Tài liệu huấn luyện an toàn ngành gỗ công nghiệp

Tài liệu huấn luyện an toàn ngành gỗ công nghiệp

TẢI VỀ BỘ TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG (6 NHÓM, HƠN 300 NGÀNH NGHỀ)

Khai thác, sản xuất chế biến gỗ (nghề mộc) là một nghành sản xuất truyền thống lâu đời của nước ta. Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của các lĩnh vực khác nghành khai thác, chế biến gỗ cũng không ngừng phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Những sản phẩm từ sản xuất chế biến gỗ không những đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước.

Nhiều làng nghề nổi tiếng về sản xuất chế biến gỗ như Vạn điểm, Chàng sơn, Hữu bằng, Canh đậu (Hà Tây nay là Hà Nội), Đồng kỵ (Bắc Ninh),Vân hà (Hà Nội), Trực ninh (Nam Định). Các làng nghề khác tại Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Đồng nai, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh.

Các cụm Khu công nghiệp sản xuất chế biến gỗ tập trung nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như: Khu công nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh, khu công nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, khu công nghiệp tại Bình Định và khu công nghiệp tại Tây Ninh,…

Bên cạnh ưu điểm là tạo công ăn việc làm,cung cấp sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Nghành khai thác chế biến gỗ vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục như khai thác không đúng dẫn tới rừng phòng hộ bị phá gây sạt lở đất, lũ lụt,

ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất, chất phụ da trong chế biến, không tuân thủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động gây tai nạn lao động cho công nhân trong sản xuất.

Để góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần giúp nghành khai thác chế biến gỗ phát triển bền vững, Viện KH- AT,VSLĐ Tp.Hồ Chí Minh biên soạn tài liệu của khóa huấn luyện an toàn lao động cho công việc Khai thác chế biến gỗ công nghiệp và bốc xếp thủ công những vật nặng từ 30kG trở lên cho nhóm 3 theo NĐ44/2016/CP ngày 15/5/2016 và TT06/2020/ BLĐTBXH, ngày 20/8/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.


Danh Mục Nội Dung

PHẦN 1: MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH VỀ VỀ KHAI THÁC, SẢN XUẤT GỖ CÔNG NGHIỆP

1. Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/01/2017 có hiệu lực ngày 01/01/2019

Luật gồm 12 chương, 108 điều:

  • Chương 1: Những quy định chung(từ điều 1 đến điều 9)
  • Chương 2: Quy hoạch lâm nghiệp (từ điều 10 đến điều 13)
  • Chương 3: Quản lý rừng(từ điều 14 đến điều 36)
  • Chương 4: Bảo vệ rừng (từ điều 37 đến điều 43)
  • Chương 5: Phát triển rừng (từ điều 44 đến điều 51)
  • Chương 6: Sử dụng rừng(từ điều 52 đến điều 65)
  • Chương 7: Chế biến và thương mại lâm sản( từ điều 66 đến điều 72)
  • Chương 8: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng(từ điều 73 đến điều 89)
  • Chương 9: Định giá rừng, đầu tư tài chính trong lâm nghiệp
  • Chương 10: Khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp(từ điều 96 đến điều 99)
  • Chương 11: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm(từ điều 100 đến điều 106)
  • Chương 12: Điều khoản thi hành(từ điều 107 đến điều 108)

2. Nghị định 156/2018/CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ có hiệu lực ngày 01/01/2019, Quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp

Nghị định gồm 7 chương và 92 điều:

  • Chương 1: Những quy định chung (từ điều 1 đến đến điều 3)
  • Chương 2: Quy chế quản lý rừng(từ điều 4 đến điều 34)
  • Chương 3: Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng(từ điều 35 đến 44)
  • Chương 4: Phòng cháy, chữa cháy rừng (từ điều 45 đến điều 56)
  • Chương 5: Dịch vụ môi trường, quỹ bảo vệ và phát triển rừng (từ điều 57 đến điều 66)
  • Chương 6: Chính sách đầu tư và phát triển rừng (từ điều 87 đến điều 89)
  • Chương 7: Điều khoản thi hành (từ điều 90 đến điều 92)

3. Thông tư và Quyết đinh về việc khai thác, chế biến gỗ công nghiệp

Thông tư Liên bộ số 01/TTLB ngày 22/12/1995. Hướng dẫn xuất nhập khẩu một số sản phẩm gỗ và lâm sản đã được nêu tại Quyết định 664/TTg ngày 18/10/1995 của Chính phủ. Các loài thực vật hoang dã có tại Việt Nam có tên trong phục lục I, II Cites quốc tế.

  • Thông tư số 04/NN/KL-TT ngày 5/2/1996 về việc thi hành Nghị định 02/1995/CP ngày 5/1/1995. Phạm vi động thực vật hoang dã được qui định tại thông tư này:
  • QĐ 40/2005/QĐBNN ngày 07/07/2005 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Ban hành quy chế khai thác gỗ.

PHẦN 2: QUY TRÌNH KHAI THÁC GỖ, QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GỖ CÔNG NGHIỆP

I. QUY TRÌNH KHAI THÁC TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN NGÀNH GỖ CÔNG NGHIỆP

Điều 11. Những căn cứ để tiến hành thiết kế khai thác

  1. Địa danh, diện tích, sản lượng đã hoạch định trong phương án điều chế.
  2. Hạn mức khai thác gỗ lớn trong rừng tự nhiên hàng năm, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo.
  3. Đối tượng rừng được phép khai thác theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này và các quy phạm kỹ thuật có liên

Điều 12. Đối tượng rừng được phép thiết kế khai thác

  • Rừng gỗ tự nhiên thuần loại, hoặc hỗn loại khác tuổi, chưa qua khai thác, hoặc đã qua khai thác, nhưng được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của luân kỳ khai thác và phải đảm bảo tiêu chuẩn trữ lượng sau:
    • Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá có trữ lượng
      • Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đạt trên 90m3/ha;
      • Đối với các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế đạt trên 110m3/ha;
      • Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào đạt 130m3/ha.
    • Đối với rừng khộp đạt trữ lượng trên 100 m3/ha.
    • Đối với rừng lá kim đạt trữ lượng trên 130m3/ha.
      • Các đối tượng rừng quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 1 điều này phải có trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô lớn hơn 30% tổng trữ lượng của lô đó;
    • Đối với rừng gỗ hỗn loài với tre, nứa, trữ lượng gỗ phải đạt
      • Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đạt trên 50m3/ha;
      • Đối với các tỉnh từ Nghệ An trở vào đạt trên 70m3/ha.
  • Rừng gỗ tự nhiên thuần loại, đồng tuổi đã thành thục công nghệ.

Điều 13. Nhiệm vụ của các đơn vị được phép thiết kế khai thác

  • Đơn vị được phép thiết kế khai thác
    • Các tổ chức thiết kế khai thác của lâm trường, địa phương có chức năng thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên được quy định trong giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
    • Các tổ chức thiết kế thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng, các trường kỹ thuật lâm nghiệp.
    • Thủ trưởng đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, tính chính xác của hồ sơ thiết kế khai thác do đơn vị lập.
  • Nhiệm vụ chính của đơn vị thiết kế khai thác
    • Thực hiện theo đúng quy định tại Điều 11, 12 và Điều 14 của Quy chế này;
    • Xác định đúng cây đạt tiêu chuẩn khai thác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Quy phạm (QPN14-92);
    • Đóng búa bài cây theo đúng quy định tại quy chế quản lý, sử dụng búa bài cây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    • Thực hiện đầy đủ trình tự các bước lập hồ sơ thiết kế khai thác theo quy định tại Điều 15 quy chế này;
    • Sai số về sản lượng giữa hồ sơ thiết kế với khối lượng nghiệm thu thực tế của chủ rừng cho phép ± 15% (tính cho toàn khu khai thác được mở rừng).

Điều 14. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu trong thiết kế khai thác

  • Phương thức khai thác
    • Khai thác chọn đối với các loại rừng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Quy chế này;
    • Khai thác trắng, hoặc khai thác chọn để chuyển thành rừng không đồng tuổi đối với rừng được quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy chế này.
  • Luân kỳ khai thác thực hiện theo khoản 3 Điều 8 của Quy chế này
  • Cường độ khai thác: được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa trữ lượng các cây bài chặt trong lô với trữ lượng của lô trước khi khai thác và được quy định như sau:
    • Cường độ khai thác không kể chặt bài thải và đổ vỡ.
    • Đối với rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng lá kim kinh doanh gỗ lớn cường độ khai thác quy định như sau:
      • Cấp trữ lượng từ 91 – 150m3/ha, cường độ từ 18-23%
      • Cấp trữ lượng từ 151 – 200m3/ha, cường độ từ 24 – 28%
      • Cấp trữ lượng từ 201 – 300m3/ha, cường độ từ 29 – 33%
      • Cấp trữ lượng trên 300m3/ha, cường độ từ 34 – 38%
    • Đối với rừng gỗ hỗn loài tre nứa, cường độ từ 25 – 30%.
    • Đối với rừng khộp cường độ khai thác được tăng lên một cấp so với cấp trữ lượng nói trên.
    • Cường độ khai thác theo quy định tại điểm a khoản này được xác định ở lô khai thác có độ dốc từ 150 trở xuống, còn độ dốc trên 150 thì cường độ khai thác phải giảm xuống theo quy định như sau: nếu độ dốc tăng lên từ 10- 20 thì cường độ khai thác phải giảm đi 1%.
  • Đường kính tối thiểu của cây gỗ được khai thác đối với rừng kinh doanh gỗ lớn quy định như sau:
    • Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra
      • Gỗ nhóm I và II = 45 cm
      • Gỗ nhóm III đến nhóm VI = 40 cm
      • Gỗ nhóm VII và VIII = 30 cm
    • Đối với các tỉnh Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế
      • Gỗ nhóm I và II = 50 cm
      • Gỗ nhóm III đến nhóm VI = 45 cm
      • Gỗ nhóm VII và VIII = 35 cm
    • Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào
      • Gỗ nhóm I và II = 50 cm
      • Gỗ nhóm III đến nhóm VI = 45 cm
      • Gỗ nhóm VII và VIII = 40cm
    • Đối với rừng lá kim, đường kính tối thiểu được phép khai thác là 40 cm và cây họ dầu trong rừng khộp là 35 cm.
  • Tỷ lệ lợi dụng
    • Tỷ lệ lợi dụng được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản phẩm lấy ra so với khối lượng toàn bộ thân cây (thể tích cây đứng), cụ thể như sau:
      • Gỗ lớn: là gỗ khúc thân tính từ mạch cắt gốc chặt đến mạch cắt ở chiều cao dưới cành. Tuỳ theo phương tiện vận chuyển mà khúc thân có thể cắt thành nhiều đoạn để kéo ra bãi giao, đơn vị tính là m3;
      • Gỗ tận dụng: là phần cành, ngọn có đường kính đầu nhỏ của lóng gỗ từ 25 cm trở lên, hoặc những lóng gỗ khúc thân bị rỗng ruột toàn bộ chiều dài lóng gỗ, có đường kính phần rỗng ruột chiếm từ 40% đến 70% đường kính của lóng gỗ, đơn vị tính là m3;
      • Củi: là phần cành, ngọn, khúc gỗ thân bị rỗng ruột không thuộc đối tượng quy định ở điểm b, khoản 5 Điều này, đơn vị tính là m3, hoặc
      • Tuỳ theo đặc tính loài cây chặt, điều kiện địa hình, cự ly vận chuyển, khả năng tiêu thụ mà tỷ lệ lợi dụng được phép thiết kế trong khoảng giới hạn sau:
        • Gỗ lớn: 60% trở lên
        • Gỗ tận dụng: 10% trở lên
        • Củi: 5% trở lên
    • Trong trường hợp có chặt bài thải, vệ sinh rừng, thì khối lượng sản phẩm tận dụng được thống kê riêng trong biểu sản phẩm khai thác và đóng búa bài cây cho những cây có đường kính (D1.3) từ 25 cm trở lên.
    • Đối với những cây chặt hạ trên đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ nếu khúc gỗ thân có đường kính đầu nhỏ từ 25 cm trở lên được tính là gỗ lớn và nếu nhỏ hơn 25 cm được tính là gỗ tận dụng.

Điều 15. Nội dung chủ yếu của công tác thiết kế khai thác

  1. Xác minh rừng: trước khi thiết kế khai thác phải tiến hành xác minh rừng theo các nội dung sau:
    • Sơ thám: khảo sát địa hình mô tả cụ thể về độ cao, độ dốc, hệ thống sông, suối v.v…, xác định vị trí tiểu khu được phép khai thác; xác định trạng thái rừng và đối chiếu giữa bản đồ với thực địa để bổ sung cho hợp lý;
    • Phân chia lô, khoảnh trên thực địa (đối với kinh doanh gỗ lớn thì diện tích lô từ 5-10 ha, trường hợp đặc biệt do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định);
    • Phát đường ranh giới lô, khoảnh, đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/5.000 của khu khai thác. Đường ranh giới lô rộng 1m, đường ranh giới khoảnh rộng 1,5m và đánh dấu sơn vào cây trên đường ranh giới ở hai mặt đối diện của lô, khoảnh, tiểu khu với ký hiệu sau: ranh giới lô đánh 1 vạch sơn ngang, ranh giới khoảnh đánh 2 vạch sơn ngang song song, ranh giới tiểu khu đánh 3 vạch sơn ngang song song;
    • Đóng cọc mốc lô, khoảnh và ghi tên lô, khoảnh (đối với khoảnh ghi chữ số ả Rập, đối với lô ghi theo bảng chữ cái tiếng Việt);
    • Lập ô tiêu chuẩn (tổng diện tích các ô tiêu chuẩn tối thiểu = 2% tổng diện tích thiết kế) để thu thập tài liệu, về chiều cao, đường kính, trữ lượng, độ tàn che, tổ thành loài cây, tổng số cây, tổng số cây đạt cấp kính khai thác… và dự kiến cường độ khai thác.
  2. Thiết kế ngoại nghiệp
    • Dựa vào cường độ khai thác và đường kính tối thiểu được phép khai thác quy định tại Điều 14 của Quy chế này, tiến hành đóng búa bài cây đối với cây đạt tiêu chuẩn khai thác (không bài những cây thuộc đối tượng cấm khai thác, sử dụng theo quy định của Chính phủ), những cây bài thải, cây phải chặt để làm đường vận xuất, vận chuyển, làm bãi gỗ. Kỹ thuật đóng búa bài cây thực hiện quy định về quản lý, sử dụng búa bài cây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    • Đo đếm các cây bài chặt.
      • Đo đường kính, hoặc chu vi cây tại vị trí 1,3 m tính từ gốc lên (D1,3) cho từng cây, số liệu ghi vào phiếu bài cây.
      • Xác định chiều cao vút ngọn và tên cây, số liệu thu thập được ghi vào phiếu bài cây.
      • Việc đo đếm cây bài chặt bao gồm cả những cây trên đường vận chuyển, vận xuất và bãi gỗ có D1,3 từ 25 cm trở lên.
      • Nếu không xác định được tên cây thì ghi ký hiệu “SP” vào phiếu bài cây, căn cứ đặc tính của cây để xếp vào nhóm thích hợp và do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
    • Xác định loại hình vận xuất, vận chuyển, lựa chọn vị trí và dự kiến các công trình sản xuất ở trong khu khai thác, bao gồm: mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển, hệ thống bãi gỗ và các công trình phụ trợ khác, nhưng phải đảm bảo hạn chế tối đa việc phải chặt cây để xây dựng công trình.
    • Việc xác định vị trí bãi giao phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo cự ly vận xuất, vận chuyển hợp lý để phát huy tối đa năng suất của phương tiện, có thể thực hiện giao nhận cả trong mùa mưa và thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
  3. Tính toán nội nghiệp trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp
    • Tính toán các chỉ tiêu lâm học chủ yếu theo lô, khoảnh, tiểu khu;
    • Căn cứ vào phiếu điều tra để tính thể tích cây đứng, sản lượng gỗ lớn, số liệu sau khi tính toán được tổng hợp theo đơn vị lô, khoảnh, tiểu khu;
    • Xác định cường độ khai thác cho phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy chế này, nếu không phù hợp, phải tiến hành điều chỉnh lại số cây bài trên thực địa;
    • Tính toán sản lượng thương phẩm theo loài, cấp kính và nhóm gỗ;
    • Tính toán các công trình sản xuất trong khu khai thác như: đường vận xuất, vận chuyển, kho bãi gỗ v..;
    • Lập phương án sản xuất cho từng đơn vị chủ rừng bao gồm, mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển, hệ thống kho bãi gỗ, tính toán chi phí sản xuất (công hoặc tiền đầu tư cho một đơn vị sản phẩm); dự tính thuế tài nguyên, kinh phí trích lại để đầu tư cho khâu lâm sinh, lập kế hoạch khối lượng khâu lâm sinh, dự toán giá thành ;
    • Sản lượng gỗ khai thác trên đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ được thống kê riêng trong biểu sản phẩm khai thác và không tính vào chỉ tiêu khai thác gỗ lớn của kế hoạch hàng năm.
  4. Phương pháp đo đếm và tính toán thực hiện theo phương pháp hiện hành của Viện Điều tra quy hoạch rừng.
  5. Lập hồ sơ thiết kế khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  6. Nghiệm thu thiết kế ngoại nghiệp do chủ rừng tự tiến hành (hoặc thuê đơn vị tư vấn độc lập thực hiện theo thoả thuận). Nội dung nghiệm thu thiết kế ngoại nghiệp bao gồm: địa danh, diện tích, sản lượng, đối tượng rừng đưa vào thiết kế phải phù hợp với quy định của Quy chế này; tính hợp lý của hệ thống đường vận xuất, kho bãi gỗ, chất lượng cây bài. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản đánh giá chất lượng thiết kế ngoại nghiệp đạt, hay không đạt yêu cầu. Thủ trưởng đơn vị nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung nghiệm thu của đơn vị. Nội dung chi tiết của công tác nghiệm thu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể.

Điều 16. Phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác cho chủ rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác cho từng chủ rừng theo các nội dung quy định như sau:

  1. Đối tượng rừng được phép đưa vào khai thác;
  2. Địa danh được phép khai thác trong đó ghi cụ thể tên tiểu khu, khoảnh, lô;
  3. Diện tích đưa vào khai thác theo tiểu khu, khoảnh, lô;
  4. Sản lượng được phép khai thác, bao gồm gỗ lớn, gỗ tận dụng và củi theo tiểu khu, khoảnh, lô;
  5. Chủng loại gỗ theo nhóm, cấp kính và loài cây;
  6. Các chỉ tiêu xây dựng cơ bản, dự kiến chi phí nhân công hoặc giá thành khai thác, và tiêu thụ sản phẩm;
  7. Các chỉ tiêu lâm sinh;
  8. Hệ thống bãi giao theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Quy chế này cho các chủ rừng, đồng thời thông báo cho Chi cục Kiểm lâm để làm căn cứ đóng búa kiểm lâm tại bãi giao và công bố công khai kết quả phê duyệt để mọi người theo dõi, giám sát.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các chỉ tiêu, kỹ thuật của hồ sơ khai thác đã duyệt.

Điều 17. Thủ tục trình duyệt và ra quyết định mở rừng khai thác

  1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hồ sơ thiết kế khai thác toàn tỉnh, gửi Cục Lâm nghiệp thẩm định và mở rừng.
  2. Trên cơ sở quyết định mở rừng của Cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo và chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng tổ chức thực hiện.
    • Quyết định mở rừng khai thác được gửi cho Chi cục Kiểm lâm và Uỷ ban nhân dân cấp huyện sở tại để làm căn cứ kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.
  3. Hồ sơ thiết kế khai thác
    • Hồ sơ thiết kế khai thác quy định như sau:
      • Hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất kinh doanh tổng hợp của toàn tỉnh (trong đó biểu các chỉ tiêu lâm học chủ yếu, biểu chi tiết địa danh, sản lượng được thể hiện chi tiết cho từng lô);
      • Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất cho các chủ rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
      • Báo cáo thực hiện 10 tháng, ước thực hiện kế hoạch khai thác của năm trước về các chỉ tiêu quy định trong hồ sơ thiết kế khai thác;
  4. Giao Cục Lâm nghiệp ban hành hệ thống biểu mẫu của phương án điều chế rừng, hồ sơ thiết kế khai thác, các loại biên bản nghiệm thu, kiểm tra, bàn giao rừng trước và sau khi khai thác.

Điều 18. Những quy định trong quá trình khai thác

  1. Điều kiện để tổ chức khai thác: chủ rừng chỉ được phép tiến hành tổ chức khai thác sau khi có quyết định mở rừng khai thác.
  2. Các hình thức tổ chức khai thác: chủ rừng được quyền chủ động tổ chức khai thác theo đúng nội dung của quyết định mở rừng khai thác và các quy định hiện hành.
  3. Giao nhận khu khai thác: chủ rừng lập biên bản bàn giao cho đơn vị khai thác (nếu hợp đồng khai thác) hoặc đơn vị thành viên (nếu tự khai thác), về hồ sơ thiết kế khai thác, quyết định mở rừng khai thác và hiện trường (ranh giới khu khai thác theo lô, khoảnh, tiểu khu hệ thống cọc mốc, dấu búa bài cây; tổng số cây bài chặt, mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển, địa điểm kho bãi gỗ dự kiến mở).
  4. Chuẩn bị khai thác
    • Trước khi khai thác, đơn vị khai thác phải tiến hành các công việc sau:
      • Phát luỗng rừng toàn diện hay cục bộ (trừ rừng khộp) để đảm bảo an toàn cho quá trình khai thác;
      • Làm mới, sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển và kho bãi gỗ trong khu khai thác.
  5. Tổ chức khai thác
    • Khai thác phải đúng địa danh cho phép;
    • Chặt hạ đúng những cây có dấu bài chặt và khai thác phải tập trung dứt điểm từng lô, gỗ sau khi khai thác có dấu búa bài chặt, được nghiệm thu theo khối lượng thực tế để đóng búa kiểm lâm;
    • Chặt hạ xong phải tiến hành ngay việc cắt khúc, cắt cành, ngọn; số lóng gỗ cắt ra phải phù hợp với cây chặt hạ đã có dấu búa bài cây;
    • Khai thác đến đâu chủ rừng phải tổ chức vận xuất ngay ra bãi giao và đo đếm đánh số thứ tự vào đầu lóng gỗ bằng sơn, lập lý lịch của từng lóng theo số thứ tự trên đầu lóng gỗ và tính toán khối lượng gỗ lớn. Sai số cho phép (tính cho toàn bộ khu khai thác) giữa tổng khối lượng gỗ đã khai thác theo lý lịch gỗ do chủ rừng lập với tổng khối lượng gỗ lớn trong hồ sơ thiết kế là 15%;
    • Chiều cao gốc chặt cao nhất (tính từ mặt đất) tối đa không quá 1 lần đường kính trên mặt cắt của gốc cây còn lại;
    • Sau khi vận xuất gỗ ra bãi giao, chủ rừng báo với Hạt Kiểm lâm sở tại đóng búa kiểm lâm theo qui định tại điểm g khoản 1 Điều 19 của Quy chế này để lưu thông;
    • Chặt hạ theo đúng quy trình kỹ thuật quy định tại Quy phạm kỹ thuật (QPN 14-92).
  6. Vệ sinh rừng: sau khi kết thúc khai thác, chủ rừng phải tiến hành ngay việc chặt những cây đổ, gẫy phát sinh trong quá trình chặt hạ, cây bài thải và vệ sinh rừng. Sản phẩm thu được bổ sung vào khối lượng gỗ tận dụng trong khai thác chính. Công tác vệ sinh rừng phải được hoàn thành trong thời hạn khai thác gỗ quy định tại khoản 8 Điều này.
  7. Bàn giao rừng sau khai thác: sau khi khai thác xong, đơn vị khai thác phải bàn giao rừng cho chủ rừng tại hiện trường, kèm theo biên bản bàn giao rừng.
  8. Thời hạn khai thác: quy định từ ngày có quyết định mở rừng đến 31 tháng 3 năm

Điều 19. Nghiệm thu đóng cửa rừng sau khai thác

  1. Kiểm tra rừng sau khai thác: sau khi hoàn thành việc khai thác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Lâm nghiệp chủ trì cùng với chủ rừng và đơn vị khai thác tổ chức kiểm tra hiện trường, lập biên bản nghiệm thu, đánh giá việc khai thác theo các nội dung sau:
    • Kết quả thực hiện so với hồ sơ thiết kế, quyết định mở rừng khai thác về địa danh, diện tích, sản lượng, hệ thống đường vận xuất, vận chuyển, kho bãi gỗ;
    • Căn cứ các chỉ tiêu quy định tại Quy chế này để đánh giá kỹ thuật khai thác như gốc chặt, tỷ lệ cây đổ gẫy và xử lý cây đổ gẫy sau khai thác, tình hình lợi dụng gỗ, số cây chặt không có dấu bài, số cây bài mà không chặt..;
    • Về công tác luỗng rừng và vệ sinh rừng;
    • Nhận xét đánh giá việc thực hiện khai thác theo quy định của Quy chế này và xử lý những vi phạm theo các quy định hiện hành;
    • Đóng búa kiểm lâm;
      • Căn cứ kết quả đóng búa bài cây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc Chi cục Lâm nghiệp; Hạt Kiểm lâm sở tại đối chiếu số thứ tự lóng, khúc, cây, đã có dấu búa bài cây của lô gỗ so với số thứ tự lóng, khúc, cây trong lý lịch gỗ do chủ rừng lập (không tiến hành đo đếm lại) và đóng búa kiểm lâm theo quy định hiện hành để lưu thông.
  2. Chủ rừng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của lý lịch gỗ do mình đã lập khi gỗ được đưa đi tiêu thụ.
  3. Đóng cửa rừng sau khai thác
    • Căn cứ biên bản kiểm tra sau khai thác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo đóng cửa rừng khai thác;
    • Sau khi có thông báo đóng cửa rừng khai thác, chủ rừng lập hồ sơ của khu rừng (năm khai thác, tình trạng rừng sau khai thác…) để đưa vào chế độ quản lý, bảo vệ;
    • Thông báo đóng cửa rừng được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Hạt Kiểm lâm sở tại để theo dõi, đồng thời gửi cho Cục Lâm nghiệp để tổng hợp.

II. KHAI THÁC TẬN DỤNG TRONG RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN NGÀNH GỖ CÔNG NGHIỆP

Điều 20. Đối tượng rừng được khai thác tận dụng

  1. Các khu rừng phải chuyển đổi mục đích sử dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  2. Rừng nằm trên các tuyến đường vận xuất, vận chuyển gỗ, làm kho bãi trong khai thác chính.
  3. Các cây đứng, mọc rải rác còn sót lại trên nương rẫy cố định, được Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép khai thác tận dụng.
  4. Các cây gỗ chết đứng, chết khô, chết cháy trong rừng sản xuất, do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn quản lý bảo vệ và hưởng lợi theo quy định của Chính phủ, được Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép khai thác tận dụng.

Điều 21. Nội dung thiết kế và thủ tục trình duyệt

  1. Nội dung thiết kế
    • Đối với tổ chức, doanh nghiệp
      • Xác định rõ ranh giới, diện tích theo lô, khoảnh, tiểu khu;- Đo đếm và đóng búa bài cây toàn bộ cây có đường kính từ 25cm trở lên;
      • Tính toán khối lượng sản phẩm chính theo kích thước, nhóm gỗ;
      • Ước tính khối lượng sản phẩm gỗ nhỏ, củi có thể tận dụng;
      • Lập hồ sơ khai thác tận dụng.
    • Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: Chỉ cần thống kê số cây, ước tính sản lượng tận dụng.
  2. Thủ tục trình duyệt
    • Đối tượng rừng quy định tại khoản 2 Điều 20: được thiết kế và trình duyệt đồng thời với hồ sơ thiết kế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên;
    • Các đối tượng rừng còn lại
      • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác và cấp phép khai thác tận dụng cho chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp.
      • Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
  3. Các đối tượng rừng khai thác tận dụng quy định tại Điều 20 Quy chế này nếu là rừng trồng thì trình tự phê duyệt thiết kế khai thác như sau:
    • Rừng của chủ rừng là tổ chức thì việc thiết kế khai thác, thủ tục trình duyệt thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Quy chế này.
    • Rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thì chỉ cần thống kê số cây, diện tích, sản lượng trình Uỷ ban nhân dân cấp xã cho phép khai thác.

Điều 22. Những nguyên tắc trong quá trình khai thác tận dụng

  1. Khai thác tận dụng phải tuân thủ các quy trình, quy phạm nhằm đảm bảo tái sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cây còn lại, không mở đường vận xuất, vận chuyển và kho bãi mới mà phải lợi dụng các công trình đã có hoặc đường mòn để vận xuất, vận chuyển.
  2. Khai thác tận dụng phải đúng địa điểm, đúng diện tích, đúng đối tượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép. Nghiêm cấm lợi dụng chặt gỗ nơi khác đưa vào khu vực được phép khai thác tận dụng.
  3. Gỗ sau khi khai thác, được nghiệm thu theo khối lượng thực tế và đóng búa kiểm lâm theo quy định trước khi vận chuyển gỗ. Phương pháp nghiệm thu, đóng búa Kiểm lâm như quy định tại điểm g khoản 1 Điều 19 của Quy chế này.

III. TẬN THU GỖ NẰM CÁC LOẠI TRONG RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN (gọi tắt là tận thu)

Điều 23. Đối tượng và địa điểm tận thu

Là các loại gỗ khô lục, lóc lõi, gỗ cháy với mọi kích thước, chủng loại; hiện còn nằm trên đất rừng sản xuất, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép tận thu (đối với tổ chức, doanh nghiệp) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép tận thu (đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn).

Điều 24. Hồ sơ tận thu, thủ tục trình duyệt

  1. Lập hồ sơ tận thu
    • Sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép tận thu theo quy định tại quy chế này, chủ rừng tiến hành thu gom ở từng lô, gỗ được tập kết tại đường phân lô, khoảnh, tiểu khu, sau đó thống kê cụ thể số lóng, số khúc, số cây, số tấm; đo kích thước, tính khối lượng theo chủng loại gỗ cho từng lô, khoảnh, tiểu khu; đóng búa bài cây những lóng, khúc, cây gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 25cm trở lên và các hộp gỗ có chiều dày từ 10 cm trở lên, số còn lại không thuộc quy cách trên đánh dấu bằng sơn; lập lý lịch những cây, lóng, khúc, hộp có đóng búa bài cây, thống kê ước tính khối lượng đối với số gỗ còn lại.
  2. Thủ tục trình duyệt
    • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép tận thu cho chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp; Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp phép tận thu cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
  3. Tổ chức tận thu
      • Tận thu phải đúng địa điểm, diện tích, đối tượng đã được cấp có thẩm quyền cho phép;
      • Nếu tận thu trong hiện trường khai thác cũ thì không được mở đường mới mà phải lợi dụng đường có sẵn;
      • Nghiêm cấm lợi dụng đưa gỗ nơi khác vào khu vực được phép tận
  4. Gỗ tận thu được nghiệm thu theo khối lượng thực tế và đóng búa kiểm lâm cho các đối tượng gỗ theo quy định hiện hành để lưu thông, phương pháp nghiệm thu, đóng búa Kiểm lâm như quy định tại điểm g khoản 1 Điều 19 của Quy chế này.

IV. KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRONG RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN

Điều 25. Khai thác tre, nứa

  1. Đối tượng rừng được khai thác: rừng tre nứa có độ tàn che trên 70% và có số cây già và cây vừa trên 40% tổng số cây.
  2. Các chỉ tiêu kỹ thuật
    • Luân kỳ khai thác 2 – 4 năm;
    • Cường độ khai thác từ 1/4 đến 2/3 số cây;
    • Đối với loài mọc bụi mỗi bụi để lại ít nhất 10 cây;
    • Tuổi cây khai thác trên 2 năm.
  3. Thiết kế khai thác
    • Phân chia ranh giới, đóng mốc bảng lô, khoảnh trên thực địa;
    • Lập bản đồ tỷ lệ 1/5000 khu khai thác;
    • Phân định rõ địa danh, diện tích khai thác;
    • Đo đếm số cây;
    • Tính toán sản lượng khai thác theo số cây hoặc quy ra tấn cho từng lô và tổng hợp theo khoảnh, tiểu
  4. Thủ tục trình duyệt
    • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ và cấp giấy phép khai thác cho các chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh; Công ty, Tổng công ty phê duyệt và cấp phép phai thác cho các chủ rừng là thành viên của công ty, Tổng công ty; Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; giấy phép khai thác được gửi cho Hạt Kiểm lâm sở tại để giám sát quá trình thực hiện.

Điều 26. Khai thác, thu hái lâm sản trừ gỗ, tre nứa

Được phép khai thác, thu hái các lâm sản trừ gỗ, tre nứa (trừ những loài quý hiếm, cấm khai thác, sử dụng theo quy định của Chính phủ), nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của từng loài. Việc khai thác, thu hái do chủ rừng tự quyết định (đối với rừng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý, do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp phép khai thác, thu hái), sản phẩm khai thác, thu hái được tự do lưu thông.

V. KHAI THÁC GỖ RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TRỒNG, VƯỜN RỪNG, RỪNG TỰ NHIÊN KHOANH NUÔI TÁI SINH CỦA CÁC CHỦ RỪNG ĐÃ ĐƯỢC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN GIAO ĐỂ QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH LÂM NGHIỆP

Điều 27. Khai thác rừng trồng tập trung của tổ chức Nhà nước bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại

  1. Các chỉ tiêu kỹ thuật
    • Tuổi khai thác: được xác định tuỳ theo loài cây, yêu cầu chất lượng, quy cách sản phẩm, mục đích kinh doanh rừng và do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định (nếu đơn vị trực thuộc tỉnh), hoặc Công ty, Tổng công ty quyết định (nếu đơn vị không trực thuộc tỉnh), theo đề nghị của chủ rừng;
    • Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định, nhưng phải đảm bảo trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp;
    • Tỷ lệ lợi dụng
      • Gỗ nguyên liệu từ 70 – 80%
      • Củi từ 10 – 15%.
  2. Hồ sơ khai thác: việc lập hồ sơ khai thác bao gồm các nội dung sau:
    • Xác định địa danh, diện tích khu khai thác;
    • Xác định tuổi, trữ lượng, tỷ lệ lợi dụng và sản lượng;
    • Lập bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5.000;
    • Lập phương án trồng lại rừng;
    • Tổng hợp hồ sơ khai thác.
  3. Thủ tục cấp giấy phép khai thác
    • Đối với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc tỉnh, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ và cấp giấy phép khai thác;
    • Đối với các đơn vị không trực thuộc tỉnh, do Công ty, Tổng công ty thẩm định hồ sơ cho chủ rừng là thành viên của Công ty, Tổng công ty, trình Bộ chủ quản cho phép thực hiện. Gỗ sau khi khai thác được tự do tiêu thụ, lưu thông.

Điều 28. Khai thác rừng trồng, gỗ vườn, cây trồng phân tán của chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp tự đầu tư gây trồng hoặc vay ưu đãi

  1. Tuổi khai thác
    • Nếu do chủ rừng tự bỏ vốn để trồng rừng thì tuổi khai thác do chủ rừng tự quyết định;
    • Nếu rừng trồng bằng nguồn vốn vay của nhà nước (lãi suất thông thường hoặc ưu đãi) hoặc bằng các nguồn vốn vay của các tổ chức khác mà nhà nước bảo lãnh, thì tuổi khai thác, hồ sơ khai thác thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều 27 của Quy chế này.
  2. Thủ tục khai thác
    • Rừng khai thác quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này do chủ rừng tự quyết định;
    • Rừng khai thác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
      • Nếu chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác;
      • Chủ rừng là thành viên của Công ty, Tổng công ty nếu không trực thuộc tỉnh, do Công ty, Tổng công ty cấp phép khai thác;

Điều 29. Khai thác rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bằng nguồn vốn viện trợ, vốn ngân sách Nhà nước

Khai thác rừng trồng bằng nguồn vốn viện trợ, vốn ngân sách nhà nước: thực hiện theo quy định cụ thể của từng dự án, chủ rừng chỉ cần thống kê địa danh, diện tích, ước tính sản lượng trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Điều 30. Chặt nuôi dưỡng (tỉa thưa) đối với rừng trồng

  1. Trường hợp không có tận thu lâm sản do chủ rừng tự quyết định.
  2. Trường hợp có tận thu lâm sản
    • Đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi theo quy định sau:
      • Về kỹ thuật: thực hiện theo quy trình, quy phạm tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng;
      • Về thủ tục khai thác tỉa thưa: do chủ rừng tự quyết định.
  3. Đối với rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn: chủ rừng được tự chủ trong việc thực hiện và được tự do tiêu thụ, lưu thông.

Điều 31. Khai thác gỗ rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh do chủ rừng tự bỏ vốn

  1. Trường hợp khoanh nuôi tái sinh trên diện tích không có rừng
    • Khai thác để sử dụng cho nhu cầu gỗ gia dụng của chủ rừng: chủ rừng chỉ cần báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại;
    • Khai thác thương mại: Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác thì chủ rừng làm đơn đề nghị và thống kê số cây cần chặt hạ, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận để khai thác, tiêu thụ.
  2. Trường hợp khoanh nuôi tái sinh trên diện tích đã có rừng
    • Nếu khai thác để sử dụng tại chỗ, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu khai thác vì mục đích thương mại, chủ rừng làm đơn đề nghị và thống kê số cây cần chặt, báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận làm cơ sở cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác. Gỗ sau khi khai thác được tự do tiêu thụ.
  3. Đối với gỗ khai thác theo quy định tại điều này, được tự do lưu thông, tiêu thụ.

PHẦN 3: KHAI THÁC GỖ, LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRONG RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 32. Những quy định chung

  1. Các hoạt động khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải bảo đảm nguyên tắc duy trì và phát triển khả năng phòng hộ của rừng. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác lâm sản làm suy giảm vốn rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tạm thời đình chỉ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ do yêu cầu của việc phòng hộ và bảo vệ môi trường.

Điều 33. Khai thác gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên

  1. Đối tượng
    • Được phép khai thác những cây chết khô, chết cháy, đổ gẫy, cụt ngọn và tận thu gỗ nằm thuộc các đối tượng quy định tại Điều 23 của Quy chế này để tạo điều kiện thuận lợi cho tái sinh tự nhiên.
  2. Thủ tục trình duyệt
    • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Lâm nghiệp phê duyệt và cấp phép (đối với tổ chức), Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp phép (đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng).

Điều 34. Khai thác gỗ đối với rừng phòng hộ là rừng khoanh nuôi

  1. Trường hợp khai thác đối với rừng do Nhà nước đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Quy chế này.
  2. Trường hợp khai thác đối với rừng do chủ rừng được giao hoặc nhận khoán tự bỏ vốn đầu tư được thực hiện theo quy định sau:
    • Không phân biệt vùng phòng hộ rất xung yếu và phòng hộ xung yếu, khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác thì được phép khai thác chọn với cường độ tối đa 30% (trừ các loại gỗ quý hiếm cấm khai thác sử dụng theo quy định của Chính phủ).
    • Về thủ tục trình duyệt
      • Nếu khai thác để giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng, chủ rừng làm đơn xin phép khai thác để Uỷ ban nhân dân cấp xã cho phép khai thác.
      • Nếu khai thác thương mại
        • Chủ rừng là tổ chức phải lập hồ sơ thiết kế khai thác trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp phép khai thác;
        • Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn chỉ cần thống kê số cây, diện tích, sản lượng để Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận làm cơ sở để Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác.
      • Gỗ khai thác sau khi đóng búa kiểm lâm được tự do lưu thông.

Điều 35. Khai thác tre nứa và lâm sản khác (trừ gỗ) trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên

  1. Đối với rừng tre nứa khi rừng đạt độ tàn che trên 80% mới được phép khai thác.
  2. Cường độ khai thác tối đa 30% và được khai thác măng.
  3. Về thủ tục thiết kế, trình duyệt và tiến hành khai thác thực hiện theo khoản 4 Điều 25 của Quy chế này.
  4. Được phép khai thác các loại lâm sản phụ (trừ các loại quý hiếm cấm khai thác sử dụng theo quy định của Chính phủ), nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng. Việc khai thác do chủ rừng tự quyết định (nếu khai thác trong rừng thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp xã, do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp phép).

Điều 36. Khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng

  1. Đối với rừng do Nhà nước đầu tư được phép khai thác cây phù trợ, tỉa thưa khi rừng có mật độ dày. Cường độ khai thác không quá 20% và đảm bảo độ tàn che sau khi khai thác tỉa thưa là lớn hơn hoặc bằng 0,6. Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phù trợ, nhưng phải đảm bảo cây trồng chính còn ít nhất là 600 cây/ha, nếu không đủ phải để lại cây phù trợ theo quy định về mật độ đối với cây trồng chính. Khi cây trồng chính đạt tuổi khai thác, thì hàng năm được phép khai thác chọn với cường độ không quá 20%, hoặc chặt trắng theo băng, theo đám nhỏ với diện tích dưới 1 ha đối với rừng phòng hộ xung yếu và dưới 0,5 ha đối với rừng phòng hộ rất xung yếu, tổng diện tích khai thác không vượt quá 1/10 diện tích rừng trồng đã trồng thành rừng và phải trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp.
  2. Đối với rừng trồng do ban quản lý, hoặc do bên nhận khoán tự đầu tư, khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá 1/10 diện tích do rừng trồng đã thành rừng. Phương thức khai thác: chặt theo băng hoặc theo đám; băng hoặc đám không được liền kề nhau, có diện tích không quá 1,0 ha ở vùng rất xung yếu và không quá 2 ha ở vùng xung yếu và phải trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp.
  3. Chỉ tiêu khai thác: tuổi khai thác và lập hồ sơ thiết kế khai thác thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Quy chế này.
  4. Thủ tục cấp phép
    • Đối tượng thuộc khoản 1 điều này, thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của quy chế này.
    • Đối tượng thuộc khoản 2 điều này, thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của quy chế này.

Điều 37. Khai thác tận dụng trong rừng phòng hộ khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng

  1. Đối tượng rừng được phép khai thác thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Quy chế này.
  2. Trình tự, thủ tục khai thác thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Quy chế này.

PHẦN 4: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GỖ TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN NGÀNH GỖ CÔNG NGHIỆP

Trước khi sản xuất, gỗ cần được chế biến tạo thành phẩm. Quá trình chế biến gỗ được phân ra thành loại là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

A. Quy trình chế biến đồ gỗ tự nhiên trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Đối với đồ gỗ tự nhiên, quy trình chế biến bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chọn lọc gỗ tự nhiên làm nguyên liệu đầu vào

  • Chọn lọc gỗ tự nhiên
  • Không phải bất kỳ loại gỗ nào cũng được lựa chọn để chế biến, sản xuất để tạo thành các thành phẩm gỗ. Bởi đặc điểm của mỗi loại gỗ khác nhau nên cách ứng dụng cũng khác nhau. Vì vậy, các đơn vị cần chọn lọc gỗ để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.

Bước 2: Xẻ gỗ thành các tấm có kích thước theo yêu cầu

  • Đây là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình chế biến và sản xuất đồ gỗ. Bởi nguyên liệu đầu vào là những khối gỗ thô lớn. Để thuận tiện trong quá trình sản xuất, gỗ thô cần phải được xẻ thành các thanh hoặc tấm gỗ có kích thước khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
  • Công đoạn xẻ gỗ đòi hỏi những người thợ xẻ phải có tay nghề giỏi, chắc tay để đảm bảo các tấm gỗ không bị lỗi cũng như không bị hao gỗ. Đồng thời, công đoạn này cũng đòi hỏi đơn vị sản xuất đầu tư hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại để giảm thiểu sức người và nâng cao hiệu quả công việc.

Tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Bước 3: Sấy gỗ

  • Sấy gỗ chống mối mọt, cong vênh
  • Gỗ tự nhiên nếu không được sấy khô dễ dẫn đến tình trạng bị ẩm mốc, mối mọt khiến tuổi thọ gỗ bị giảm. Vì vậy, quy trình chế biến sản xuất gỗ không thể thiếu công đoạn sấy gỗ. Với công đoạn này, gỗ sau khi xẻ sẽ được ngâm trong hóa chất chuyên dụng để chống mối mọt sau đó đưa vào lò sấy hơi nước. Trong quá trình sấy gỗ phải duy trì mức nhiệt độ tiêu chuẩn để tránh tình trạng gỗ bị cong, vênh hay nứt nẻ. Gỗ không được sấy khô hoàn toàn mà phải duy trì độ ẩm ở mức 15%.

Bước 4: Lọc và phân loại gỗ

  • Sau khi sấy, gỗ sẽ được lọc và phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau như độ mịn, kích thước, màu sắc. Việc phân loại sẽ giúp người dùng dễ dàng lựa chọn loại gỗ phù hợp cho quá trình sản xuất.

B. Quy trình chế biến gỗ công nghiệp trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Quy trình chế biến gỗ công nghiệp

Đối với gỗ công nghiệp, quy trình chế biến sản xuất đồ gỗ sẽ được thực hiện theo các bước sau.

Bước 1: Lựa chọn gỗ để đưa vào sản xuất

  • Gỗ công nghiệp thường được lựa chọn từ các loại gỗ như tràm và gỗ thông. Đây là hai loại gỗ phổ biến nhất để chế biến thành gỗ công nghiệp.

Bước 2: Xẻ mỏng và nghiền nát để tạo thành phẩm gỗ ván

  • Sau khi lựa chọn, gỗ được xẻ mỏng và nghiền nát để làm thành các loại gỗ ván ép HDF, MFC, MDF.

Bước 3: Bột gỗ trộn cùng keo và chất phụ gia chống mối mọt và ép thành tấm

  • Ép gỗ công nghiệp thành từng tấm
  • Bột gỗ sau khi nghiền nát sẽ được trộn cùng các chất phụ gia chống mối mọt cùng keo dính. Sau khi bột gỗ được trộn cùng keo và chất phụ gia sẽ được ép thành từng tấm gỗ. Quá trình ép gỗ phải đảm bảo nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo kết cấu vững chắc của gỗ.

Bước 4: Xử lý bề mặt, tạo vân và phủ bóng bề mặt

  • Tạo vân, phủ bóng bề mặt gỗ công nghiệp
  • Sau khi ép, gỗ công nghiệp trải qua công đoạn xử lý bề mặt, tạo vân và phủ bóng bề mặt để tạo tính thẩm mỹ. Gỗ công nghiệp thường được phủ bóng Melamine Resin trong suốt để chống xước cũng như giữ màu sắc và những đường vân gỗ đẹp mắt.

Bước 5: Cắt và soi mộng cạnh gỗ công nghiệp

  • Gỗ sau khi được xử lý bề mặt, tạo vân và phủ bóng sẽ được cắt với kích thước theo quy định. Đồng thời, các tấm gỗ sẽ được soi mộng các cạnh.

Bước 6: Kiểm tra thành phẩm

  • Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất.

Tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

  • Nghiền nhỏ gỗ là một trong các bước sản xuất gỗ ép.

C. Quy trình sản xuất gỗ ván ép trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

1. Tiêu chuẩn sản xuất gỗ ván ép trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Sản xuất gỗ ván ép cần tuân thủ theo những tiêu chuẩn sau:

  • Sau khi được sấy khô, tấm gỗ sẽ được bảo quản nghiêm ngặt tối thiểu Đồng thời, nó phải có độ ẩm dao động trong khoảng từ 6-8 %
  • Ép gỗ cần đạt đúng tiêu chuẩn quốc gia đã khuyến cáo
  • Quy trình ép ván gỗ phải diễn ra đúng trình tự, cần sự giám sát chặt chẽ. Tuyệt đối không được bỏ qua, cắt bớt các bước tiến hành dẫn đến sản phầm mang chất lượng kém

Tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

2. Quy trình sản xuất gỗ ván ép trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Bước 1: Khai thác, lựa chọn gỗ

  • Ở công đoạn này, cần lựa chọn những dòng gỗ phù hợp để tiến hành sản xuất nhanh chóng (ví dụ gỗ lá kim hay gỗ lá rộng). Sau đó, cắt bỏm, chỉ lấy thân gỗ, còn lá, cành gom lại mang về nhà máy xử lý sau

Bước 2: Sơ chế gỗ

  • Sau khi mang thân gỗ về, tiến hành ngâm chúng trong hồ nước trong thời gian lâu một chút. Mục đích của việc làm này là giúp máy dễ dàng bóc vỏ ở thân gỗ đi nhanh hơn và khâu cắt lát cũng đơn giản đi nhiều

Bước 3: Tiến hành sản xuất gỗ

Việc thực hiện sản xuất gỗ ván ép cần trải qua 10 bước sau đây:

BƯỚC CÁCH THỰC HIỆN
Bước 1 Tiến hành bóc vỏ gỗ và cắt gỗ thành từng khúc với kích thước chung theo yêu cầu
Bước 2 Miếng gỗ sẽ được đưa vào máy cắt để tạo ra từng miếng gỗ với độ mỏng đồng nhất
Bước 3 Tiếp theo, các tấm gỗ sẽ được đưa lên dây chuyền cắt riêng biệt nhằm cắt thành phẩm ra với kích cỡ khác nhau
Bước 4 Để tấm gỗ đạt dộ ẩm quy định, bắt buộc phải cho tấm gỗ vào máy sấy khô
Bước 5 Kiểm tra lỗi trên tấm gỗ bằng cách áp dụng công nghệ quét bằng máy hiện đại. Đồng thời, tiến hành sửa lỗi từng tấm để đạt gỗ được chuẩn, chính xác hơn
Bước 6 Làm sạch cũng như phủ đều hai mặt tấm ván keo kết dính. Đồng thời, xếp chúng chồng lên nhau theo độ dày để được tấm gỗ đúng như mong đợi
Bước 7 Tiếp tục đưa tấm ván vào trong máy ép lạnh nhằm làm phẳng và đảm bảo cho keo được phân phối đều
Bước 8 Áp dụng ép nóng tấm ván theo thời gian đã được mặc định sẵn nhằm tạo tính liên kết chặt giữa những tấm gỗ với nhau
Bước 9 Khi khâu ép nóng đã hoàn tất, để Tấm gỗ ép nguội rồi mới được đưa vào máy cắt, chà nhám để loại bỏ các góc cạnh cứng. Ngoài ra, còn có tác dụng làm mịn bề mặt gỗ hơn nữa
Bước 10 Kiểm tra lần cuối chất lượng sản phẩm để đánh giá tấm gỗ đã đạt chất lượng theo yêu cầu hay chưa
Bước 11 Đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến những nơi cần thiết

 

Tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp


D. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY MÓC CHẾ BIẾN GỖ TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN NGÀNH GỖ CÔNG NGHIỆP

1. Các dụng cụ để sản xuất gỗ trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Để sản xuất gỗ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau đây:

  • Máy khoan: Giúp người thợ khoan được các lỗ trên gỗ một cách chắn chắn, chính xác, nhanh gọn và dễ dàng hơn mà không làm hỏng bề mặt gỗ xung quanh chỗ khoan
  • Máy cưa: Là dụng cụ không thể thiếu trong sản xuất gỗ, nó có thể cắt, xẻ hay cưa gỗ cực dễ dù có cứng đến đâu. Đồng thời, thiết bị còn tạo hình gỗ chuyên nghiệp, có sự linh hoạt và an toàn
  • Máy bào gỗ: Thiết bị chuyên dụng để bào gỗ ra với những loại cần độ phẳng, cao cũng như muốn có độ dày như ý
  • Máy chà nhám: Dùng chà nhám bề mặt gỗ trở nên đẹp, gọn gàng và có độ bóng, mịn màng theo đúng nhu cầu người sử dụng
  • Máy đánh bóng: Có tác dụng làm đẹp bề mặt gỗ để làm nên những sản phẩm gỗ đẹp, chất lượng cao
  • Máy phay: Giúp phay một số mặt phẳng của gỗ như mặt nghiêng, đứng hoặc phay rãnh nhanh chóng, dễ dàng hơn

2. Hộp đựng đồ nghề trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

  • Giúp bạn bảo quản dụng cụ sản xuất, chế tạo gỗ nhanh gọn và tốt hơn, tránh tình trạng bị mất đồ cũng như dễ tìm kiếm khi dùng.
  • Ba loại máy gây ra hầu hết các tai nạn lao động trong xưởng gỗ là: máy bào gỗ, máy cưa đĩa để bàn và máy phay đứng. Nếu máy không được che chắn cẩn thận bạn có thể chạm phải những bộ phận nguy hiểm và gặp chấn thương nghiêm trọng, đôi khi dẫn tới mất ngón hoặc chi trên.
  • Sau khi tắt máy, phần lưỡi dao và lưỡi cưa vẫn tiếp tục hoạt động. Chúng ta có thể giảm thiểm nguy cơ do tiếp xúc với lưỡi dao và lưỡi cưa đang hoạt động nếu máy được che chắn kỹ và trang bị má phanh giúp các bộ phận này dừng trong thời gian ngắn, lý tưởng là 10 giây.
  • Tất cả các công nhân vận hành máy chế biến gỗ phải được đào tạo bài bản, hiểu về các nguy cơ có thể xảy ra và cách vận hành máy an toàn.

3. Máy bào gỗ trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

  1. Để phòng ngừa tai nạn khi tiếp xúc với bộ phận cắt – Hãy đảm bảo rằng máy bào gỗ có bộ phận che chắn bảo vệ chắc chắn cho toàn bộ phần lưỡi cắt. Bộ phận che chắn bảo vệ này phải dễ điều chỉnh, ví dụ như không cần tới dụng cụ mới có thể điều chỉnh.
  2. Để giảm thiểu việc tiếp xúc với bộ phận cắt và loại trừ khả năng chạm phải lưỡi cắt – Điều chỉnh bộ phận che chắn sát tối đa với phần gỗ đang thao tác.
  3. Để giữ khoảng cách giữa tay và bộ phận cắt – Sử dụng bàn đẩy khi thực hiện thao tác với các chi tiết gỗ nhỏ. Để tay luôn ở khoảng cách an toàn có thể sử dụng cây đẩy nếu cần.

Chú ý: Che chắn bộ phận cắt và tuân theo hệ thống an toàn khi làm việc là tối quan trọng. Đối với máy cắt hai lưỡi, trong vòng một phút máy này có thể tạo ra 10.000 chuyển động cắt, do đó nếu tay tiếp xúc với lưỡi cắt thì trong vòng 1/10 giây, ngón tay sẽ bị cắt 16 lần.

4. Máy cưa đĩa để bàn trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Máy cưa đĩa có những bộ phận sau: Chêm mở mạch cưa, Vỏ che lưỡi cưa, có thể hạ xuống sát chi tiết gỗ cần thao tác. Những chi tiết này giúp phòng tránh việc miếng gỗ văng về phía bạn và tránh tiếp xúc trực tiếp với lưỡi cưa.

  1. Khi sử dụng máy cưa đĩa bạn cần giữ khoảng cách giữa tay và lưỡi cưa. Nếu phải tiếp xúc trong khoảng cách 30cm bạn cần sử dụng gậy đẩy dài ít nhất 45cm và có phần đầu gậy có vấu. Công cụ này giúp đảm bảo tay bạn tránh xa phần lưỡi cưa đang chuyển động.
  2. Cân nhắc cẩn trọng trước khi tiến hành công việc để quyết định dụng cụ bảo vệ bạn cần dùng để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với lưỡi cắt.
  3. Để tránh trường hợp ngón tay tiếp xúc với lưỡi cắt vẫn vẫn hoạt động sau khi đã tắt máy – Xem xét việc trang bị má phanh để dừng lưỡi cắt trong thời gian ngắn, lý tưởng là 10 giây.
  4. Sử dụng dụng cụ hạn chế các mảnh vỡ văng ra từ lưỡi cắt, dụng cụ này giúp giảm nguy cơ mảnh vật liệu văng ngược lại và hạn chế chấn thương nghiêm trọng.

Những loại máy móc này có thể được sử dụng để thực hiện nhiều dạng công việc khác nhau. Tùy thuộc vào hoạt động mà bạn đang tiến hành, bạn có thể cần dùng nhiều hình thức bảo vệ. Không có cách thức che chắn nào có thể bảo vệ bạn trong mọi tình huống. Trong hầu hết các trường hợp, lưỡi cắt cần được che chắn ở mức độ cao, và trong trường hợp lưỡi cắt không được che chắn tốt bạn cần sử dụng dụng cụ gá lắp và dụng cụ cầm tay.

5. Bụi gỗ trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Việc vận hành máy móc trong xưởng thường tạo ra rất nhiều bụi gỗ. Những loại bụi gỗ này rất độc hại. Vì sao ?

  • Bụi gỗ có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản, bệnh viêm da và ung thư
  • Do dễ cháy nên bụi gỗ có thể gây ra hỏa họa hoặc nổ
  • Bụi gỗ có thể gây trơn trượt trên sàn nhà
  • Thông báo với người lao động về những nguy cơ có thể mắc do hít phải bụi gỗ và các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện. Qua đó tất cả người lao động đều hiểu rõ những nguy cơ và cần kiểm soát những gì để luôn đảm bảo sức khỏe.
  • Sử dụng hệ thống hút bụi kết nối với máy để thu gom bụi khi máy vận hành. Bằng cách dọn sạch bụi ngay từ nguồn bạn sẽ tránh khỏi việc bụi phát tán và hít phải bụi này.
  • Nếu không thể thực hiện các biện pháp trên, hãy đeo mặt nạ chống bụi phù hợp (hãy kiểm tra thông tin với nhà sản xuất để chắc chắn rằng mặt nạ giúp bạn tránh hít khỏi bụi mịn). Không hít phải bụi gỗ có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi.
  • Sử dụng kem bảo vệ da hằng ngày, bởi vị bụi gỗ có thể làm da bạn khô đi, và kem bảo vệ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm
  • Thao tác riêng biệt giữa các công việc không gây bụi (Ví dụ: lắp ráp chi tiết) và các hoạt động gây bụi (Ví dụ: vận hành máy móc) để giảm thiểu số lượng lao động tiếp xúc với bụi.

Tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

  • Để gom bụi, giảm khả năng hít phải bụi, máy hút bụi gia dụng có thể không hút hết bụi vì những máy này quá nhỏ và bụi mịn có thể lọt qua màng lọc
  • Sử dụng máy hút bụi công nghiệp với màng lọc bụi để dọn dẹp xưởng.
  • Để đảm bảo những phần bụi mịn không thể bay lên và xâm nhập đường thở, nếu phải quét bụi hãy làm ẩm phạm vi cần quét (ví dụ: sử dụng bình tưới nước và đeo mặt nạ chống bụi. Không sử dụng máy nén khí để thổi bụi đi bởi vì nếu sử dụng cách này bụi chỉ bay sang chỗ khác và vẫn ở trong không khí.
  • Những loại máy chế biến gỗ như máy cắt hoặc máy đánh bóng tạo ra bụi gỗ mịn và mắt thường không thể nhìn thấy. Nếu hít phải bụi này sẽ gây nguy hiểm cho phổi. Để đảm bảo sức khỏe của mình bạn hãy tuân thủ những biện pháp phòng ngừa trên đây.

6. Trơn trượt và vấp ngã trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Rất nhiều công nhân nghề gỗ gặp chấn thương do những tai nạn liên quan tới trơn trượt và vấp ngã. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới các tai nạn này là do vấp phải dây cáp, công cụ máy móc, mẫu gỗ thừa, bụi gỗ, rác, chất lỏng, sáp, chất đánh bóng hoặc mặt sàn trơn, không bằng phẳng hoặc bị hư hại. Khi bị trượt hoặc vấp ngã, thông thường bạn sẽ không làm chủ được những gì sẽ tiếp diễn, và nếu bị ngã bạn sẽ có nguy cơ tiếp xúc với các máy móc không được che chắn kỹ càng, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Ngay cả khi không tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm của máy thì việc trượt ngã cũng có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng.

  1. Để giảm thiểu nguy cơ trượt hoặc vấp ngã – Hãy dọn dẹp xưởng gỗ sạch và gọn gàng
  2. Xem xét mặt đất nếu: Cần phải sửa chữa, hoặc cần sơn chống trượt hoặc vạch chống trượt trong khu vực người lao động vận hành máy móc – Hãy sử dụng lớp sơn chống trượt giuwsp giảm bớt nguy cơ tai nạn do trơn trượt và vấp ngã gây ra.
  3. Đường dây cáp, điện cần được thiết kế để đảm bảo đường dây không nằm trên mặt đất. Nếu không thực hiện được việc này thì đường dây cần được cố định và bao bọc.

Dọn xẹp xưởng gỗ gọn gàng không chỉ giảm thiểu nguy cơ trơn trượt và vấp ngã mà còn giúp cải thiện năng suất bởi lẽ bạn biết rõ nơi cất giữ mọi thứ và như vậy sẽ giúp di chuyển dễ dàng hơn

7. Tiếng ồn trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

Các máy móc chế biến gỗ sản sinh ra một lượng lớn tiếng ồn. Nếu tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian ngắn có thể dẫn tới giảm thính lực tạm thời, còn nếu tiếp xúc lâu hơn có thể dẫn tới tình trạng tổn hại thính lực vĩnh viễn. Tuy nhiên có một vấn đề đó là có thể bạn không chú ý rằng thính lực của mình đang ngày càng suy giảm, bởi lẽ giảm thính lực thực chất là một quá trình diễn ra dần dần.

Tình trạng mất thính lực có thể xảy ra khi bạn phơi nhiễm với mức độ tiếng ồn trung bình trên 80dB trong một ngày làm việc 8 giờ, và chắc chắn sẽ xảy ra khi bạn phơi nhiễm với tiếng ồn trên 85dB trong một ngày làm việc 8 giờ. Nếu bạn không thể nghe được cuộc nói chuyện bình thường của mọi người trong khoảng cách 2m thì chắc chắn rằng bạn đã tiếp xúc với mức độ tiếng ồn cao dẫn tới tổn hại thính lực, do đó bạn cần phải hành động ngay.

  1. Hãy nói với người lao động về hậu quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn qua đó họ hiểu tại sao họ cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
  2. Khi vận hành các máy móc chế biến gỗ cần sử dụng phương tiện bảo vệ thính giác thích hợp và đảm bảo rằng các phương tiện đó được bảo dưỡng đúng cách. Nếu dùng không thích hợp hoặc không được bảo dưỡng đúng cách thì việc sử dụng các phương tiện này sẽ không hiệu quả.
  3. Lựa chọn những máy móc ít tiếng ồn và thường xuyên bảo dưỡng. Khi được bảo dưỡng đúng cách máy móc sẽ tạo ra ít tiếng ồn hơn.
  4. Thao tác riêng biệt giữa các công việc không gây tiếng ồn (Ví dụ: lắp ráp chi tiết) và các hoạt động gây tiếng ồn (Ví dụ: vận hành máy móc) để giảm thiểu số lượng lao động phơi nhiễm với tiếng ồn.
  5. Giảm số lượng giờ làm đối với những công nhân phơi nhiễm tiếng ồn, ví dụ thuyên chuyển công nhân đó qua làm công việc khác hoặc khu vực làm việc khác.

Các máy móc chế biến gỗ thường sản sinh ra mức tiếng ồn cao quá ngưỡng 80dB, ví dụ như máy cưa đĩa để bàn, máy bào và máy phay đứng tạo ra tiếng ồn từ 97dB đến 102dB. Nếu phơi nhiễm với mức tiếng ồn này trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới tổn hại thính lực. Do đó bạn cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nêu trên để đảm bảo sức khỏe của mình.

8. Hóa chất trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

  • Giới thiệu formaldehyde
    • Trong sản xuất gỗ công nghiệp, fomlđehyde là hóa chất được dùng phổ biển để dán gỗ, khử côn trùng gây hại cho gỗ như diệt mối mọt, bảo quản gỗ và nhiề công dụng khác…
    • Formaldehyde là hợp chất hữu cơ không màu dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, có mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước (nếu dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng gọi là formon hay formalin) chất này thường được tìm thấy trong vài loại dung dịch lỏng có công thức hóa học là H2CO.
    • Các sản phẩm gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách nghiền các cây gỗ rừng sau đó trộn với keo và ép để tạo độ dày. Các sản phẩm keo được sử dụng là các loại keo như UF, PF có thành phần chính là formaldehyde có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền. Ngoài ra formaldehyde trong keo có tính kết dính mạnh tăng cường độ cứng đồng thời có tác dụng chống ăn mòn chống côn trùng mối mọt và giữ hình thái khiến tấm ván rắn chắc.Tùy vào từng loại keo mà thành phần formaldehyde nhiều hay ít.
  • Tác hại của formaldehyde với sức khỏe.
    • Theo tổ chức Y tế Thế giới thông báo formaldehyde là loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở người
    • Hít thở phải formaldehyde có thể gây ra kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Khi tiếp xúc nhiều trong thời gian dài gây nhiều tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe như da, hệ hô hấp các bệnh về bạch cầu đặc biệt là có thể gây ung thư hơn nữa đối với phụ nữ có thai formaldehyde có thể gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
    • Khi vào cơ thể, formaldehyde có thể làm cho các protein liên kết không đảo ngược được với DNA phản ứng với các amin tạo ra hóa chất độc, gây viêm da, viêm niêm mạc phổi, làm tổn thương những cơ quan này. Do phân tử của formaldehyde rất nhỏ nên có thể len lỏi vào da, vào đường máu khiến máu tạo ra hợp chất độc, tích tụ lâu ngày sẽ gây nguy hại cho tế bào, gây ung thư. Điều đáng nói là cơ thể người không có cơ chế đào thải formaldehyde.
    • Formaldehyde gây ung thư và thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển, những ảnh hưởng nó gây ra cho con người như: thay đổi khứu giác bất thường, ngứa mũi, dị ứng, chức năng phổi, chức năng gan và khả năng miễn dịch cũng bất thường.
  • Biện pháp an toàn phòng tránh tối đa tác hại của formaldehyde
    • Để phòng tránh tối đa tác hại của formaldehyde nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa formaldehyde, trong nhà nếu có điều kiện nên sử dụng gỗ tự nhiên. Đặc biệt, khi công nhân làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất chế biến khi sử dụng Formaldehyde
    • Phải tuân thủ quy định sau sử dụng formaldehyde phải đạt tiêu chuẩn quốc tế E1 thì sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng.
    • Tiêu chuẩn E0: nồng độ formandehit < 0.0004 mg/ lít
    • Tiêu chuẩn E1: nồng độ formandehit 0.4mg/ lít đến 1.5 mg/lít Tiêu chuẩn E2: nồng độ formandehit >1.5 mg/lít
    • Tiêu chuẩn gỗ công nghiệp E1 là tiêu chuẩn quan trọng và bắt buộc tuân thủ ở các nước Châu Âu và Nhật Bản để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
    • Người lao động phải sử dụng khẩu trang, nhà xưởng luôn giữ thông thoáng, hạn chế tiếp xúc hít khí Formaldehyde.

9. An toàn bốc xếp vật nặng từ 30kg trở lên trong tài liệu an toàn ngành gỗ công nghiệp

  • Quy định nâng vật nặng
    • Khi vận chuyển vật liệu và sản phẩm hàng hóa phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp hoặc các loại hàng hóa khác phải tuân thủ các quy định sau:
    • Tải trọng tối đa cho phép mỗi người lao động trên 18 tuổi khi bốc xếp, mang vác với quãng đường không quá 60 m như sau: nam 50 kg, nữ 30 kg.
    • Bãi bốc xếp hàng phải bằng phẳng; phải quy định tuyến đường cho người và các loại phương tiện bốc xếp đi lại thuận tiện và bảo đảm an toàn.
    • Trước khi bốc xếp – vận chuyển, phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích thước khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn cho người và hàng.
    • Khi vận chuyển các loại hàng có kích thước và trọng lượng lớn, phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng hoặc phải duyệt biện pháp vận chuyển bốc dỡ để bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.
    • Khi vận chuyển chất nổ, chất phóng xạ, chất độc, thiết bị có áp lực và chất dễ cháy phải sử dụng các phương tiện vận tải phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.
    • Bốc xếp hàng vào ban đêm hoặc khi không đủ ánh sáng thiên nhiên, phải được chiếu sáng đầy đủ. Khi bốc xếp các loại vật liệu dễ cháy nổ phải sử dụng đèn chống cháy nổ chuyên dùng; không được dùng đuốc đèn có ngọn lửa trần để chiếu sáng.
    • Bốc xếp các loại vật liệu nặng có hình khối tròn hoặc thành cuộn (thùng phuy, dây cáp, cuộn dây…), nếu lợi dụng các mặt phẳng nghiêng để lăn, trượt từ trên xuống phải dùng dây neo giữ ở trên, không để hàng lăn xuống tự do. Người tham gia bốc xếp chỉ được đứng phía trên và hai bên mặt phẳng nghiêng.
    • Khi vận chuyển các chất lỏng chứa trong bình, chai, lọ phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng; phải chèn giữ để tránh đổ vỡ.
    • Không được chở xăng ê-ti-len cùng với các loại hàng khác. Người lao động bốc xếp các loại nguyên vật liệu rời như xi măng, vôi, bột, thạch cao, phải được trang bị phòng hộ đầy đủ theo chế độ hiện hành.
    • Bốc xếp và vận chuyển hóa chất ăn mòn, hóa chất độc hại, các bình khí nén, khí hóa lỏng phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, rơi đổ. Không được để người dính dầu mỡ bốc xếp và di chuyển các bình chứa ôxy và khí nén.
    • Không được dùng vòi để hút xăng dầu bằng mồm hoặc dùng các dụng cụ múc xăng dầu trực tiếp bằng tay, mà phải dùng các dụng cụ chuyên dùng. Khi múc rót axit phải làm từ từ, thận trọng tránh để axit bắn vào người, không được đổ nước vào axit mà chỉ rót axit vào nước khi pha chế. Người lao động thực hiện công việc này phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.
    • Xếp hàng lên toa tầu, thùng xe không được chất quá tải, quá khổ; phải chèn buộc chắc chắn, tránh để rơi đổ, xê dịch trong quá trình vận chuyển.
  • Vận chuyển bằng phương tiện thô sơ
    • Trước khi bốc xếp phải: Kiểm tra các phương tiện dụng cụ vận chuyển như quang treo, đòn gánh và các bộ phận của xe (càng, bánh, thùng xe, ván chắn, dây kéo…) đảm bảo không bị đứt dây, gãy càng… trong quá trình vận chuyển; Kiểm tra tuyến đường vận chuyển và nơi bốc dỡ hàng đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.
    • Khi khuân vác vận chuyển các vật nặng cần từ hai người trở lên, phải giao cho một người chịu trách nhiệm điều khiển và ra lệnh thống nhất.
    • Trước khi xếp hàng lên xe cải tiến, xe ba gác phải chèn bánh và chống đỡ càng xe thật chắc chắn.
    • Khi xếp hàng trên xe:
      • Đối với các loại hàng rời: gạch, đá, cát, sỏi,… phải chất thấp hơn thành thùng xe 2 cm và có ván chắn hai đầu;
      • Đối với các loại hàng chứa trong các bao mềm như xi măng, vôi bột,… được xếp cao hơn thành xe nhưng không quá 2 bao và phải có dây chằng chắc chắn;
      • Đối với các loại hàng cồng kềnh không được xếp cao quá 1,5 m tính từ mặt đường xe đi (đối với xe người kéo hoặc đẩy) và phải có dây chằng buộc chắc chắn;
      • Đối với các loại thép tấm, thép góc, cấu kiện bê tông có chiều dài lớn hơn thùng xe phải chằng buộc bằng dây thép.
    • Người lao động đẩy các loại xe ba gác, xe cải tiến lên dốc phải đi hai bên thành xe và không được tì tay lên hàng để đẩy. Khi đỗ xe trên dốc phải chèn bánh chắc chắn. Khi xuống dốc lớn hơn 15o thì phải quay càng xe về phía sau và người kéo phải giữ để xe lăn xuống từ từ.
    • Khi dùng xe do súc vật kéo, người điều khiển phải đi bên trái súc vật, không được đi bên cạnh thùng xe hoặc ngồi trên thùng xe. Xe phải được trang bị hệ thống phanh hãm, khi vận chuyển ban đêm phải có đèn hiệu.
    • Khi bốc xếp hàng hóa phải tuân thủ quy định sau: hàng nặng xếp dưới, hàng nhẹ xếp trên, hàng kiện để khu vực hàng kiện, hàng rời để riêng. Khi lấy hàng lấy từ trên xuống dưới, không được đứng thõng lưng moi “hàm ếch”.
    • Bốc xếp hàng nặng nhớ đúng động tác: ban ngày quỳ gối, tối về không bị đau lưng.

Phần 5: Tham khảo thêm

1. Dịch vụ huấn luyện an toàn cấp chứng chỉ nhóm 3

99,000 

2. Bài kiểm tra an toàn lao động nhóm 3


3. Bảng báo giá dịch vụ huấn luyện an toàn lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *