chống sét – Phần quản lý rủi ro 2013
TCVN 9888 – 3:2013 Bảo vệ chống sét – Phần thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng 2013
TCVN 9888 – 4:2013 Bảo vệ chống sét – Phần hệ thống điện và điện tử bên trong kết cấu 2013
QCVN 14/2013/BLĐTBXH Qui chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện 30/12/2013
QCVN 15/2013/BLĐTBXH Ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện 30/12/2013

C. Phòng chống cháy nổ

TCVN 3255:1986 An toàn nổ – Yêu cầu chung 1986
TCVN 3254:1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung 1989
TCVN 4879:1989 Phòng cháy chữa cháy – Biển báo an toàn 1989
TCVN 5279:1990 An toàn cháy nổ – Bụi cháy 1990
TCVN 5303:1990 An toàn cháy – Thuật ngữ, định nghĩa 1990
TCVN 6100:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy Carbondioxid 1996
TCVN 6102:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy Bọt 1996
TCVN 6103:1996 Phòng cháy chữa cháy – Khống chế khói 1996
TCVN 6060:1996 Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng 1996
TCVN 6061:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chợ, Trung Tâm Thương mại 1996
TCVN 4878:2009 Phòng cháy chữa cháy – Phân loại cháy 2009

D. An toàn, Vệ sinh lao động và Môi trường

TCVN 2288:1978 Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất 1978
1613/BYT – QĐ Tiêu chuẩn phân loai sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 1997
3733/2002/QĐ – BYT Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động 10/10/2002
TCVN 6705:2009 Chất thải rắn 2009
TCVN 6707:2009 Chất thải thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo 2009
QCVN 07/2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại 16/11/2009
QCVN 19/2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ 16/11/2009
QCVN 20/2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ 16/11/2009
QCVN 21/2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về khí thải sản xuất phân bón hóa học 16/11/2009
QCVN 22/2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện 16/11/2009
QCVN 23/2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng 16/11/2009
QCVN 24/2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp 16/11/2009
QCVN 25/2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp 16/11/2009
TCVN 5945:2010 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp 2013
QCVN 31/2010/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn 29/12/2010
QCVN 32/2010/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu 29/12/2010
QCVN 33/2010/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu 29/12/2010
QCVN 40/2011/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp 28/12/2011
QCVN 02/2012/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế 28/12/2012
QCVN 30/2012/BTNMT Qui chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp 28/12/2012
QCVN 1/NT/2015/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên 31/02/2015
QCVN 2/NT/2015/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy 31/03/2015
QCVN 13/T/2015/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm 31/03/2015
QCVN 21/2016/BYT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số cao – mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc 30/06/2016
QCVN 22/2016/BYT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc 30/06/2016
QCVN 23/2016/BYT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ tử ngoại – Mức tiếp xúc cho phép bức xạ tử ngoại tại nơi làm việc 30/06/2016
QCVN 24/2016/BYT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. 30/06/2016
QCVN 25/2016/BYT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc. 30/06/2016
QCVN 26/2016/BYT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. 30/06/2016
QCVN 27/2016/BYT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc. 30/06/2016

E. Máy, thiết bị, vật tư chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

E.1. Thiết bị nâng

TCVN 4755:1989 Cần trục – yêu cầu an toàn đối với thiết bị thủy lực 25/09/1989
TCVN 5206:1990 Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng 1990
TCVN 5206:1990 Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng 1990
TCVN 3147:1990 Qui phạm an toàn trong máy xếp dỡ 1990
TCVN 5180:1990 Pa lăng điện – yêu cầu chung về an toàn 1990
TCVN 5207:1990 Máy nâng hạ – Cẩu công ten nơ yêu cầu an toàn 1990
TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo kiểm tra kỹ thuật 2005
TCVN 7549 – 1:2005 Cần trục – Sử dụng an toàn, yêu cầu chung 2005
TCVN 7549 – 3:2005 Cần trục – Sử dụng an toàn, cần trục tháp 2005
TCVN 7549 – 4:2005 Cần trục – Sử dụng an toàn, cần trục kiểu cần 2005
TCVN 5757:2009 Cáp thép sử dụng cho mục đích chung 2009
TCVN 6396 – 2:2009 Thang máy thủy lực – yêu cầu an toàn về cầu tạo lắp đặt 2009
TCVN 6396 – 3:2010 Yêu cầu an toàn về cầu tạo lắp đặt thang máy. Phần thang máy chở hàng dẫn động bằng điện và thủy lực 2010
TCVN 6396 – 73:2010 Yêu cầu an toàn về cầu tạo lắp đặt thang máy. Áp dụng cho thang máy chở người và hàng. Phần trạng thái thang máy trong trường hợp cháy 2010
TCVN 6397:2010 Yêu cầu an toàn về cầu tạo lắp đặt thang cuốn, băng tải chở người 2010
QCVN 22/2010/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ 09/09/2010
QCVN 07/2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng 30/03/2012
QCVN 11/2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người 19/12/2012
TCVN 6396 – 28:2013 Yêu cầu an toàn về cầu tạo lắp đặt thang máy. Áp dụng cho thang máy chở người và hàng. Phần báo động từ xa trên tháng máy chở người và thang máy chở người và hàng 2013
QCVN 18/2013/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực 30/12/2013
QCVN 27/2013/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng 30/12/2013
QCVN 19/2014/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người 30/12/2014
TCVN 6396 – 77:2015 Yêu cầu an toàn về cầu tạo lắp đặt thang máy. Áp dụng thang máy chở người và thang máy chở người và hàng trong trường hợp động dất 2015
TCVN 6396 – 77:2015 Yêu cầu an toàn về cầu tạo lắp đặt thang máy. Áp dụng thang máy chở người và thang máy chở người và hàng trong các tòa nhà đang sử dụng 2015
TCVN 11074 – 4:2015 Về cần trục – Kiểm tra – Yêu cầu chung 2015
QCVN 20/2015/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người 08/12/2015
QCVN 25/2015/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg 08/12/2015
QCVN 26/2016/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực 28/12/2016
QCVN 29/2016/BLĐTBXH An toàn lao động đối với cần trục 28/12/2016
QCVN 30/2016/BLĐTBXH An toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục 28/12/2016

E.2. Thiết bị chịu áp lực

TCVN 2360:1978 Đáy êlíp gấp mép bằng thép dùng cho bình chứa thiết bị và nồi hơi 1978
TCVN 497:1989 Hệ thống khí nén dùng cho ngành chế tạo máy – Van 1 chiều – Phương pháp thử 1989
TCVN 5181:1990 Thiết bị nén khí – Yêu cầu kỹ thuật 1990
TCVN 5346:1991 Kỹ thuật an toàn nồi hơi và nước nóng – Yêu cầu chung đối với việc tính độ bền 1991
TCVN 6155:1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kĩ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa 1996
TCVN 6156:1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kĩ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa –Phần phương pháp thử 1996
TCVN 4245:1996 Yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng oxy, acetylen 1996
TCVN 6297:1997 Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu – Kiểm tra tại thời điểm nạp khí 1997
TCVN 6304:1997 Chai chứa khí hóa lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xêp dỡ và vận chuyển 1997
TCVN 6307:1997 Hệ thống lạnh – Phương pháp thử 1997
TCVN 6413:1998 Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) 1998
TCVN 6740:2000 Máy nén lạnh – Trình bày dữ liệu tính năng 2000
TCVN 6741:2000 Máy nén lạnh – Phương pháp thử 2000
TCVN 7441:2004 Hệ thống khí dầu mỏ hóa lỏng tại nơi tiêu thụ –Yêu cầu về thiết kết, lắp đặt và vận hành 2004
TCVN 6294:2007 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép carbon hàn – Kiểm tra và thử định kỳ 2007
TCVN 7704:2007 Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) 1998
TCVN 6486:2008 Khí dầu mỏ hóa lỏng – Tồn chứa dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kết và vị trí lắp đặt 2008
QCVN 01/2008/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực 27/11/2008
TCVN 8366:2010 Bình chịu áp lực – Yêu cầu thiết kế chế tạo 2010
TCVN 6713:2013 Chai chứa khí – An toàn trong thao tác 2013
TCVN 6715:2013 Chai chứa khí – Chai chứ khi acetylen hòa tan kiểm tra tại thời điểm nạp khí 2013
TCVN 7163:2013 Chai chứa khí di dộng – Van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu 2013
TCVN 7389:2013 Chai chứa khí di dộng – Lắp van chai vào chai chứa khí 2013
TCVN 9314:2013 Chai chứa khí – van áp suất dư – Yêu cầu chung và thử kiểu 2013
TCVN 9441:2013 Van công nghiệp – Thử áp lực cho van kim loại 2013
TCVN 10118:2013 Chai chứa khí, cụm chai –Yêu cầu thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và kiểm tra 2013
TCVN 10122:2013 Chai chứa khí, chai chứ khí nén (trừ khí C2H2) – Kiểm tra tại thời điểm nạp 2013
QCVN 04/2013/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép 31/07/2013
QCVN 04/2014/BCT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đường ống dẫn hơi và nước nóng nhà máy điện 15/12/2014
TCVN 6104 – 1:2015 Hệ thống lạnh & bơm nhiệt – Yêu cầu về AT & môi trường Phần định nghĩa, phân loại & tiêu chí lưa chọn 2015
TCVN 10361:2014 Chai chứa khí di động – Kiểm tra & thử định kỳ chai chứa khí bằng vật liệu composit 2014
TCVN 10363:2014 Chai chứa khí – Chai chứa khí không hàn – Kiểm tra & thử định kỳ 2014
TCVN 6104 – 2:2015 Hệ thống lạnh & bơm nhiệt – Yêu cầu về AT & môi trường Phần thiết kế, xây dựng, ghi nhản, thử nghiệm & lập tài liệu 2015
TCVN 6104 – 3:2015 Hệ thống lạnh & bơm nhiệt – Yêu cầu về AT & môi trường Phần địa điểm lắp đặt 2015
TCVN 6104 – 4:2015 Hệ thống lạnh & bơm nhiệt – Yêu cầu về AT & môi trường Phần vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa & phục hồi 2015
TCVN 6739:2015 Môi chất lạnh – Ký hiệu & Phân loại an toàn 2015
TCVN 11275:2015 Tính chất môi chất lạnh 2015
TCVN 11276:2015 Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Chi tiết ống mềm, bộ chống rung, mối nối giãn nở và ống phi kim loại – yêu cầu và phân loại 2015
QCVN 21:2015/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng 08/12/2015
QCVN 31:2017/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Hệ thống lạnh 26/07/2017

E. Xây Dựng

TCVN 4431:1987 Lan can an toàn – Điều kiện kỹ thuật 1987
TCVN 5308:1991 Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng 1991
TCVN 6052:1995 Giàn giáo thép 1995
TCXD VN 296:2004 Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn 2004
QCVN 45: 2012/BGTVAT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách 12/12/2012
AS/ANZ 1577:2013 Ván lót giàn giáo (tiêu chuẩn Úc) 2013
QCVN 12:2013/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo 2013
QCVN 12: 2013/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu 18/06/2013
QCVN 18: 2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong xây dựng 05/09/2014
QCVN 10: 2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng 29/12/2014

E. Máy, Thiết bị, chất sử dụng trong sản xuất

TCVN 2292:1978 Công việc sơn – Yêu cầu chung về an toàn 1978
TCVN 3146:1986 Yêu cầu chung về an toàn cho công việc hàn điện trong các ngành sản xuất 1986
TCVN 4279:1989 Kỹ thuật an toàn máy cắt kim loại – Yêu cầu đối với trang bị điện 1989
TCVN 5184:1990 Máy cắt kim loại – Yêu cầu riêng về an toàn đối với kết cấu máy khoan 1990
TCVN 5881:1995 Máy khoan đứng cỡ nhỏ 1995
TCVN 4245:1996 Yêu cầu chung an toàn trong sản xuất, sử dụng oxy, acetylen 1996
TCVN 7014:2002 An toàn máy – Khoảng cách an toàn để ngăn không cho chân người chạm tới vùng nguy hiểm 2002
TCVN 7300:2003 An toàn máy – Ngăn chặn khởi động bất ngờ 2003
TCVN 7302 – 2:2003 Thiết kế ergonomic đối với an toàn máy – Nguyên tắc xác định các kích thước yêu cầu đối với các vùng thao tác 2003
TCVN 7302 – 3:2003 Thiết kế ergonomic đối với an toàn máy – Phần số liệu nhân trắc 2003
TCVN 7387 – 1:2004 An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy Phần lựa chọn phương tiện cố định để tiếp cận giữa hai mức 2004
TCVN 7302 – 1:2007 Thiết kế ergonomic đối với an toàn máy – Nguyên tắc xác định các kích thước. Yêu cầu đối với khoảng hở để toàn thân người tiếp cận vào trong máy 2007
TCVN 7387 – 2:2007 An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy Phần Sàn thao tác & lối đi 2007
TCVN 7301 – 1:2008 An toàn máy–Đánh giá rủi ro–Phần nguyên tắc 2008
TCVN 7301 – 1:2008 An toàn máy – Đánh giá rủi ro – Phần hướng dẫn thực hành và ví dụ về các phương pháp 2008
TCVN 8094 – 1:2009 Thiết bị hồ quang – Phần nguồn điện hàn 2009
TCVN 7996 – 1:2009 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu chung 2009
TCVN 7996 – 2 – 1:2009 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu đối với máy khoan và máy khoan có cơ cấu đập 2009
TCVN 7996 – 2 – 5:2009 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu đối với máy cưa đĩa 2009
QCVN 03:2011/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ATLĐ đối với máy hàn điện và công việc hàn điện 29/11/2011
TCVN 7387 – 3:2011 An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy Phần Cầu thang, Ghế thang và lan can 2011
TCVN 7387 – 4:2011 An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy Phần Thang cố định 2011
TCVN 7996 – 2 – 7:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu đối với súng phun chất lỏng không cháy 2011
TCVN 7996 – 2 – 11:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu đối với Máy cưa tịnh tiến 2011
TCVN 7996 – 2 – 13:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu đối với Máy cưa xích 2011
TCVN 7996 – 2 – 14:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu đối với Máy bào 2011
TCVN 7996 – 2 – 19:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu đối với Máy bào xoi 2011
TCVN 7996 – 2 – 20:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ, An toàn. Phần Yêu cầu đối với Máy cưa vòng 2011
TCVN 9058:2011 An toàn máy – Cơ cấu khóa liên động kết hợp với bộ phận che chắn – Nguyên tắc thiết kế và lựa chọn 2011
TCVN 9059:2011 An toàn máy – Bộ phận che chắn – Yêu cầu chung về thiết kế và kết cấu của bộ phận che chắn cố định và di động 2011
QCVN 09:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ATLĐ đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ 30/12/2013
QCVN 17:2013/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ATLĐ đối với máy hàn hơi 30/12/2013

 


IV. Qui Định Quản Lý Nhà Nước Về ATVSLĐ Khi Xây Dựng Mới, Cải Tạo, Mở Rộng Công Trình Cơ Sở Sản Xuất, Sử Dụng Lưu Giữ Kiềm Định Máy, Thiết Bị, Vật Tư Chất Có Yêu Nghiêm Ngặt Về An Toàn Lao Động

1. Trích dẫn một số điều của Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Điều 31. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

  1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
  2. Việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
  3. Chính phủ quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiêu chuẩn kiểm định viên đáp ứng các yêu cầu kiểm định của đối tượng kiểm định; việc kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2. Trích dẫn một số điều của Nghị Định 44/2016/NĐ – CP trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

  1. Lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu.
  2. Khai báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
  3. Lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, người bán (hoặc cho thuê lại) phải bàn giao đầy đủ hồ sơ kỹ thuật an toàn cho người mua (hoặc thuê lại).
  4. Tạo điều kiện cho tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến các đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.
  5. Thực hiện các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định. Không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định.
  6. Quản lý, sử dụng, loại bỏ đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  7. Mẫu công văn khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Iđ ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động

Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:

  1. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
    • a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
    • b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
    • a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
    • b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
  5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
  6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

3. Trích dẫn một số điều của Thông Tư 04/2017/TT – BXD trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Điều 4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình

  1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
  2. Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
  3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại Điều này đối với phần việc do mình thực hiện.
  4. Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.
  5. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.
  6. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  7. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng.
  8. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 5. Trách nhiệm của chủ đầu tư

  1. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của nhà thầu.
  2. Phân công và thông báo nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật Xây dựng tới các nhà thầu thi công xây dựng công trình.
  3. Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
  4. Đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công.
  5. Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Thông tư này; tổ chức lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
  6. Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền giao cho nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Điều này thông qua hợp đồng tư vấn xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  7. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ – thi công xây dựng công trình (EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay (sau đây viết tắt là tổng thầu), trách nhiệm quản lý an toàn lao động được quy định như sau:
    • a) Chủ đầu tư được quyền giao cho tổng thầu thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Điều này thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của tổng thầu;
    • b) Tổng thầu thực hiện các trách nhiệm do chủ đầu tư giao theo quy định tại điểm a khoản này và thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với phần việc do mình thực hiện.
  8. Việc thực hiện các quy định nêu tại Điều này của chủ đầu tư không làm giảm trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng đối với các phần việc do mình thực hiện.

Điều 6. Trách nhiệm của bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng công trình

  1. Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận.
  2. Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường.
  3. Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động thì phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường.
  4. Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư, người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 7. Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng

  1. Thực hiện các quy định tại Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
  2. Từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.
  3. Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 8. Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng

  1. Nội dung kiểm tra bao gồm: sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; việc lập và thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động của chủ đầu tư và các nhà thầu trên công trường xây dựng.
  2. Tổ chức kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:
    • a) Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, thẩm quyền kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
    • b) Đối với công trình còn lại, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra.
  3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện kiểm tra như sau:
    • a) Kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, đột xuất hoặc phối hợp kiểm tra đồng thời với kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
    • b) Phối hợp kiểm tra theo kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

4. Thông Tư 53/2016/TT – BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

(Xem toàn văn Thông tư trong phần tài liệu tham khảo bên dưới cùng của tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1 này)

 


V. Tổ Chức, Bộ Máy Quản Lý An Toàn trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

1. Tổng Quan Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý An Toàn trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

(Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1 theo Luật An toàn Vệ sinh Lao động)

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

2. Trích dẫn một số điều của Nghị Định 44/2016/NĐ – CP hướng dẫn một số điều Luật ATVSLĐ về công tác Kiểm Định và Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động

Điều 72: Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động

  1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

  1. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    • a) Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ;
    • b) Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
    • c) Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
    • d) Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
    • đ) Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
    • e) Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
    • g) Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;
    • h) Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên;
    • i) Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có quyền sau đây:
    • a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động;
    • b) Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng;
    • c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham dự lớp huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
  3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh, lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật và có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
  4. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải thuê các tổ chức có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện các nhiệm vụ an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 73. Bộ phận y tế

  1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động. (Chính phủ quy định chi tiết khoản này.)
  2. Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:
    • a) Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
    • b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
    • c) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
    • d) Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;
    • đ) Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
    • e) Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này.

3. Trích dẫn một số điều của Nghị Định 39/2016/NĐ – CP trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Điều 36. Tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động

Việc tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động theo Khoản 1 Điều 72 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

  1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
    • a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;
    • b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
    • c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
    • d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.
  2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
    • a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;
    • b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
    • c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động, phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.
  3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau đây:
    1. a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
    2. b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
    3. c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
  4. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau đây:
    1. a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;
    2. b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
    3. c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

Điều 37. Tổ chức bộ phận y tế

Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

  1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
    • a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
    • b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
    • c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
    • d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
    • a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
    • b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
    • c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.
  3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
    • a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
    • b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
  4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
  5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
    • a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
    • b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

Điều 38. Tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở

Việc tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở theo Khoản 1 Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

  1. Người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động lao động cơ sở trong các trường hợp sau đây:
    • a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định này và sử dụng từ 300 người lao động trở lên;
    • b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản này, có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên;
    • c) Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
  2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều này thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ Điều kiện để hoạt động.

 


VI. Yếu Tố Nguy Hiểm và Yếu Tố Có Hại trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

1. Thuật ngữ & định nghĩa (theo Luật An toàn Vệ sinh Lao động & OSHAS 18001 – 2007)

  • a./ Nơi làm việc : là khu vực mà trong đó những hoạt động liên quan đến làm việc được thực dưới sự kiểm soát của tổ chức
  • b./ Yếu tố nguy hiểm : là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
  • c./ Yếu tố có hại : là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
  • d./ Sự cố : là sự kiện liên quan đến công việc trong đó xảy ra thương tật hay suy giảm sức khỏe (không kể nặng, nhẹ) hay tử vong có khả năng xảy ra
  • e./ Mối nguy : là nguồn hoặc tình trạng có khả năng gây ra nguy hiểm làm chấn thương hay suy giảm sức khỏe hoặc kết hợp 2 yếu tố trên
  • f./ Rủi ro : là sự kết hợp của khả năng xảy ra sự kiện hay biểu hiện nguy hiểm và mức độ chấn thương hoặc suy giảm sức khỏe có nguyên nhân từ sự kiện hay biểu hiện đó trong đó bao gồm rủi ro chấp nhận và rủi ro không chấp nhận
  • g./ Đánh giá rủi ro : là quá trình ước lượng rủi ro từ 1 mối nguy có tính đến sự thỏa đáng của các kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro chấp nhận được hay không
  • h./ Cảnh báo : hay còn gọi là hành động phòng ngừa là hành nhằm loại bỏ hay phòng ngừa hoặc ngăn ngừa sự tái diễn (còn gọi là hành động khắc phục) những nguyên nhân không phù hợp tiềm tàng hay tình trạng không mong muốn tiềm tàng

2. Phân loại yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Theo TCVN 2288 : 1978 yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc được phân thành 4 nhóm cơ bản

  • Nhóm do yếu tố vật lý, yếu tố hóa học
  • Nhóm do yếu tố sinh vật học
  • Nhóm do yếu tố tâm, sinh lý học
Nhóm do yếu tố vật lý, do yếu tố hóa học
A. Nhóm do yếu tố vật lý
TT Nguyên nhân TT Nguyên nhân
1 Máy móc, bộ phận, vật … chuyển động, truyền động, di chuyển …. 10 Mức độ điện áp, tĩnh điện tăng
2 Nhiệt độ không khí tăng, giảm, hay bụi …. 11 Mức độ điện từ, Cường độ từ trường, cường độ điện trường tăng
3 Độ ẩm không khí tăng, giảm 12 Thiếu hay không có ánh sáng tự nhiên
4 Bụi, chất chứa trong không khí, nhiệt độ bề mặt vật liệu, thiết bị tăng, giảm 13 Độ rọi chiếu sáng nơi làm việc không đủ
5 Sự tăng, giảm, thay đổi đột ngột áp suất môi trường nơi làm việc, tiếng ồn 14 Độ chói ánh sáng tăng
6 Mức độ dao động hạ âm, siêu âm tăng 15 Độ tương phản giảm
7 Mức độ rung tăng 16 Độ lóa trực tiếp và phản xạ
8 Sự tăng, giảm của chuyển động không khí hay ion hóa không khí 17 Xung dao động quang thông, bức xạ tử ngoại tăng
9 Bức xạ ion khu vực làm việc tăng 18 Mức độ bức xạ hồng ngoại tăng
B. Nhóm do yếu tố hóa học
– Yếu tốc độc hại chung
TT Nguyên nhân TT Nguyên nhân
1 Tăng nhạy cảm khi tiếp xúc 4 Gây đột biến
2 Do kích thích 5 Ảnh hưởng đến chức năng tái sinh
3 Yếu tố gây ung thư
– Tác động qua đường thâm nhập vào cơ thể con người
1 Qua da 3 Qua đường tiêu hóa
2 Qua hô hấp
c. Nhóm do yếu tố sinh vật học
TT Nguyên nhân TT Nguyên nhân
1 Tác động gây chấn thương hoặc bệnh tật 2 Thực vật, động vật
d. Nhóm do yếu tố tâm, sinh lý học
TT Nguyên nhân TT Nguyên nhân
1 Sự quá tải thể lực 2 Sự quá tải thần kinh tâm lý

3. Nguyên nhân phát sinh ra yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Nguyên nhân phát sinh yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại từ 2 nguyên nhân chính :

a. Nguyên nhân gián tiếp

  • Do xã hội, môi trường xung quanh
  • Tổ chức quản lý
  • Điều kiện tổ chức sắp xếp nơi làm việc chưa phù hợp
  • Qui trình hoặc qui trình chưa phù hợp điều kiện sản xuất
  • Ý thức và nhận thức của con người trong công việc
  • Thiếu thông tin chia sẽ, hợp tác giữa cấp quản lý và người lao động
  • Nguyên nhân khác

b. Nguyên nhân trực tiếp

  • Hành vi nguy hiểm của người lao động trong quá trình lao động
  • E ngại trong việc báo cáo khi phát hiện mối nguy, sự cố kỹ thuật ……
  • Ý thức, tổ chức kỷ luật lao động trong quá trình làm việc hay thực hiện công việc
  • Không chấp hành qui trình hoặc chấp hành đúng mực qui trình
  • Bất ngờ ngoài tầm kiểm soát
  • Nguyên nhân khác

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

4. Xác Định Yếu Tố Nguy Hiểm và Yếu Tố Có Hại trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Theo sơ đồ thời gian của công việc thực hiện. Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, mối nguy, rủi ro là những yếu tố tiềm ẩn theo thời gian làm việc và nó có thể lặp lại trong quá trình thực hiện công việc. Do vậy việc đánh giá, xác định những yếu tố đó là cần thiết nhằm giảm loại bỏ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, mối nguy, rủi ro trong đó bao gồm cả những mối nguy chấp nhận

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Các bước tiến hành xác định yếu tố nguy hiểm, yếu đố độc hại, mối nguy, rủi ro trước khi thực hiện công việc được giao :

Bước 1 : Phán đoán yếu tố nguy hiểm, độc hại, rủi ro kể cả rủi ro chấp nhận được

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Bước 2 : Đánh giá nguy cơ có thể xảy ra qua phán đoán rủi ro

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Bước 3 : Xác định rủi ro lớn nhất có thể xảy ra bao gồm cả rủi ro chấp nhận được

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Bước 4 : Biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro xảy trong thực hiện công việc

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Bước 5 : Biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

5. Yếu tố nguy hiểm, có hại thường xảy ra tại nơi làm việc trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

a. Điện

Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Bụi bẩn tích điện
  • Độ ẩm, mốc, đọng sương trên bề mặt vật hay thiết bị
  • Hoạt tính hóa học
  • Nền dẫn điện

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Nguy cơ phát sinh do con người như :

  • Chủ quan trong sử dụng
  • Ý thức và nhận thức trong quá trình sử dụng
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nguy hiểm điện

b. Ngã cao

Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Không che chắn, cảnh báo
  • Che chắn cảnh báo không phù hợp
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Không che chắn cảnh báo

Nguy cơ phát sinh do con người như :

  • Chủ quan trong công việc
  • Ý thức và nhận thức trong quá trình làm việc
  • Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

c. Cán cuốn kẹp

Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Không biện pháp bao che cơ cấu truyển chuyển động
  • Không bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy theo qui định
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Không biện pháp bao che cơ cấu truyển chuyển động
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Không biện pháp bao che cơ cấu truyển chuyển động

Nguy cơ phát sinh từ con người như :

  • Chủ quan trong quá trình làm việc
  • Ý thức và nhận thức của con người
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Chủ quan trong quá trình làm việc

d. Văng bắn

Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Không biện pháp bao che cơ cấu truyền động phát sinh văng bắn
  • Không biện pháp kiểm soát thiết bị trước khi người lao động làm việc
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Không biện pháp kiểm soát thiết bị

Nguy cơ phát sinh từ con người như :

  • Không kiểm tra và chấp hành biện pháp an toàn sử dụng thiết bị
  • Sử dụng không đúng hướng dẫn và mục đích sử dụng của thiết bị
  • Không sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nguy cơ văng bắn

e. Vật rơi đổ sập

Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Không biện pháp che chắn, chống đỡ
  • Do tổ chức quản lý
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc

Nguy cơ phát sinh từ con người như :

  • Vi phạm nội qui, qui định, qui trình, biện pháp an toàn
  • Không chấp hành các cảnh báo, hướng dẫn tại nơi làm việc
  • Không sắp xếp nơi làm việc
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nguy cơ vật rơi đổ sập

f. Tai nạn giao thông

Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Không có cảnh báo và hướng dẫn giao thông trong đơn vị
  • Không nội qui, qui trình, biện pháp an toàn
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nguy cơ tai nạn giao thông

Nguy cơ phát sinh từ con người như

  • Vi phạm nội qui, qui định, qui trình, biện pháp an toàn
  • Sử dụng phương tiện nghe nhìn, điện thoại trong lúc điều khiển phương tiện
  • Không chấp hành các cảnh báo, hướng dẫn khu vực có phương tiện hoạt động
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Tai nạn giao thông phát sinh từ con người

g. Cháy nổ

Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Không có cảnh báo, biện pháp phòng chống cháy nổ, biện pháp thoát hiểm
  • Không qui trình, biện pháp an toàn đối với công việc dễ phát sinh cháy nổ
  • Thiết bị không đảm bảo an toàn
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nguy cơ cháy nổ phát sinh từ nơi làm việc

Nguy cơ phát sinh từ con người như

  • Vi phạm nội qui, qui định, qui trình, biện pháp an toàn
  • Không chấp hành các cảnh báo, hướng dẫn khu vực có phương tiện hoạt động
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nguy cơ cháy nổ xuất phát từ con người

h. Bụi :

Nguy hại phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Không biện pháp che chắn và kiểm soát hạn chế bụi trong sản xuất
  • Không có hoặc thiếu biện pháp kiểm tra che chắn bụi trước khi làm việc
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bụi phát sinh từ môi trường làm việc

Nguy hại phát sinh từ con người như :

  • Chủ quan và không thực hiện biện pháp che chắn bụi đầy đủ
  • Không sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bụi phát sinh từ con người

i. Tư thế làm việc :

Nguy cơ phát sinh từ môi trường nơi làm việc như :

  • Vị trí làm việc không phù hợp
  • Không gian không phù hợp
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Tư thế làm việc

Nguy hại phát sinh từ con người như :

  • Làm việc quá sức
  • Tư thế khi làm việc không phù hợp
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nguy hại phát sinh từ con người

 


VII. Cải thiện điều kiện lao động trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của con người trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.

Môi trường lao động là nơi tập hợp các thành phần vật chất, xã hội mà ở đó con người tiến hành các hoạt động sản xuất, công tác. Tại đây thường xuất hiện rất nhiều yếu tố, có thể rất tiện nghi, thuận lợi cho người lao động, song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người, (Ví dụ: Nhiệt độ cao hoặc quá thấp, độ ẩm lớn, nồng độ bụi và hơi khí độc cao, độ ồn lớn, ánh sáng thiếu…) tác động đến an toàn lao động.

Các yếu tố xuất hiện trong môi trường lao động là do quá trình hoạt động của các máy móc, thiết bị, do tác động và sự thay đổi của đối tượng lao động, tác động của con người trong khi thực hiện quá trình công nghệ gây ra, đồng thời cũng còn do các yếu tố của điều kiện khí hậu, thiên nhiên gây nên.

Tình trạng tâm sinh lý của người lao động trong khi làm việc là yếu tố chủ quan rất quan trọng, đôi khi lại chính là nguyên nhân để xảy ra sự cố dẫn đến tai nạn lao độngbệnh nghề nghiệp cho chính bản thân họ và người khác.

Do đó cải thiện điều kiện lao động nhằm mục đích xác định rõ nguồn gốc, mức độ và ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với con người để đề ra các biện pháp làm giảm, tiến đến loại trừ các yếu tố đó, hay nói một cách khác là quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1: Có 7 bước thực hiện

1. Đánh giá yếu tố môi trường tại nơi làm việc trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Nhằm xác định những cách làm chưa tốt, cách làm tốt và tự đề ra giải pháp sửa đổi phù hợp. Việc đánh giá gồm các điểm sau

  • Sắp xếp nơi làm việc và vận chuyển vật liệu
  • Điều kiện thực hiện công việc tại nơi làm việc
  • An toàn đối với máy móc thiết bị
  • Môi trường lao đông nơi làm việc
  • Điều kiện phúc lợi nơi làm việc
  • Tổ chức công việc tại nơi làm việc

2. Sắp xếp nơi làm việc và vận chuyển vật liệu trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Các bước thực hiện nguyên tắc này:

Tổ chức sắp xếp nơi làm việc và đường vận chuyển vật liệu:

  • Loại những vật liệu và sản phẩn không cần thiết
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Loại những vật liệu và sản phẩn không cần thiết

 

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Loại những vật liệu và sản phẩn không cần thiết
  • Cải tiến đường vận chuyển, không vật cho lối thoát hiểm
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Cải tiến đường vận chuyển
  • Xếp vật liệu, sản phẩm đúng nơi qui định, không xếp trực tiếp trên sàn
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Xếp vật liệu đúng nơi quy định
  • Sử dụng giá nhiều tầng
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng giá nhiều tầng
  • Rút ngắn thao tác làm việc và đường vận chuyển
    • Vật thường sử dụng để gần
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Vật thường sử dụng để gần
    • Sử dụng giá, kệ di động
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng giá kệ di động
    • Sử dụng xe đẩy, xe kéo tay
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng xe đẩy xe kéo tay
  • Tăng hiệu quả cho thao tác nâng
    • Không nâng vật nặng so với sức nâng của bản thân, nhiều người cùng nâng vật, chia nhỏ và nhẹ hơn
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Không nâng vật nặng so với sức nâng của bản thân
    • Dời vật liệu ngang tầm làm việc
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Dời vật liệu ngang tầm làm việc
    • Sử dụng phương tiện chuyên dùng để nâng, hạ, vận chuyển vật nặng
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng phương tiện chuyên dùng để nâng hạ
    • Giữ lưng thẳng, sử dụng lực cơ chân khi nâng vật
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Giữ lưng thẳng khi nâng vật

3. Điều kiện thực hiện công việc tại nơi làm việc trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Các bước thực hiện nguyên tắc này

  • Trong tầm tay
    • Dụng cụ, vật liệu, nút điều khiển thiết bị ….. trong tầm làm việc của cánh tay
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Dụng cụ trong tầm tay
    • Có nơi đặt dụng cụ và vị trí đặt của mỗi dụng cụ phù hợp tại nơi đặt dụng cụ
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Có nơi đặt dụng cụ
    • Thực hiện công việc ngang tầm khuỷu
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Thực hiện công việc ngang tầm khuỷu
    • Sử dụng bục kê chân cho NLĐ thấp, giá kê vật dụng cho NLĐ cao
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng bục kê chân cho người lao động thấp
    • Sử dụng ghế có tựa lưng cho người lao động ngồi làm việc
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng ghế có tựa lưng cho người lao động ngồi làm việc
    • Sử dụng ghế đôn tạo điều kiện cho người lao động xen kẻ đứng và ngồi
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng ghế đôn tạo điều kiện cho người lao động xen kẻ đứng và ngồi
    • Có đủ chỗ trống chân khi làm việc ở tư thế ngồi hoặc đứng
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Có đủ chỗ trống chân khi làm việc ở tư thế ngồi hoặc đứng
  • Nguyên tắc cố định vật liệu sản xuất và dụng cụ cầm tay
    • Sử dụng dụng cụ gá lắp để cố định vật liệu sản xuất
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng dụng cụ gá lắp để cố định vật liệu sản xuất
    • Sử dụng dụng cụ treo để dễ di chuyển
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng dụng cụ treo để dễ di chuyển
    • Dụng cụ cầm tay có tay nắm, kiểu dáng dày, dễ cầm nắm và cách điện
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Dụng cụ cầm tay có tay nắm và cách điện
    • Sử dụng bàn quay cho công việc cần nhiều thao tác
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng bàn quay cho công việc cần nhiều thao tác
  • Nguyên tắc dễ phân biệt
    • Xếp biển báo và những nút quan trọng trong vùng làm việc của tầm tay
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Xếp biển báo và những nút quan trọng trong vùng làm việc của tầm tay
    • Biển báo, nút điều khiển dễ phân biệt và nhãn mác bằng từ địa phương đơn giản
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Biển báo nút điều khiển dễ phân biệt
    • Nút báo khẩn cấp có màu phân biệt và đặt nơi dễ thấy, dễ thao tác
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nút báo khẩn cấp có màu phân biệt

4. An toàn đối với máy móc, thiết bị trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Các bước thực hiện nguyên tắc này

  • Các điểm vận hành của máy móc không có điểm nguy hiểm
  • Hướng ra vào của vật liệu khi gia công thi công an toàn phù hợp với máy móc
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Hướng ra vào của vật liệu khi gia công thi công an toàn phù hợp với máy móc
  • Bao che các bộ phận nguy hiểm
    • Bộ phận cố định
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bao che bộ phận cố định
    • Bộ phận phận có thể điều chỉnh được
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bao che bộ phận phận có thể điều chỉnh được
  • Điều khiển bằng 2 tay
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Điều khiển bằng 2 tay
  • Bảo dưỡng định kỳ (kể bộ phận che chắn) đúng theo qui định
    • Được thực bởi người đã qua đào tạo và có kinh nghiệm
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bảo dưỡng định kỳ bởi người đã qua đào tạo
    • Ngắt nguồn điều khiển và treo bảng “Nguy Hiểm – Cấm Vận Hành”
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Ngắt nguồn điều khiển và treo bảng báo khi sửa chữa

5. Môi trường lao động trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Các bước thực hiện nguyên tắc này

  • Chiếu sáng đầy đủ tại nơi làm việc
    • Tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày
    • Sử dụng chiếu sáng cục bộ cho công việc chính xác
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng chiếu sáng cục bộ cho công việc chính xác
    • Bố trí nguồn sáng hợp lý, chống chói
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bố trí nguồn sáng hợp lý
    • Bảo trì, bảo dưỡng nguồn sáng
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bảo trì, bảo dưỡng nguồn sáng
  • Thông gió
    • Tăng cường thông gió tự nhiên
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Tăng cường thông gió tự nhiên
    • Tận dụng sự dâng cao của khi nóng
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Tận dụng sự dâng cao của khi nóng
    • Bảo vệ nơi làm việc khỏi sức nóng bên ngoài
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bảo vệ nơi làm việc khỏi sức nóng bên ngoài
    • Sử dụng quạt điện để gia tăng nguồn thông gió
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng quạt điện để gia tăng nguồn thông gió
  • Cô lập nguồn nguy hại cho sức khỏe
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Cô lập nguồn nguy hại cho sức khỏe
  • Sử dụng hệ thống hút xã nguồn nguy hại
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Sử dụng hệ thống hút xã nguồn nguy hại
  • Các thùng chứa hóa chất phải có nhãn mác, dữ liệu an toàn (MSDS) và nắp đậy kín
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Các thùng chứa hóa chất phải có nhãn mác
  • Phòng chống cháy nổ và tai nạn do điện
    • Loại nguồn vật liệu dễ cháy nổ ra khỏi nguồn nhiệt và lửa
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Loại nguồn vật liệu dễ cháy nổ ra khỏi nguồn nhiệt và lửa
    • Trang bị đúng đủ bình chữa cháy và đặt nơi dễ thấy và dễ lấy
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Trang bị đúng đủ bình chữa cháy và đặt nơi dễ thấy và dễ lấy
    • Mạch được bao che và bảo vệ ngắt điện bảo vệ tự động (ELCB) hoặc cầu chì
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Mạch được bao che và bảo vệ ngắt điện bảo vệ tự động
    • Đảm bảo các thiết bị sử dụng điện có dây nối đất
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Đảm bảo các thiết bị sử dụng điện có dây nối đất

6. Điều kiện phương tiện phúc lợi tại nơi làm việc trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Các bước thực hiện nguyên tắc này

  • Trang bị những phương tiện phúc lợi chủ yếu
    • Nước uống, chậu rửa, nhà vệ sinh
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Trang bị nước uống chậu rửa nhà vệ sinh
  • Sử dụng những phương tiện phúc lợi quan trọng ít tốn kém
    • Phương tiện bảo vệ cá nhân, phòng thay quần áo, tủ cá nhân
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Phương tiện bảo vệ cá nhân, phòng thay quần áo, tủ cá nhân
    • Nhà ăn – nhà để xe cho người lao động
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Nhà ăn nhà để xe cho người lao động
    • Phương tiện giải trí – nhà giữ trẻ cho người lao động
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Phương tiện giải trí, nhà giữ trẻ cho người lao động
  • Chăm sóc y tế và sẳn sàng cấp cứu
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Chăm sóc y tế và sẳn sàng cấp cứu
  • Chăm sóc phụ nữ có thai và người khuyết tật
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Chăm sóc phụ nữ có thai và người khuyết tật

7. Tổ chức công việc tại nơi làm việc trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Các bước thực hiện nguyên tắc này

  • Loại bỏ những công đoạn thao tác thừa
  • Phối hợp công việc để thực hiện việc làm một cách đa dạng và thú vị
  • Thiết lập ngăn dự trữ nhỏ giữa các vị trí làm việc khác nhau để công việc trôi chảy
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Thiết lập ngăn dự trữ nhỏ giữa các vị trí làm việc khác nhau để công việc trôi chảy
  • Thường xuyện có những đợt nghỉ ngắn và thể dục giữa giờ
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Thường xuyện có những đợt nghỉ ngắn và thể dục giữa giờ
    • Động viên trao đổi lẫn nhau để hiểu biết và tăng hiệu suất công việc

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

 


VIII. Sơ Cấp Cứu Ban Đầu trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

1. Định Nghĩa

Sơ cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn bị thương tích do tai nạn, bị bệnh ……. trước khi có sự hỗ trợ của y tế. Việc sơ cấp cứu ban đầu có thể tự mình thực hiện hoặc có sự trợ giúp của người khác.

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Định nghĩa sơ cấp cứu

2. Mục Đích

  • Hạn chế thấp nhất tình trạng xấu đi của người bị nạn
  • Thúc đẩy quá trình hồi phục của người bị nạn

3. Tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu ban đầu

Thời gian là tối quan trọng trong việc sơ cấp cứu ban đầu. Quyết định cho việc phục hồi được chức năng hoặc tàn tật vĩnh viễn. Quyết định cho sự sống chết của người bị nạn.

Những hậu quả nếu không sơ cấp cứu kịp thời

  • Tim ngừng đập
  • Sau 4 phút → Não bị tổn thương
  • Sau 10 phút → Não tổn thương không thể phục hồi
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Tầm quan trọng của sơ cấp cứu

Lưu ý: Nhằm đảm bảo an toàn cho nạn nhân, người sơ cấp cứu và những người xung quang trong việc sơ cấp ban đầu phải:

  • Bình Tĩnh – Nhanh Chóng
  • Dừng khẩn cấp hoặc ngắt nguồn thiết bị gây ra tai nạn lao động
  • Phòng tránh nguy hiểm cho bản thân trước
  • Phòng tránh nguy hiểm cho mọi người xung quanh
  • Phòng tránh nguy hiểm cho người bị nạn
  • Phải giải thích cho nạn nhân hiểu và biết bạn đang làm gì để nạn nhân hợp tác khi thực hiện việc sơ cấp cứu
  • Khi gọi cấp cứu câu từ phải rỏ ràng, chính xác và ngắn gọn. Khi kết thúc cuộc gọi cấp cứu chỉ được ngắt máy khi cơ sở y tế ngắt máy
  • Tuyệt đối không di chuyển người bị nạn dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa biết rõ thương tổn và cố định vết thương của người bị nạn.
  • Sơ cấp cứu viên không được phép tự ý cho nạn nhân sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi không có chỉ định của nhân viên y tế
  • Sơ cấp cứu viên không được phép tự ý nắn sửa vết thương gãy xương hay điều trị vết thương khác khi không phải là vết thương gãy xương

4. Nguyên Lý Kỹ Thuật Sơ Cấp Cứu Ban Đầu trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Phải BÌNH TĨNH – NHANH CHÓNG thực hiện đồng thời 06 bước sau :

  • a. Đánh giá, phát hiện và cách ly những nguy hiểm ở hiện trường tai nạn trước khi tiếp cận người bị nạn nhằm đảm bảo an toàn cho người cấp cứu, người xung quanh và người bị nạn.
  • b. Khi tiếp cận người bị nạn đánh giá tình trạng bên ngoài và thương tổn của người bị nạn, qua đó xác định thương tổn ưu tiên. Nếu :
    • Người bị nạn còn tỉnh táo : Thăm hỏi, động viên giúp nạn nhân bình tĩnh qua đó tìm hiểu thương tổn (nếu có) của người bị nạn
    • Người bị nạn không tỉnh táo hoặc ngất : Kiểm tra, thăm khám trực tiếp người bị nạn nhằm xác định thương tổn khác (nếu có) trên người bị nạn

Lưu ý: Tuyệt đối không di chuyển người bị nạn dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa biết rõ thương tổn của người bị nạn.

  • c. Gọi người trợ giúp (nếu cần thiết)
  • d. Gọi cấp cứu 115 hoặc gọi cấp cứu ngoại viện cơ sở y tế gần nhất. Nội dung cơ bản khi gọi cấp cứu :
    • Thông tin về nơi xảy ra tai nạn
    • Thông tin về tai nạn và tính chất tai nạn
    • Thông tin, các tổn thương và tình trạng về người bị nạn
    • Thông tin về các nguy hiểm
    • Thông tin để liên lạc

Lưu ý: Không ngắt điện thoại khi kết thúc cuộc gọi.

  • e. Sơ cấp cứu ban đầu
  • f. Chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất

5. Kỹ Thuật Sơ Cấp Cứu Ban Đầu trong tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

A. Sơ cấp cứu say nắng – say nóng

Say nắng – say nóng : là tình trạng mất nước cấp toàn thể của cơ thể do làm việc hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nóng bức như trong hầm lò, môi trường kín hay hoặc động thể lực quá sức nặng nhọc kéo dài dẫn lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiệt cơ thể tỏa ra quá lớn

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Say nắng

Sơ cấp cứu ban đầu khi say nắng, say nóng bằng việc nghỉ ở nơi thoáng mát, uống nước có pha ít muối cho đến khi hết khát, chườm mát, quạt mát, tắm mát… không chườm nước đá trực tiếp lên da và uống thuốc hạ sốt

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
sơ cấp cứu say nắng

B. Sơ cấp cứu phỏng (bỏng)

Bỏng (hay còn gọi là phỏng) là chấn thương với da hay các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Mức độ bỏng :

  • Bỏng độ 1 : là loại bỏng gây ra tổn thương da nhỏ nhất. Bỏng độ 1 còn được gọi với tên khác là bỏng bề mặt bởi chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da.
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bỏng độ 1
  • Bỏng độ 2 : là loại bỏng nghiêm trọng hơn bỏng độ 1 bởi tổn thương đã lan xuống lớp dưới của da. Loại tổn thương này có thể làm da bị phồng rộp và trở nên rất đỏ và sưng. Một số nốt phồng rộp có thể bị hở, làm cho vết vỏng có thể ở trong tình trạng ẩm ướt. Sơ cấp cứu ban đầu khi bỏng độ 1 và bổng độ 2 xối nước mát liên tục vào vùng da bị bỏng hoặc ngâm vùng da bị bỏng vào nước, nếu hóa chất bắn vào mắt xối nước nhẹ, liên tục và chớp mắt nhiều lần để rửa hóa chất. Tuyệt đối không dùng bất kỳ hóa chất hay dung môi nào khác để rửa hoặc bôi vào vết bỏng.
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bỏng độ 2
  • Bỏng độ 3 : là loại bỏng nặng nhất, gây ra tổn thương nghiêm trọng nhất, lan đến cả những lớp da sâu hơn. Tổn thương có thể chạm tới cả mạch máu, các cơ quan chính và xương, có thể dẫn đến tử vong. Sơ cấp cứu ban đầu đối với phỏng độ 3 không áp dụng những cách tự chữa với bỏng độ 3. Nên gọi cấp cứu ngay lập lức. Trong khi đợi xe cấp cứu, nâng vết thương cao hơn tim. Không nên cởi quần áo nhưng phải đảm bảo rằng quần áo không dính vào vết bỏng.
Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1
Bỏng độ 3
Phác Đồ Sơ Cứu Vết Thương Bỏng

C. Sơ cấp cứu vết thương gãy

Gãy xương là tình trạng mất tính liên tục của xương được biểu hiện dưới nhiều hình thức từ rạn đến sự gãy hoàn toàn của xương

Nguyên nhân nhân của việc gãy xương là do tác động của lực từ bên ngoài có thể gián tiếp hoặc trực tiếp vào xương. Gãy Xương được chia ra làm 2 loại : Gãy xương kín và gãy xương hở

Sơ cấp cứu vết thương gãy
Nút thắt thường sử dụng trong sơ cứu vết thương gãy xương
Ngoài băng thun trong sơ cứu có thể sử dụng các vật dụng như khăn, giẻ sạch
Sơ cấp cứu bong gân
Sơ cấp cứu gãy xương

D. Sơ cấp cứu vết thương chảy máu

Chảy máu hay còn gọi là xuất huyết là tình trạng máu bao gồm 2 thánh phần huyết tương và thánh phần hữu hình thoát ra ngoài khỏi hệ tuần hoàn do chấn thương làm đứt các mạch máu làm máu thoát ra ngoài hay máu tụ đọng ở một chỗ trong chơ thể hay do bệnh lý

Sơ cấp cứu vết thương chảy máu

Vết thương chảy máu thường xảy ra do tai nạn trong giao thông hay sinh hoạt như gãy xương chọc đứt mạch máu, chấn thương rách mạch máu; do bị đánh như: dao chém, lê hay kiếm đâm, do bom, mìn, đạn sát thương… Vết thương mạch máu lớn, nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị tử vong.

Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương. Người cấp cứu phải căn cứ từng vết thương và tính chất chảy máu ở vết thương mà chọn biện pháp cầm máu thích hợp, không làm một cách tùy tiện, hoặc sai kỹ thuật, nhất là khi đặt garô, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Một số phương pháp cầm máu đối với vết thương chảy máu như : garô, băng ép vết thương, ép mạch máu.

  • Đặt garô (garrot) : Garô phải được đặt ở chỗ dễ nhìn thấy nhất, gần vết thương nhất, ưu tiên chuyển nạn nhân đến bệnh viện trước kèm theo phiếu ghi giờ đặt garô. Trong quá trình đặt garô, cứ một giờ nới lỏng garô trong vài phút cho máu chảy xuống nuôi dưỡng phần dưới chỗ bị thương, sau đó lại tiếp tục siết garô khi máu bắt đầu chảy trở lại. Lưu ý, chỉ đặt garô trong các trường hợp sau đây: chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn; đặt garô ở nơi xảy ra tai nạn, nhưng gần một bệnh viện, thời gian vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện dưới một giờ; đặt tạm thời trong một thời gian ngắn để chuẩn bị mổ.
Đặt garô
  • Băng ép cầm máu: Dùng một cuộn băng hay một chiếc khăn gấp nhỏ lại thành một cục đặt lên vết thương và băng ép lên trên để cầm máu, dùng băng cuộn băng chặt quanh chi cho đến khi không thấy máu thấm băng. Băng ép cầm máu tốt nhất là dùng loại băng chun. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng cầm máu tốt lại không gây hậu quả xấu đối với vùng bị tổn thương.
Băng ép cầm máu
  • Ép mạch máu: Bạn dùng ngón tay ép lên đường đi của mạch máu phía trên (gần tim hơn vết thương) vào nền xương. Vị trí thường được dùng để ấn mạch: ở chi trên là sau xương đòn, nếu chảy máu của động mạch dưới đòn ở vùng vai, cánh tay. Tại hõm nạch, nếu chảy máu của động mạch nách và động mạch cánh tay, ở vùng cánh tay. Tại bờ trong cơ nhị đầu, ở nếp gấp khuỷu, nếu chảy máu của động mạch quay và động mạch trụ, ở vùng cẳng tay. Chi dưới: điểm giữa nếp bẹn, nếu chảy máu của động mạch đùi do vết thương ở dưới đùi. Tại hõm khoeo, nếu chảy máu của động mạch vùng cẳng chân…
Ép mạch máu

 


IX. Tài liệu tham khảo thêm cho tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 1

Thông Tư 53/2016/TT – BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 53/2016/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016-NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 1. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

  1. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, các Bộ theo thẩm quyền quản lý đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 33 Luật an toàn vệ sinh lao động khi có đề nghị sửa đổi, bổ sung Danh mục thì gửi công văn về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, với các nội dung sau:

– Tên máy, thiết bị, vật tư, chất cần sửa đổi, bổ sung vào Danh mục, bao gồm cả tên khoa học và tên giao dịch thương mại (nếu có);

– Đánh giá sự cần thiết, tính khả thi, tác động của việc sửa đổi, bổ sung các loại máy, thiết bị, vật tư, chất vào Danh mục (kèm theo dự thảo các quy trình kiểm định, nếu có).

  1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội các đề xuất, sửa đổi, bổ sung Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động của các Bộ theo quy định.
  2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thông tư này tới các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hàng năm về tình hình thực hiện Thông tư này cùng với báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2017.
  2. Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
  3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

DANH MỤC

CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

STT MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Mục I Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
1 Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C.
2 Nồi gia nhiệt dầu.
3 Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996.
4 Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar.
5 Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010.
6 Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar.
7 Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan.
8 Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống, dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế.
9 Hệ thống lạnh các loại theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:2015, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.
10 Cần trục các loại: cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế.
11 Cầu trục các loại: Cầu trục lăn, cầu trục treo.
12 Cổng trục các loại: Cổng trục, bán cổng trục.
13 Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng.
14 Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
15 Xe tời điện chạy trên ray.
16 Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao.
17 Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
18 Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
19 Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
20 Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.
21 Thang máy các loại.
22 Thang cuốn; băng tải chở người.
23 Sàn biểu diễn di động.
24 Các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3m/s so với sàn cố định trừ các phương tiện thi đấu thể thao.
25 Hệ thống cáp treo chở người.
26 Tời, trục tải có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò.
27 Cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò.
28 Động cơ đốt trong (thể tích Cac-te trên 0,6 m3 hoặc đường kính xi lanh trên 200mm).
29 Máy biến áp phòng nổ.
30 Động cơ điện phòng nổ.
31 Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò).
32 Thiết bị điều khiển phòng nổ (bảng điều khiển, hộp nút nhấn).
33 Máy phát điện phòng nổ.
34 Cáp điện phòng nổ.
35 Đèn chiếu sáng phòng nổ.
36 Máy nổ mìn điện.
37 Hệ thống cốp pha trượt.
38 Hệ thống cốp pha leo.
39 Hệ giàn thép ván khuôn trượt.
40 Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc chuyên dùng có hệ thống tời nâng.
41 Máy bơm bê tông.
42 Máy thi công công trình hầm, ngầm: Máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở; máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín; máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên; máy làm bê tông công trình ngầm.
43 Hệ giàn giáo thép; thanh, cột chống tổ hợp.
44 Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng.
45 Đài phát thanh có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.
46 Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.
Mục II Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự
1 Các loại thuốc nổ.
2 Phương tiện nổ (kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm,…).
3 Cáp và cáp quang cẩu bộ thiết bị 3f-24.40; 3f-24.50; ƃFMИ 468929.058.
4 Quang cẩu bộ thiết bị 3f-10.36-04.
5 Thiết bị thử tải 8E088.
6 Thiết bị MC-35004/Bộ thiết bị MC-35030.
7 Bộ xe nâng chuyển tên lửa K350-110.
8 Trạm sấy và làm lạnh YXHC f55-70MЭ.
9 Giá đỡ tháo dỡ K350-60.
10 Đòn gánh cẩu K350-14-01.
11 Hệ thống chai, mạng đường ống dẫn Nitơ.
12 Hệ thống trạm, mạng tồn trữ, chiết nạp, điều chế Nitơ lỏng-khí có độ tinh khiết cao đến 98%.
13 Bình khí Nitơ xe bệ phóng 9Õ-117M.
14 Bộ cáp cẩu công ten nơ tên lửa.
15 Thanh cẩu tên lửa P-15UÕY9513-0.
16 Cáp cẩu công ten nơ tên lửa; động cơ phóng Õ9510-10A; đầu đạn Õ9590-0; đầu đạn trong hòm C1.42-00.
17 Máy nén khí ДK-9M và ЭK-9.
18 Thiết bị an định thuốc phóng, thuốc nổ (Thiết bị an định Linter; thiết bị an định Hecxozen; thiết bị an định Nitro Xelulo (NC).
19 Thiết bị phản ứng thuộc dây chuyền sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ (thiết bị tạo NitroGlyxerin (NG); thiết bị tạo NitroXelulo (NC); Thiết bị tạo Dinitrotoluen (DNT); thiết bị chế tạo axít Tetraxen; thiết bị chế tạo axít Stipnat chì).
20 Thiết bị chịu áp lực chứa nguyên liệu chế tạo vật liệu nổ (thùng áp suất vận chuyển Na2CO3; thùng áp suất vận chuyển DNT; thùng áp suất vận chuyển Na2SO4; thùng áp suất vận chuyển Na2SO3.
21 Thiết bị nhồi, nén thuốc nổ thuộc dây truyền sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ: Thiết bị bằng cơ khí (máy nén tinh, máy nén 10 vị trí); thiết bị bằng thủy lực (máy nén thủy lực, thiết bị nén thuốc hạt lửa, máy ép thuốc đen).
22 Thiết bị hỗn lô thuốc phóng, thuốc nổ được dây truyền thuốc phóng, thuốc nổ: Thiết bị trộn thùng quay (máy trộn thuốc dây dẫn nổ, máy nghiền trộn thuốc đen 3 phần, máy nghiền trộn Amonit, máy trộn bột tan với thuốc); thiết bị trộn dạng lắc (máy sang thuốc TEN, máy khử bụi chọn hạt thuốc đen, máy tạo hạt thuốc đen, máy sàng thuốc gợi nổ); thiết bị trộn dạng cánh đảo (máy trộn thuốc hỗn hợp, máy trộn hỗn hợp thuốc nổ ướt, máy trộn gôm với thuốc).
23 Thiết bị lắp ráp, rung xóc đạn, hạt lửa: Máy thử chấn động; máy thử va đập; máy rút, tóp đạn; thiết bị tháo ngòi và ống đuôi đạn B40.
24 Máy đánh rỉ đạn.
25 Thiết bị kẹp đạn bằng khí nén.
26 Buồng tăng, giảm áp suất; bình lọc khí cao áp; buồng áp suất sử dụng trong huấn luyện và điều dưỡng cho đặc công nước.
27 Trạm khí nén YKC; VZ20/350; trạm ôxy AKZC 75M; trạm Azốt UGZCIA.
28 Cần trục các loại dùng: Nâng hạ ngư lôi, tên lửa, nâng hạ xuồng trên tàu, đảo.
29 Xà cẩu đạn tên lửa.
30 Hệ thống nâng hạ bộ cầu phà PMP (tời để nâng hạ).
31 Thiết bị nâng hạ bom, đạn (Palăng điện; Pa lăng kéo tay có trọng tải nâng từ 500 kg trở lên).
32 Tời điện, tời thủ công dùng để nâng tải, kéo tải trong các xưởng sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ.
33 Xe nâng bom, đạn.
34 Xe cẩu ghế dù.

 


X. Tham khảo thêm

1. Dịch vụ huấn luyện an toàn cấp chứng chỉ nhóm 1

99,000 

2. Bài kiểm tra an toàn lao động nhóm 1


3. Bảng báo giá dịch vụ huấn luyện an toàn lao động


4. Tải về tài liệu (download)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *