TẢI VỀ BỘ TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG (6 NHÓM, HƠN 300 NGÀNH NGHỀ)
Tài liệu của khóa huấn luyện an toàn lao động trong y tế giúp người lao động trang bị kiến thức an toàn và phòng ngừa các mối nguy hiểm khi làm việc trong bệnh viện
PHẦN 1: MỞ ĐẦU TRONG TÀI LIỆU AN TOÀN TRONG Y TẾ
I. Các vấn đề thách thức ngành y tế toàn cầu năm 2019
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe. Chúng gồm những yếu tố như: sự gia tăng của các dịch bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc – xin (sởi, bạch hầu), sự kháng thuốc kháng sinh của tác nhân gây bệnh (mầm bệnh), sự gia tăng về tỉ lệ béo phì, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng về nhân đạo.
Để giải quyết các vấn đề trên, năm 2019 là năm khởi động của chiến lược 5 năm của WHO, kế hoạch tập trung mục tiêu vào 3 tỷ người trên thế giới:
- 1 tỷ người được lợi ích từ việc bảo hiểm y tế toàn cầu,
- 1 tỷ người được bảo vệ trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe,
- 1 tỉ người được hưởng sức khỏe tốt hơn.
Để đạt được mục tiêu trên, WHO kiêu gọi sự hợp tác để giải quyết 10 vấn đề liên quan đến sức khỏe từ các thành viên trong năm 2019.
1. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu trong tài liệu an toàn trong y tế
Theo WHO, mức độ ô nhiễm không khí vẫn ở mức cao nguy hiểm ở nhiều nơi trên thế giới. Dữ liệu mới từ WHO cho thấy có 9/10 người hít thở không khí có chứa chất gây ô nhiễm cao. Các chất ô nhiễm (bụi) với kích thước siêu nhỏ như: PM10 và PM25 (*) trong không khí có thể xâm nhập hệ thống hô hấp và tuần hoàn gây hại cho phổi, tim, não.
Nguyên nhân chính của việc ô nhiễm không khí là sử dụng nguyên liệu hóa thạch (dầu hỏa, than), gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dự báo giai đoạn 2030 đến 2050, biến đổi khí hậu có thể gây ra 250.000 cái chết mỗi năm từ các yếu tố liên quan như: suy dinh dưỡng, bệnh sốt rét, tiêu chảy, sốc nhiệt.
Tháng 10 năm 2018, WHO đã tổ chức hội nghị toàn cầu về ô nhiễm không khí và sức khỏe tại Geneva. Có hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện cam kết cải thiện chất lượng không khí.
Năm 2019, ô nhiễm không khí được WHO coi là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe nhân loại. Các ước tính đáng báo động với 7 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí ngoài trời và hộ gia đình [3] liên quan đến các bệnh như ung thư, đột quỵ, tim mạch và phổi. Khoảng 90% số ca tử vong này là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, với lượng lớn khí thải từ các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, hoạt động nấu nướng sử dụng than củi.
2. Bệnh không lây trong tài liệu an toàn trong y tế
Các bệnh không lây có thể kể đến như: tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì và là nguyên nhân gây ra khoảng 70% số ca tử vong trên thế giới (41 triệu người), trong đó có khoảng 15 triệu người có độ tuổi tử vong từ 30 đến 69 tuổi. Với hơn 85% số ca tử vong xảy ra ở các nước có mức thu nhập trung bình, thấp.
Sự gia tăng bệnh tật xấu đi nếu có 5 yếu tố nguy cơ như: hút thuốc, lối sống ít vận động, sử dụng rượu bia, ăn uống không lành mạnh và ô nhiễm không khí.
Từ các yếu tố nguy cơ trên, WHO sẽ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua các hành động như cung cấp bộ công cụ Active để giúp nhiều người trở nên năng động hơn, giảm 15% số ca lười vận động vào năm 2030.
3. Đại dịch cúm trong tài liệu an toàn trong y tế
Thế giới có thể đối mặt với dịch cúm, tuy nhiên chúng ta không thể biết nó xảy ra khi nào và mức độ nghiêm trọng đến đâu. Bệnh cúm là bệnh được gây ra bởi vi -rút cúm, có chu kỳ bệnh theo mùa. Bệnh cúm xảy ra quanh năm, ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dịch cúm xảy ra hàng năm, ở mọi nơi và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Không ai nghĩ rằng cúm là một bệnh nguy hiểm với các triệu chứng đau đầu, sổ mũi, ho và đau cơ có thể khiến mọi người làm tưởng với bệnh cảm lạnh. Bệnh cúm theo mùa gây ra 650.000 cái chết mỗi năm. Do đó, việc tiêm ngừa vắc – xin cúm rất cần thiết.
4. Môi trường sống khó khăn và dễ bị tổn thương
Với hơn 1,6 tỉ người (22% dân số thế giới) đang sống ở những nơi có hoàn cảnh sống khó khăn như: hạn hán, nạn đói, xung đột và tình trạng di dân, điều kiện chăm sóc sức khỏe cơ bản còn hạn chế.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu sự chặt chẽ thường xảy ra ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, và đây cũng là nơi chiếm 50% các mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vẫn chưa được đáp ứng.
5. Tình trạng kháng kháng sinh trong tài liệu an toàn trong y tế
Sự phát triển của thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong nền y học hiện đại. Cùng với sự phát triển của y học, tình trạng kháng kháng sinh gia tăng nhanh chóng, do nhiều yếu tố: việc lạm dụng và tự sử dụng kháng sinh để tự điều trị cho người, sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh do nhiễm vi – rút, lạm dụng kháng sinh cho động vật – vật nuôi (heo, bò, gà, …), đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng kháng sinh.
Sự gia tăng kháng kháng sinh được cho là mối đe dọa đối với sức khỏe nhân loại trên toàn thế giới. Sự gia tăng kháng kháng sinh là nguyên nhân gây nhiễm trùng nặng, thời gian nằm viện lâu hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn, ước tính mỗi năm có khoảng 700.000 đến vài triệu người tử vong.
Mỗi năm, có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao và 1,6 triệu người tử vong (bao gồm 0,3 triệu người bị nhiễm lao liên quan đến nhiễm HIV).
Trong năm 2017, khoảng 600.000 trường hợp mắc bệnh lao kháng với rifampicin (thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh lao) và isoniazid, 82% người bệnh lao đa kháng thuốc.
6. Ebola và các mầm bệnh có nguy cơ cao
Trong năm 2018, nước Cộng hòa Dân chủ Công đã xảy ra hai đợt dịch Ebola với hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy dịch bệnh có nguy cơ cao như Ebola là rất nghiêm trọng.
Các chuyên gia cho rằng mầm bệnh có khả năng gây ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cho cộng đồng nhưng lại thiếu phương pháp điều trị và vắc – xin dự phòng hiệu quả, và cần phải được ưu tiên nghiên cứu gồm: Ebola, Zika, các bệnh sốt xuất huyết, hội chứng hôi hấp Trung Đông (MES-CoV), hội chứng hô hấp cấp tính (SARS).
7. Chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa tốt
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là nơi đầu tiên để mọi người đến với hệ thống chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu sức khỏe của một người trong quá trình sinh sống tại cộng đồng đó.
Tuy nhiên, tại một số quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, không có đầy đủ các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu do thiếu nguồn lực.
8. Do dự tiêm ngừa vắc – xin phòng bệnh
Sự do dự tiêm vắc – xin là sự chậm trễ trong việc chấp nhận hoặc từ chối tiêm vắc – xin mặc dù vắc – xin có sẵn, điều đó sẽ đe dọa đến quá trình chống lại những căn bệnh có thể được phòng ngừa nhờ tiêm vắc – xin. Tiêm vắc – xin là phương pháp hiệu quả nhất để tránh mắc bệnh, giảm 2 – 3 triệu ca tử vong mỗi năm.
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc không tiêm hoặc do dự không tiêm vắc – xin như sự tự mãn, khó tiếp cận với vắc – xin, sự thiếu hiểu biết, thiếu tự tin tưởng.
Bệnh sởi đã gia tăng 30% trên toàn cầu, lý do của sự gia tăng này là phức tạp, không phải tất cả các trường hợp bệnh sởi là sự do dự tiêm ngừa vắc – xin. Tuy nhiên, một số quốc gia gần như loại bỏ được bệnh sởi thì bệnh sởi đang có dấu hiệu trở lại.
9. Sốt xuất huyết trong tài liệu an toàn trong y tế
Sốt xuất huyết Dengue (SXH) là bệnh truyền nhiễm, với tác nhân gây bệnh là vi – rút Dengue, muỗi Aedes (muỗi vằn) là vật chủ trung gian truyền bệnh, chưa có vắc – xin, và cách điều trị đặc hiệu cho bệnh SXH. Bệnh xảy ra quanh năm và mang tính theo mùa (thường gia tăng vào mùa mưa), chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiễm đới.
Theo WHO năm 2009, bệnh sốt xuất huyết do Dengue chia làm 3 mức độ gồm: SXH Dengue, SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo, SXH Dengue nặng.
Bệnh SXH diễn biến phức tạp, nhanh chóng từ nhẹ đến nặng, có các biểu hiện lâm sàng đa dạng như: sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu, chán ăn, nôn hoặc buồn nôn; có dấu hiệu xuất huyết ở dưới da, nghiệm pháp lancet (dấu thắt dây) dương tính, bệnh có tỉ lệ tử vong lên đến 20% nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong những thập kỷ gần đây, ti lệ mắc bệnh SXH ngày càng gia tăng. Và theo ước tính của WHO, trên thế giới có khoảng 40% dân số có nguy cơ mắc bệnh SXH và khoảng 390 triệu ca bệnh mỗi năm.
10. HIV trong tài liệu an toàn trong y tế
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno – deficiency Virus
(Vi – rút gây suy giảm miễn dịch ở người), vi – rút HIV có 2 tysp là HIV – 1 và HIV – 2. Đường truyền của bệnh HIV qua các con đường như: đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ truyền sang con.
Vào những năm 1980, dịch bệnh HIV do vi – rút HIV gây ra, bùng phát toàn cầu, và giết chết hàng ngàn người.
Theo thống kê của WHO 2017, trên thế giới có hơn 36 triệu người nhiễm HIV (bao gồm 1,8 triệu ca nhiễm mới), có 21 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng vi – rút.
Hiện nay, nhờ có những tiến bộ trong chuẩn đoán và điều trị bệnh HIV, nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh, thì người nhiễm HIV có khả năng sống tốt, sống khỏe. Tuy nhiên, mỗi năm có gần 1 triệu người chết do HIV/AIDS, kể từ khi dịch bệnh được công bố đến nay đã có hơn 70 triệu người mắc và hơn 35 triệu người đã chết.
II. 10 vấn đề về người khuyết tật trên toàn cầu
Người khuyết tật là một trong những nhóm người bị thiệt thòi nhất trên thế giới. Người khuyết tật có kết quả sức khỏe kém hơn, trình độ học vấn thấp hơn, ít có điều kiện tham gia hoạt động kinh tế hơn và tỷ lệ nghèo cao hơn.
10 vấn đề của người khuyết tật trên phạm vi toàn cầu được TCYTTG cảnh báo và khuyến cáo:
1. Hơn một tỷ người sống với khuyết tật
Số người khuyết tật tương ứng với khoảng 15% dân số thế giới, có khoảng 110-190 triệu người gặp khó khăn rất lớn về chức năng hoạt động. Tỷ lệ khuyết tật có khuynh hướng ngày càng gia tăng, do sự lão hóa dân số và sự gia tăng toàn cầu về tình trạng các bệnh lý mạn tính.
2. Người khuyết tật là những người dễ bị tổn thương có phân bố không cân xứng
Các quốc gia có thu nhập thấp có tỷ lệ người khuyết tật cao hơn các quốc gia có thu nhập cao. Người khuyết tật thường gặp hơn ở phụ nữ, trẻ em, người già và người nghèo.
3. Người khuyết tật thường không được chăm sóc sức khỏe tốt nhất khi cần
Một nửa số người khuyết tật không có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các báo cáo trên toàn cầu cho biết người khuyết tật bị từ chối chăm sóc sức khỏe cao gấp 3 lần so với người không khuyết tật.
4. Trẻ em khuyết tật ít có khả năng đến trường
Khoảng trống hoàn thành chương trình giáo dục được ghi nhận ở tất cả các nhóm tuổi ở mọi nơi đối với trẻ em khuyết tật, khoảng trống này càng rõ hơn ở những nước nghèo. Tại Ấn Độ, tỷ lệ trẻ em khuyết tật đi học tiểu học dao động là 10%, Indonesia lên đến 60%.
5. Người khuyết tật bị thất nghiệp nhiều hơn trong tài liệu an toàn trong y tế
Dữ liệu toàn cầu cho thấy tỷ lệ có việc làm thấp hơn đối với đàn ông khuyết tật (53%) và phụ nữ khuyết tật (20%) so với đàn ông không khuyết tật (65%) và phụ nữ không khuyết tật (30%).
6. Người khuyết tật dễ bị đói nghèo trong tài liệu an toàn trong y tế
Người khuyết tật có điều kiện sống thấp hơn, bao gồm thiếu thực phẩm, khó khăn về nhà ở, thiếu điều kiện tiếp cận với nước sạch và vệ sinh. Nguyên nhân đói nghèo là do các chi phí cho chăm sóc y tế, thiết bị trợ giúp hoặc hỗ trợ cá nhân, nhìn chung người khuyết tật nghèo hơn những người không khuyết tật có cùng mức thu nhập.
7. Phục hồi chức năng giúp tối đa hóa chức năng và hỗ trợ tính độc lập cho người khuyết tật
Ở nhiều nước, các dịch vụ phục hồi chức năng không đủ đáp ứng cho người khuyết tật. Dữ liệu từ 4 quốc gia ở Châu Phi cho thấy chỉ có 26–55% người khuyết tật nhận được sự các dịch vụ phục hồi chức năng, chỉ có 17–37% nhận được thiết bị trợ giúp (ví dụ: xe lăn, bộ phận giả, máy trợ thính).
8. Người khuyết tật có thể sống và tham gia cộng đồng trong tài liệu an toàn trong y tế
40% người khuyết tật thường không được đáp ứng nhu cầu hỗ trợ đối với các hoạt động hàng ngày. Tại Hoa Kỳ, 70% người lớn dựa vào gia đình và bạn bè để được hỗ trợ các hoạt động hàng ngày.
9. Phá bỏ rào cản đối với người khuyết tật trong tài liệu an toàn trong y tế
Nhằm đảm bảo cho người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chính thống; đầu tư vào các chương trình cụ thể cho người khuyết tật; áp dụng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia; cải thiện giáo dục, đào tạo và tuyển dụng nhân viên; cung cấp kinh phí đầy đủ; nâng cao nhận thức cộng đồng và hiểu biết về tình trạng khuyết tật.
10. Công ước về quyền của người khuyết tật CRPD (Convention on the Rights of Persons with Disabilities)
Hơn 170 quốc gia đã ký Công ước và hơn 130 quốc gia đã phê chuẩn về khuyến khích, bảo vệ và đảm bảo quyền con người cho tất cả người khuyết tật.
III. Khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng trên thực tế, người khuyết tật (NKT) đang gặp không ít khó khăn, rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.
Chưa được hỗ trợ chi trả nhiều dịch vụ thiết yếu
NKT được định nghĩa là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (Luật NKT – 2010). NKT bao gồm cả những NKT bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh… Tại Việt Nam, tỷ lệ khuyết tật vận động là 29,41%, khuyết tật nghe, nói: 9,32%, khuyết tật nhìn: 13,84%, khuyết tật thần kinh, tâm thần: 16,83%, khuyết tật trí tuệ: 6,52%…
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đến nay vẫn còn gần 50% NKT (hơn 3 triệu người) phải tự mua BHYT và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt, các dịch vụ về dụng cụ trợ giúp cơ bản, thiết yếu trong vận động, phục hồi chức năng rất cần đối với NKT nhưng lại chưa được BHYT chi trả. Trong khi đó, phần lớn NKT đều thuộc diện hoàn cảnh khó khăn, nên dụng cụ trợ giúp đối với NKT vẫn là một “ước mơ”.
Không may có con trai bị khuyết tật thần kinh (bại não), chị Đỗ Quỳnh Nga (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: Khi đi khám tại bệnh viện Nhi TƯ, các chi phí về xét nghiệm, chụp chiếu… con trai chị được BHYT chi trả. Riêng kinh phí tập phục hồi chức năng định kỳ cho con, gia đình chị phải tự trang trải. Nếu tập tại bệnh viện, con chị sẽ được tập 2 tháng/lần, mỗi đợt 20 ngày với mức chi phí gần 2 triệu đồng/đợt.
Tuy nhiên, dụng cụ tập phục hồi chức năng tại bệnh viện (theo trang bị của BHYT) khá sơ sài, không liên tục. Trong khi tập phục hồi chức năng phải thường xuyên, hàng ngày. Chị quyết định đưa con ra cơ sở phục hồi chức năng tư nhân điều trị. Ngoài phục hồi chứng năng vận động, con chị còn tập cả phục hồi chức năng về nhận thức, ngôn ngữ, chăm sóc sức khỏe… Theo chị Nga, mức độ trên chỉ ở ngưỡng trung bình, cơ bản nhưng số tiền bỏ ra đã lên tới 15-20 triệu/ tháng.
Theo bà Vũ Thị Minh Hạnh – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách y tế (Bộ Y tế): Thực tế, NKT đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dụng cụ trợ giúp. “Theo quy định tại Điều 23 Luật BHYT sửa đổi năm 2014, các thủ thuật như: mổ, chỉnh hình xoa bóp… được BHYT thanh toán. Nhưng chỉnh hình không thể dùng tay không mà phải có nẹp, áo giáp cố định cột sống, khuôn giầy cố định cổ chân, gậy 1 chân, 2 chân… Dù gắn liền với danh mục kỹ thuật: trợ giúp vận động, nhận thức, giác quan khác như nhìn, nghe, nói… nhưng những thiết bị quan trọng, phục vụ can thiệp đó vẫn không được BHYT chi trả”.
Ngoài sự thiếu hụt về dụng cụ hỗ trợ, theo bà Nguyễn Hồng Hà – Giám đốc trung tâm Hỗ trợ sống độc lập của NKT Hà Nội, cơ sở vật chất để đảm bảo tiếp cận cho NKT tại nhiều cơ sở y tế chưa đủ điều kiện (theo bộ tiêu chuẩn quy chuẩn về tiếp cận công cộng cho NKT) mà Bộ Xây dựng đã ban hành. Ví dụ, đến trạm y tế hay bệnh viện không có đường dành riêng cho xe lăn thì những NKT vận động phải dùng xe lăn đi vào sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có người hỗ trợ. Hay, các bạn khiếm thính đã không nghe được thì không nói được, khi đi khám, họ sẽ rất khó để trình bày, trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình.
Rất nhiều trường hợp NKT tự thích nghi và phải coi mình như người bình thường. Chẳng hạn nữ NKT vận động mang thai có nhiều đặc điểm khác với người khỏe mạnh, nhưng hiện không có cơ sở khám thai dành riêng đối tượng này. Khi đi khám, họ không chủ động di chuyển được tới vị trí bàn siêu âm mà phải có người nhấc lên.
IV. Hãy lên tiếng vì sự an toàn cho nhân viên y tế !
Đó là lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới đối với tất cả các bên có liên quan trên phạm vi toàn cầu nhân Ngày An toàn Người bệnh Thế giới (Ngày 17/09/2020).
Ngày An toàn Người bệnh Thế giới năm nay lại càng mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn khi đại dịch COVID-19 vẫn còn diến biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, chưa bao giờ hệ thống y tế của tất cả các quốc gia trên thế giới đứng trước những thách thức lớn như hiện nay và đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất về an toàn người bệnh, trong đó có cả an toàn cho nhân viên y tế. Đại dịch COVID-19 đã gây ra áp lực chưa từng có đối với từng hệ thống y tế của mỗi quốc gia trên toàn thế giới, đòi hỏi mỗi nhân viên y tế phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và động lực tốt nhất, thích hợp nhất để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh một cách an toàn nhất.
Ngày An toàn Người bệnh Thế giới chính thức được đề nghị nhân kỳ họp Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 72 (tháng 5/2019) để thông qua Nghị quyết WHA72.6 do Tổ chức Y tế Thế giới biên soạn chuyên đề về “Hành động toàn cầu vì sự an toàn cho người bệnh”, đã thống nhất chọn ngày 17 tháng 9 hàng năm là Ngày An toàn Người bệnh Thế giới.
Các mục tiêu chính của Ngày An toàn Người bệnh Thế giới là nâng cao hiểu biết về an toàn người bệnh, tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào mục tiêu an toàn trong công tác chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy các hành động nhằm tăng cường an toàn, giảm tác hại đến người bệnh trên phạm vi toàn cầu. Ngày An toàn Người bệnh Thế giới cũng muốn nhắc đến một nguyên tắc cơ bản nhất của nền y học đó là “First, do no harm” (Trước hết là không gây hại).
Mục tiêu chính của Ngày An toàn Người bệnh Thế giới của năm 2020 được Tổ chức Y tế Thế giới xác định cụ thể như sau:
(1) Nâng cao nhận thức trên phạm vi toàn cầu về tầm quan trọng của hoạt động chăm lo và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, hoạt động này có mối liên hệ trực tiếp với an toàn của người bệnh.
(2) Thu hút sự tham gia của nhiều phía và áp dụng các chiến lược đa phương thức để cải thiện sự an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.
(3) Mỗi phía có liên quan đồng loạt triển khai các hành động mang tính khẩn cấp nhưng bền vững hướng đến làm thay đổi nhận thức và đầu tư đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, xem đây là hoạt động ưu tiên để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
(4) Ghi nhận sự cống hiến và làm việc hết mình của nhân viên y tế, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 hiện nay.
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi tất cả các bên có liên quan hãy lên tiếng vì sự an toàn cho nhân viên y tế (“Speak up for health worker safety!”). Đại dịch COVID-19 đã nêu bật những thách thức to lớn mà nhân viên y tế hiện đang phải đối mặt trên phạm vi toàn cầu. Làm việc trong môi trường căng thẳng sẽ làm trầm trọng thêm các rủi ro về an toàn cho nhân viên y tế, ở nhiều quốc gia, nhân viên y tế đang phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng, bạo lực, tai nạn, kỳ thị, bệnh tật và tử vong ngày càng gia tăng.
PHẦN 2: PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NHÂN VIÊN Y TẾ
I. Đặc điểm điều kiện lao động của nhân viên y tế
Điều kiện lao động của các NVYT khá đặc thù và có nhiều yếu tố công việc gây căng thẳng thần kinh tâm lý :
- Chế độ làm việc tại hầu hết các khoa phòng theo giờ hành chính. Tuy vậy, để đáp ứng được yêu cầu công việc đặc thù như ở chuyên ngành huyết học, thời gian làm việc của nhân viên y tế tại một số khoa phòng không ổn định do không chủ động được khối lượng mẫu (như khoa Xét nghiệm sàng lọc máu, khoa Điều chế các chế phẩm máu…) hoặc phải đi sớm, về muộn khi làm việc tại cộng đồng (Khoa hiến máu; vận động và tổ chức hiến máu…).
- Công việc của các NVYT có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu (Viêm gan B, Viêm gan C, HIV…) do hầu hết các nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của bệnh nhân (nhất là khi chưa có kết quả xét nghiệm) như Khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú và cấp cứu, Khoa hiến máu, Khoa Xét nghiệm sàng lọc máu;…; tiếp xúc với các Virus lây bệnh tối nguy hiểm (Virus HBV, HCV, CMV, EBV) (Khoa di truyền và sinh học phân tử).
- Đối với các NVYT chuyên ngành huyết học còn phải tiếp xúc với nhiều hóa chất (Bleomycin, Cisplastin, Cisplastin, Cyclophosphamid, ArsenicTroxid, Cytarabin, Daunorubicin, Etoposide, L-Asparaginase erwinase, Fludarabin, Ifosfamid, L-Asparaginase, Melphalan, Busulfan, Methotrexate, Rituximab, Mitoxantrone,Vinblastin…) trong quá trình pha chế thuốc (Khoa Dược); trong quá trình điều trị cho bệnh nhân (các khoa Khối lâm sàng); tiếp xúc xylen, Toluen, cồn etylic, formaldehyt, benzene… trong quá trình sinh thiết tủy xương, cắt nhuộm (Khoa Tế bào tổ chức học); tiếp xúc với javen, các chất tẩy (Khoa chống nhiễm khuẩn).
- Các NVYT chuyên ngành tâm thần thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần có yếu tố phạm tội (đối với giám định pháp y tâm thần); không có khả năng kiểm soát năng lực, hành vi nên có thể bị tấn công, xâm hại bất cứ khi nào và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của nhân viên (tính chất nguy hiểm) – yếu tố đặc thù của nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần.
- Các NVYT chuyên ngành HIV/AIDS tuy thực hiện các chức trách, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có chung một điểm là phải trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với bệnh nhân HIV/AIDS thường kèm theo nhiều bệnh khác (như nhiễm khuẩn hô hấp, lao, viêm gan B, C,…);tiếp xúc với bệnh phẩm như phân, đờm, mủ, máu, nước tiểu… của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS; tiếp xúc với các vi sinh vật… nên nguy cơ bị lây nhiễm cao và phải chịu áp lực lớn từ sự kỳ thị của cộng đồng, xã hội
- Các NVYT còn phải trực đêm, trung bình 1-2 buổi/tuần; sau ca trực các NVYT còn phải tiếp tục giành thời gian phải giải quyết các công việc liên quan.
- Yêu cầu mức độ trách nhiệm rất cao của NVYT trong công việc; đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối, không cho phép sai sót (do gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính mạng con người) cũng là một trong những đặc điểm lao động đặc thù trong ngành y.
Theo danh mục nghề nghiệp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì ngành y tế có tới 12 danh mục nghề loại VI, 19 danh mục nghề loại V và 17 danh mục nghề loại IV. Trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tại Việt Nam thì bệnh nghề nghiệp trong ngành y tế chiếm tỷ lệ cao như: Bệnh lao nghề nghiệp, viêm gan vi rút nghề nghiệp, bệnh HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và một số bệnh nhiễm độc khác.
Là một ngành đặc thù nên nhân viên ngành Y tế thường xuyên phải tiếp xúc với các loại dịch bệnh dễ lây, làm việc trong môi trường bức xạ, sử dụng các thiết bị áp lực như nồi hơi, nồi hấp ướt…. có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động cho các nhân viên y tế được các đơn vị trong ngành coi là việc làm thiết thực và cấp thiết.
Trong thực tế, nhân viên ngành y, dù ở bất kỳ vị trí nào, từ buồng bệnh đến phòng tiêm, phòng mổ cũng như tại phòng xét nghiệm, phòng thăm khám .. đều có thể bị lây nhiễm bệnh. Nhân viên làm ở các bộ phận trực tiếp cấp cứu, ngoại sản, nhi, hồi sức cấp cứu có tỷ lệ bị tổn thương do vật sắc nhọn cao nhất, trong đó điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên là bị nhiều nhất, vì họ là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, thực hiện các kỹ thuật tiêm truyền, lấy máu xét nghiệm, thay băng, đỡ đẻ, phụ mổ, xử lý dụng cụ sau phẫu thuật, thủ thuật…
Họ có thể bị phơi nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường máu, dịch cơ thể, qua không khí, tiêu hóa. Một số bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp thường mắc phải là HIV, viêm gan B, viêm gan C, SARS, lao, sốt xuất huyết, cúm, tả, lỵ…
Nhân viên y tế là những người lao động đang thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân tại các cơ sở y tế. Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy hại cho sức khỏe như:
- Các yếu tố vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm); các yếu tố vật lý (các chất phóng xạ, bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tiếng ồn…);
- Các yếu tố hóa học (thuốc, hóa chất tiệt trùng, hóa chất trong phòng xét nghiệm…);
- Các yếu tố hóa lý, bụi: bụi trong vải, quần áo, ga; các yếu tố Ecgonomi (áp lực và cường độ lao động cao, tư thế lao động).
II. Các bệnh nghề nghiệp nhân viên y tế có thể mắc theo nhóm yếu tố tác hại
1. Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật trong tài liệu an toàn trong y tế
Đây là nhóm bệnh nghề nghiệp (BNN) mắc nhiều nhất trong nhân viên y tế bởi họ là những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, dịch tiết bị nhiễm bệnh (nước bọt, đờm dãi, mủ, nước tiểu, phân) thông qua các hoạt động khám, điều trị, làm các xét nghiệm, thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin,…
- Các công việc hoặc khoa/phòng có thể mắc:
- Khoa chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
- Khoa truyền nhiễm;
- Khoa lao và các bệnh phổi;
- Khoa hồi sức cấp cứu, khoa khám bệnh;
- Khoa thuộc hệ ngoại: khoa ngoại, chấn thương, sản, tai mũi họng, mắt
- Giải phẫu bệnh;
- Khoa xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tế bào, vi sinh vật;
- Tiếp xúc với các ổ dịch (nhân viên y tế đi vào làm việc tại vùng dịch; nhân viên tẩy trùng, tẩy uế các ổ dịch; nhân viên thu gom và xử lý chất thải y tế…).
- Nhân viên tại phòng thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin…
- Bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:
- Bệnh lao nghề nghiệp;
- Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp;
- Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp;
- Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
- Bệnh Leptospira nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp chưa có trong danh mục BNN được BH:
- Bệnh do virut: SAR, Ebola, cúm A/H5N1, herper, sởi, cúm, rubella, quai bị…
- Bệnh nhiễm khuẩn: lao, bạch hầu, thương hàn, liên cầu A…
- Bệnh nhiễm ký sinh trùng: bệnh sốt rét, dịch hạch, sốt xuất huyết
- Nhiễm nấm
- Bệnh viêm gan nghề nghiệp
- Viêm gan virut B là một bệnh nhiễm trùng nghề nghiệp giống như lao, viêm gan C, HIV… Thực tế cho thấy các yếu tố nguy cơ có thể gây tổn thương da trong bệnh viện là rất nhiều: tiêm dưới da, mảnh thuỷ tinh, mũi khâu, kim bướm, mũi khoan, lấy máu… Khả năng nhiễm siêu vi B có thể lên đến 25% đối với nhóm cán bộ y tế bị thương do kim đâm, tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân có HBsAg dương tính.
- Viêm gan virus (VGVR) là bệnh nhiễm trùng có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp. Đó là công nhận của Liên Bộ Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về căn bệnh này vì tỷ lệ mang kháng thể HBsAg nói chung của nhân viên y tế cao hơn gấp 3-5 lần so với người dân bình thường. Khoảng 17,6% nhân viên y tế có thể bị nhiễm virus gây ra bệnh viêm gan B. Với khả năng sống lâu nhiều tháng trong vết máu khô, virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm gấp từ 50-100 lần so với HIV. Nhóm có nguy cơ cao bao gồm: nhân viên phòng xét nghiệm, nha sĩ, nhân viên làm công tác cấp cứu, nhân viên xử lý rác thải, nhân viên ướp xác, bộ đội, công an … Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong tổng số 35 triệu nhân viên y tế trên thế giới, mỗi năm, 2 triệu người tiếp xúc qua da với bệnh truyền nhiễm. Trong đó, khoảng 40% bị phơi nhiễm viêm gan B, 40% phơi nhiễm viêm gan C, 2,5% phơi nhiễm HIV do tổn thương vì kim đâm.
- Nhóm người thường xuyên phải tiếp xúc do tính chất nghề nghiệp với người bệnh VGVR bệnh phẩm máu và các vật phẩm ô nhiễm … mắc các hội chứng:
- Viêm gan là một bệnh nhiễm trùng do virus xâm nhập vào gan và có thể gây ra bệnh viêm gan cấp tính và mạn tính. Virus được lây truyền thông qua việc tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của cơ thể người bị bệnh và không qua tiếp xúc thông thường. Bệnh gây nguy cơ tử vong cao do xơ gan và ung thư gan.
- Đường truyền bệnh
- Virus viêm gan B được truyền từ người này sang người khác qua vết thương, tổn thương da có tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể (tinh dịch và dịch tiết âm đạo) của người mắc bệnh. Phương thức lây truyền là giống phương thức lây truyền đối với virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) nhưng HBV có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 50 đến 100 lần. Không giống như HIV, HBV có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất tới 7 ngày. Trong thời gian đó, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu nó xâm nhập vào cơ thể của một người chưa bị mắc bệnh. Phương thức thông thường của đường truyền nhiễm ở các nước đang phát triển là: chu sinh (từ mẹ sang con lúc sinh); nhiễm virus ở trẻ em sớm (nhiễm virus không rõ ràng qua tiếp xúc thân mật cá nhân với các tiếp xúc với gia đình người mắc bệnh); qua thực hành tiêm không an toàn; qua truyền máu; qua quan hệ tình dục, HBV không lây truyền qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và không lây truyền một cách ngẫu nhiên tại nơi làm việc. Thời kỳ ủ bệnh của virus trung bình là 90 ngày, nhưng có thể thay đổi trong khoảng 30 đến 180 ngày. HBV có thể được xác định từ 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm và có thể với thời kỳ lâu hơn.
- Biểu hiện của bệnh
- Virus viêm gan B có thể gây ra bệnh cấp tính với các hội chứng kéo dài khoảng vài tuần bao gồm vàng da và mắt (bệnh vàng da), nước tiểu đậm màu, suy kiệt, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Mọi người có thể phải mất vài tháng đến một năm mới khỏi các hội chứng này. HBV cũng có thể gây một nhiễm trùng gan mạn tính và sau này có thể phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Khoảng 90% người lớn khỏe mạnh bị nhiễm HBV sẽ hồi phục và hoàn toàn loại bỏ virus trong vòng sáu tháng. HBV là một nguy hại nghề nghiệp nhiễm trùng chính đối với nhân viên y tế.
- Điều trị và phòng bệnh
- Không có điều trị đặc hiệu với bệnh viêm gan B cấp tính. Việc chăm sóc nhằm duy trì sự thoải mái và cân bằng về dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm bù lượng dịch bị mất qua nôn mửa và tiêu chảy. Viêm gan B mạn tính có thể được điều trị bằng thuốc, bao gồm sử dụng interferon và các thuốc kháng virus có thể giúp cho một số bệnh nhân. Tuy nhiên chi phí cho điều trị là rất cao và khả năng đáp ứng của thuốc còn hạn chế. Ung thư gan hầu như luôn gây tử vong và nó thường phát triển ở những người ở độ tuổi khi họ đang là lao động chính có nhiều trách nhiệm với gia đình và xã hội. Ở các nước đang phát triển, hầu hết người mắc bệnh ung thư gan tử vong trong vòng vài tháng khi có chẩn đoán.
- Tại các nước có thu nhập cao hơn việc phẫu thuật và hóa trị liệu có thể kéo dài cuộc sống của một số bệnh nhân đến một vài năm. Bệnh nhân bị xơ gan đôi khi được ghép gan với thành công khác nhau. Tiêm chủng đầy đủ tạo ra mức kháng thể bảo vệ trên 95% ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người trẻ tuổi. Đối với người trên tuổi 40 thì các liều tiêm chủng ban đầu giảm xuống dưới 90%. Ở tuổi 60 tuổi, mức kháng thể bảo vệ đạt được chỉ từ 65% đến 75% trong số những người được tiêm chủng. Kháng thể bảo vệ kéo dài ít nhất 20 năm và bảo vệ suốt đời.
- Tất cả trẻ em và thanh niên, thiếu niên dưới 18 tuổi và trước đây không được tiêm phòng thì nên được tiêm phòng. Những người trong nhóm nguy cơ cao cũng nên được tiêm phòng, bao gồm: những người có hành vi tình dục có nguy cơ cao; Bạn tình và tiếp xúc trong gia đình của người bị nhiễm HBV; tiêm chích ma túy; những người thường xuyên cần tiếp máu hoặc các sản phẩm máu; người nhận ghép tạng đặc; những người có nguy cơ nghề nghiệp với lây nhiễm HBV, bao gồm nhân viên y tế; và du khách quốc tế đến các nước có tỷ lệ HBV cao.
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Trên thế giới bệnh lao còn rất nặng nề ở các nước đang phát triển. Hàng năm có tới 2 tỷ người bịp phơi nhiễm lao, 9 triệu ca mắc mới và 2 triệu người tử vong (HIV/AIDS gây tử vong 3 triệu người, số trét 1 triệu). Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao. Tỉ lệ người mắc bệnh lao mới biểu hiện dưới các thể bệnh là 173/100.000 dân mỗi năm, tỉ lệ tử vong là 23/100.000 dân. Các thống kê cho biết: 80% là lao phổi. Đây là nguồn lây chủ yếu và 20% mắc các bệnh lao khác, hơn nữa có tới 80% người bệnh lao nằm trong lứa tuổi từ 16 đến 60 tuổi, lực lượng lao động sản xuất chính.
- Khi tiếp xúc gần gũi, kéo dài với nguồn lây là những người mắc bệnh lao phổi khi ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn ra những giọt dịch nhỏ chứa vi khuẩn lao, tạo ra nguy cơ mắc bệnh lao cho những người xung quanh trong đó có các cán bộ nhân viên y tế trực tiếp thường xuyên làm công tác khám, điều trị, điều dưỡng, phục vụ trực tiếp những bệnh nhân bị lao, Ngành Công an, những người làm quản giáo và theo dõi đối tượng mắc bệnh lao tại các trại giam..Tiếp đến là những người làm công tác thú y, giết mổ trâu bò, vắt sữa bò… bị lây bệnh lao bò từ những gia súc bị bệnh lao… Theo thông tư 12/2006/TT- BYT ngày 10/11/2006, phụ lục 1. Nhóm người khi mắc bệnh lao trong quá trình làm việc thì được xác định là mắc bệnh lao nghề nghiệp và được hưởng chế độ đền bù Nhà nước.
- Khi bị bệnh, các tổ chức, cơ quan trong cơ thể bị phá hủy, nếu phát hiện muộn và điều trị không kịp thời, không đúng, cơ quan bị tổn thương nặng nề, có chữa khỏi về mặt vi trùng cũng không hồi phục được. Tổn thương hang hốc, xơ sẹo do lao phổi có thể dẫn đến suy hô hấp, tâm phế mạn…, lao xương khớp dẫn đến gù, vẹo cột sống, cứng khớp, tàn tật suốt đời…theo thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 2/2/2015 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường trợ cấp.
- Để phòng mắc bệnh lao theo nguyên tắc chung trước tiên phải thanh toán được nguồn lây, phát hiện triệt để và điều trị khỏi. Những biện pháp khác cũng rất quan trọng đó là: Người bệnh: Người lao phổi phải mang khẩu trang, không được khạc nhổ lung tung mà phải khạc vào giấy hoặc ca, cốc để đúng nơi quy định để khử trùng, tiêu hủy. Lấy bệnh phẩm xét nghiệm đúng nơi quy định, thông thoáng; tốt nhất là ngoài trời.Về nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao phải mang khẩu trang phòng hộ đúng tiêu chuẩn (N95). Tiếp xúc với người bệnh qua kính ngăn, thực hiện khám chữa bệnh, tư vần phía sau người bệnh… Các cơ sở y tế phục vụ người bệnh lao phải thực hiện tốt quy chế chống chống lây nhiễm. Đầu tư thích hợp các trang bị phòng hộ cần thiết cho nhân viên và người bệnh. Có kế hoạch và quy trình cụ thể thực hiện đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cho nhân viên và người bệnh… Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp và cũng là một bệnh xã hội, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động. Để bảo vệ người lao động cần tuân thủ những biện pháp phòng hộ cẩn thận từ người bệnh đến nhân viên và là trách nhiệm của các cơ sở y tế, các ngành chăn nuôi. Hơn nữa, người lao động phải có ý thức tự bảo vệ mình, không để mình trong những tình huống thuận lợi mắc bệnh, khi mắc bệnh cũng phải chấp hành đầy đủ nguyên tắc điều trị. Việc điều trị lao nghề nghiệp cũng được áp dụng các phác đồ điều trị như với các bệnh lao trong cộng đồng hiện nay.
2. Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lí trong tài liệu an toàn trong y tế
Bệnh do yếu tố bức xạ ion hóa (chất phóng xạ) được quan tâm nhất trong nhóm này, gặp ở nhân viên y tế làm việc trong các khoa/phòng:
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, SPECT-CT, PET-CT, CT- Scanner, can thiệp mạch, đo độ loãng xương…
- Khoa Xét nghiệm, khoa xạ trị có sử dụng các chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư
Bệnh do yếu tố bức xạ không ion hóa: sử dụng tia laser (hồng ngoại, cực tím) trong điều trị bệnh nội khoa, da liễu, trong phẫu thuật. Sử dụng bức xạ cực tím để diệt vi khuẩn nấm mốc trong phòng phẫu thuật, vi sinh…
Bệnh do ô nhiễm điện từ trường trong các bệnh viện chủ yếu ở các khoa/phòng phục hồi chức năng, nơi có sử dụng các máy điều trị sóng ngắn
Bệnh do tiếp xúc với tiếng ồn cao:do máy phát điện, nồi hơi, máy giặt ở các khu vực giặt là (khoa chống nhiễm khuẩn) và khu nhà bếp…
Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:
- Bệnh phóng xạ nghề nghiệp;
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;
- Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
3. Nhóm bệnh liên quan do các yếu tố hóa lý, do bụi trong tài liệu an toàn trong y tế
- Các công việc hoặc khoa/ phòng có thể mắc:
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: giặt là tiếp xúc với bụi bông vải trong quần áo, khăn, ga, bông, gạc…
- Khoa ngoại: công việc tiếp xúc với bụi talc ở găng y tế, trong bó bột điều trị gãy xương
- Khoa vi sinh, xét nghiệm, giải phẫu…tiếp xúc với hóa chất, hộ lí dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.
- Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:
- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
- Bệnh hen nghề nghiệp
4. Các bệnh do yếu tố hóa học trong tài liệu an toàn trong y tế
- Các công việc hoặc khoa/ phòng có thể mắc:
- Khoa Vi sinh; Khoa Xét nghiệm sinh hóa, huyết học; Khoa Giải phẫu bệnh; Khoa Ung bướu
- Hộ lí dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.
- Quản lý kho hóa chất, thuốc độc hại
- Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:
- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
- Bệnh hen nghề nghiệp
- Bệnh nghề nghiệp khác chưa có trong danh mục BNN được bảo hiểm:
- Bệnh da nghề nghiệp: viêm da tiếp xúc, dị ứng
- Bệnh hô hấp: nhiễm độc cấp tính, viêm phổi…
- Bệnh ung thư, bệnh ở hệ thần kinh, bệnh thận tiết niệu, bệnh cơ quan sinh sản…
5. Các bệnh nghề nghiệp do các yếu tố Ecgonomi (bệnh do yếu tố tổ chức lao động không hợp lý, do căng thẳng lao động…)
Do đặc tính chất của công việc phải khám, cấp cứu, chăm sóc và điều trị bệnh nhân liên tục 24/24h nên nhân viên y tế phải làm ca, trực đêm. Công việc đòi hỏi sự tập trung, áp lực và tránh nhiệm cao, tư thế lao động không thoải mái…dẫn đến stress trong công việc, các bệnh cơ xương khớp xuất hiện.
6. Các nhiễm khuẩn da trong tài liệu an toàn trong y tế
Tụ cầu vàng: Vi khuẩn lan truyền qua các tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc ít phổ biến hơn là qua các vết tróc của da. Những NVYT bị tổn thương da do tụ cầu (ví dụ như bị mụn nhọt hoặc các tổn thương khác ở da) dễ lây truyền bệnh cho người khác hơn là những người mang vi khuẩn ở mũi. Tùy thuộc vào nhiệm vụ công tác của từng NVYT mà đề ra các biện pháp hạn chế công việc.
Trong khoảng thời gian có nhiều người mắc bệnh do tụ cầu hoặc trong các vụ dịch do tụ cầu vàng kháng methicilin (MRSA) thì cần xác định những người mang bệnh (người bệnh và NVYT) bằng phương pháp nuôi cấy phân lập vi khuẩn.
Liên cầu khuẩn nhóm A: (GAS) là một tác nhân gây bệnh ở da và hầu họng. Các ổ chứa vi khuẩn khác là hậu môn và đường sinh dục nữ. Phương pháp lan truyền chủ yếu là qua các tiếp xúc trực tiếp và qua các hạt lớn đường hô hấp. Cần tiến hành điều tra khi thấy sự gia tăng các nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A, tập trung phát hiện những NVYT mang vi khuẩn. Những NVYT đang mắc bệnh nhiễm khuẩn liên cầu A cần phải được nghỉ việc cho đến 24 giờ sau khi được điều trị và nuôi cấy phân lập âm tính. Hầu hết các nhiễm khuẩn xảy ra ở các vùng miệng, mặt và được lây truyền thông qua các tiếp xúc trực tiếp. Nước bọt cũng có thể bị nhiễm vi rút. Bởi vì đường lây truyền chủ yếu là qua bàn tay bị ô nhiễm sau các tiếp xúc trực tiếp nên rửa tay và khử khuẩn bàn tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh là phương pháp phòng ngừa lây lan quan trọng nhất. Các tổn thương Herpes simplex ở ngón tay (chín mé do ecpet) là một bệnh nghề nghiệp ở NVYT do phải tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch bị ô nhiễm ( ví dụ nhưng các chất tiết âm đạo hoặc các tổn thương da). Những NVYT bị chín mé do ecpet cần phải đi găng để phòng ngừa lan truyền vi rút sang người bệnh. Khi chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng, ví dụ như trẻ sơ sinh, bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, bỏng nặng hoặc những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, những NVYT đang bị nhiễm trùng ecpet cần phải được xem xét nghỉ việc tạm thời.
7. Dự phòng và xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp trong tài liệu an toàn trong y tế
Tiêm là một thủ thuật xâm lấn, phổ biến nhất trong y tế. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm toàn thế giới có khoảng 16 tỉ mũi tiêm, 90-95% mũi tiêm (trung bình 1,5 mũi tiêm/người/năm) nhằm mục đích điều trị, 5-10% mũi tiêm dành cho dự phòng. Nhưng, khoảng 70% các mũi tiêm sử dụng trong điều trị thực sự là không cần thiết và có thể thay thế được bằng đường uống. Nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc vitamin sử dụng đường uống có tác dụng ngang bằng với thuốc tiêm và an toàn hơn.
Hàng năm tiêm không an toàn gây lên: 1,3 triệu ca chết sớm; mất 26 triệu năm sống; tổn thất kinh phí gián tiếp 535 triệu USD/năm. Nhiễm khuẩn đường máu mới ước tính: 22 triệu ca HBV (1/3 tất cả các ca nhiễm khuẩn); 2 triệu ca HCV (40% các ca nhiễm khuẩn); 260.000 ca HIV (5% các ca nhiễm khuẩn). Tỉ lệ nhiễm virus mới của nhân viên y tế: HBV 6-30/100 trường hợp; HCV 3-10/100 trường hợp, HIV 1/300 trường hợp.
Phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất là máu; Tổn thương gây nhiễm khuẩn phổ biến nhất là do kim tiêm. Tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của NVYT và làm cho NVYT đứng trước nguy cơ phơi nhiễm cao: HBV (kim xuyên da): 22-40%; HCV (kim xuyên da): 10%; HIV (kim xuyên da): 0,3%; HIV (niêm mạc): 0,09%; HIV (da không lành lặn): 0,01%.
Tổn thương do kim tiêm không chỉ xảy ra đối với người bệnh, nhân viên y tế những người trực tiếp thực hiện các quy trình kỹ thuật, mà còn có thể xảy ra đối với cả những cán bộ hộ lý, công nhân vệ sinh, nhân viên hành chính và khách đến thăm. Theo nghiên cứu của Angela K. Laramia, USA Masachuset 2002-2005, SIGN, WHO 2008: điều dưỡng 44-72%; bác sĩ 28%; nhân viên/KTV xét nghiệm 15%; Hộ lý, nhân viên làm vệ sinh 3-16%; nhân viên hành chính và khách 1-6%.
Những hành vi nguy cơ liên quan đến tiêm: lạm dụng tiêm; dùng lại bơm kim chưa qua xử lý an toàn; động tác thực hành gây nguy cơ cho người được tiêm; phân loại, thu gom, xử lý chất thải sau tiêm chưa đảm bảo an toàn.
Các phương thức phơi nhiễm nghề nghiệp: Vật sắc nhọn nhiễm khuẩn xuyên thấu da (qua tiêm, truyền, chọc dò, kim khâu, dao mổ …), máu, dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương của NVYT khi làm thủ thuật (vết bỏng, da viêm loét, niêm mạc mắt, mũi, họng …), da của NVYT bị xây xước tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh.
8. Stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế trong tài liệu an toàn trong y tế
Stress được Hans Selye định nghĩa theo thuật ngữ chung là một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường. Stress nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động.
Mặc dầu có nhiều yếu tố ở nơi làm việc là nguyên nhân của stress, có thể là gánh nặng quá tải hoặc dưới tải nhưng khả năng dự đoán phản ứng stress ở bất kỳ cá nhân nào cũng còn rất nghèo nàn. Sự đo lường stress rất khó khăn bởi vì nó còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Thứ nhất, stress về tâm lý xã hội không thể được xác định một cách rõ ràng. Thứ hai, khả năng biến đổi lớn của mỗi cá thể đối với sự tiếp nhận stress. Thứ ba, stress về tâm lý-xã hội và điều kiện tâm-thể không luôn thay đổi song song. Hơn thế nữa, các triệu chứng khó xác định như mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, khó ngủ… lại là các triệu chứng đặc trưng của stress.
Nhân viên y tế, đặc biệt nhân viên y tế thuộc hệ điều trị làm việc trong điều kiện có nguy cơ stress cao.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân có nguy cơ bị stress cao hơn nhiều lần so với các ngành nghề khác. Nghiên cứu của Linn LS, et al. (1985), Agius RM et al. (1996) cho thấy có tới 25% các bác sĩ lâm sàng bị stress, trầm cảm, lo âu và kiệt sức. Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp đến sức khoẻ là mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, không thoả mãn với công việc, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, nghiện rượu, số ngày nghỉ ốm cao, về hưu sớm, và mắc một số bệnh liên quan đến stress như loét dạ dày, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp… vv.
Demiral et al. (2002) đã nghiên cứu trên 300 bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau và tìm thấy tỷ lệ chung về trầm cảm và lo âu là 18,9 % và 27,4% ở các bác sĩ. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra 25-30% nhân viên y tế bị kiệt sức là hậu quả các công việc của họ trong ngành y tế (Grassi & Magnani, 2000). Theo nghiên cứu của Shams và El-Masry (2013), tỉ lệ căng thẳng nghề nghiệp trên đối tượng nhân viên y tế chuyên ngành gây mê hồi sức là 69,4%. Các yếu tố nguy cơ là gánh nặng công việc, tổ chức lao động tồi, mâu thuẫn nhóm và phải chăm sóc các bệnh nhân nặng, tiếp xúc hàng ngày với người chết và các vấn đề tử vong, những phản ứng thái quá từ các gia đình bệnh nhân là những nguồn stress lớn. Estrin-Behar và CS. (1990) đã nghiên cứu gánh nặng tâm lý trên 1505 cán bộ y tế nữ tại Pháp trong năm 1990. Năm chỉ số y tế được nghiên cứu: sự mệt nhọc, suy nhược, sử dụng thuốc chống trầm cảm, sử dụng thuốc ngủ, sử dụng thuốc an thần, và các rối loạn tâm lý. Kết quả cho thấy mất ngủ liên quan nhiều đến căng thẳng nghề nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà (2006) trên 811 nhân viên y tế đã cho thấy 10,7% nhân viên y tế có điểm stress ở mức cao; 37,9% nhân viên y tế có điểm stress ở mức trung bình và 51,4% nhân viên y tế có điểm stress ở mức thấp. Trong số nhân viên y tế có biểu hiện stress (48,6%), nhóm bác sĩ có biểu hiện stress ở mức độ cao nhất (12,9%), cao hơn so với nhóm y tá và hộ lý. Nghiên cứu của Lê Thành Tài (2008) cho thấy nhân viên điều dưỡng bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang : 45,2% bị stress ở mức cao, 42,8% ở mức trung bình. Tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, tỉ lệ stress cao nhất với 53,1%. Năm 2016, Nguyễn Thu Hà nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần là tương đối cao (66,7%), đa số stress được kiểm soát khá tốt (61,7%) và chỉ có 5% stress cần sự can thiệp sớm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự tương quan nghịch giữa stress và chỉ số làm việc ở nhân viên y tế (WAI- Work ability index) (r= -0,37; p=0,004) nghĩa là chỉ số khả năng làm việc giảm khi mức độ căng thẳng nghề nghiệp tăng. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu trước đây, như nghiên cứu của tác giả Bresić J [2], Golubic [4], Kumashiro [7]… Tuy nhiên, sự thay đổi của WAI còn phụ thuộc vào tính chất các công việc khác nhau.
Stress nghề nghiệp là yếu tố gây tổn thương chủ yếu cho hệ thần kinh, góp phần làm gia tăng tỷ lệ các bệnh tim mạch, cơ xương khớp cũng như tăng tỷ lệ nghỉ hưu sớm do thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều áp lực. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 50-60% trường hợp nghỉ làm việc có liên quan đến tình trạng stress nghề nghiệp;
Để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế, phòng ngừa stress có hiệu quả – cách tốt nhất là cần có các biện pháp dự phòng, kiểm soát stress nghề nghiệp.
III. Phòng chống mắc bệnh nghề nghiệp trong nhân viên y tế
1. Các bệnh do yếu tố vi sinh vật trong tài liệu an toàn trong y tế
Đặc điểm phát sinh của nhóm bệnh này gồm 3 yếu tố:
- Nguồn gây bệnh (tác nhân);
- Đường lây, môi trường;
- Vật chủ lây bệnh.
Về nguyên tắc để phòng bệnh phải loại bỏ đi ít nhất một trong 3 yếu tố trên bằng biện pháp sau:
- Tác động lên nguồn gây bệnh bằng các biện pháp như:
- Cách ly, cô lập nguồn gây bệnh, biện pháp này rất quan trọng đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
- Xử lí tiệt trùng, tẩy uế các bệnh phẩm,sinh phẩm, chất thải ( phân, nước tiểu), các đồ dùng bị nhiễm bệnh.
- Vệ sinh, tẩy uế thường xuyên vật dụng, nhà cửa nơi làm việc.
- Xử lí chất thải đúng nơi quy định.
- Cắt đường truyền bệnh:
- Trong quá trình làm việc phải cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, tuân thủ quy trình phòng chống nhiễm khuẩn và thực hành an toàn khi sử dụng vật sắc nhọn. Phòng ngừa các tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn.
- Thường xuyên rửa và sát khuẩn tay sau khi khám bệnh, làm thủ thuật.
- Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, mũ, găng tay, quần áo bảo hộ…
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh đảm bảo như nước uống, thức ăn và kiểm soát tốt các vật trung gian truyền bệnh.
- Vật chủ lây nhiễm bệnh
- Tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn vệ sinh khi làm việc.
- Chủ động tiêm phòng vaccin phòng bệnh: tiêm vaccin phòng bệnh viêm gan B, A; lao, quai bị, rubella, sởi, thủy đậu…
2. Các bệnh do yếu tố vật lí trong tài liệu an toàn trong y tế
- Tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh bức xạ. Đo kiểm tra an toàn bức xạ ion hóa định kì nơi làm việc.
- Tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng các máy phát bức xạ ion hóa, khi sử dụng nguồn hóa chất đồng vị phóng xạ.
- Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân phòng chống bức xạ ion hóa, phòng chống tiếng ồn (nút tai)
- Đeo liều kế cá nhân và kiểm tra định kì
- Thường xuyên đo kiểm tra môi trường tiếng ồn, đo bức xạ cực tím khi sử dụng để diệt khuẩn trong phòng mổ, phòng vi sinh…
- Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với chất phóng xạ chú ý khám da, khám mắt và làm xét nghiệm huyết đồ, làm thêm các xét nghiệm khác nhằm phát hiện sớm bệnh phóng xạ nghề nghiệp
- Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với tiếng ồn: khám tai mũi họng và đo thính lực …
3. Các bệnh do hóa chất, bụi trong tài liệu an toàn trong y tế
- Nắm được quy tắc an toàn khi làm việc với hóa chất. Nhận biết các yếu tố nguy cơ và xử trí ban đầu.
- Sử dụng đầy đủ và đúng các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân.
- Biết được độc tính hóa chất khi sử dụng, đường xâm nhập, biểu hiện bệnh và biện pháp phòng ngừa
- Nắm được các biện pháp sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn.
- Thông thoáng và giữ vệ sinh nơi làm việc
4. Các bệnh do các yếu tố Ecgonomi trong tài liệu an toàn trong y tế
Cần bố trí làm việc, nghỉ ngơi hợp lí. Tăng cường luyện tập thể thao và tập bài tập thích hợp giữa giờ nhằm giảm đau mỏi xương khớp
Nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, sức khỏe của người lao động nhưng thực tế họ lại được hưởng ít sự chăm sóc sức khỏe tại nơi mình làm việc giống như những người lao động khác.
Năm 2011-2012, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường nay đổi tên thành Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ tiến hành quan trắc tại một số bệnh viện thuộc khu vực phía Bắc, trong đó có cả bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến trung uơng và bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến tỉnh/thành kết quả cho thấy: công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế còn nhiều hạn chế. Nhiều bệnh viện không thuờng xuyên khám sức khỏe định kì hàng năm cho nhân viên y tế. Có bệnh viện không có hồ sơ sức khỏe người lao động. Cán bộ phụ trách y tế hầu như là kiêm nghiệm và thường xuyên thay đổi nên công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế chưa quan tâm. Việc khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế không được triển khai ở rất nhiều bệnh viện.
Để giúp cho công tác chẩn đoán cũng như công tác giám định bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế tại các cơ sở y tế thì mỗi cơ sở y tế cần:
- Có cán bộ phụ trách an toàn vệ sinh lao động, cán bộ phụ trách y tế
- Lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo kiểm tra môi trường lao động và có đánh giá tiếp xúc đối với yếu tố vi sinh vật (báo cáo quan trắc môi trường lao động được thực hiện theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016)
- Có hồ sơ sức khỏe cho từng nhân viên y tế
- Khám sức khỏe tuyển dụng cần chú ý làm các xét nghiệm như chụp X-quang tim phổi; HBsAg, anti HCV, HIV…
- Khám sức khỏe định kì hàng năm
- Khám bệnh nghề nghiệp cho một số khoa phòng có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, mẫu hồ sơ và các chỉ định khám và xét nghiệm đối với bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm theo phụ lục 4 thông tư 28/2016/BYT
- Làm tốt công tác khai báo tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi đang làm việc. Xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính
- Cần tổ chức lớp tập huấn về an toàn lao động và phòng chống BNN ở nhân viên y tế.
5. Các biện pháp dự phòng để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm:
- Hạn chế tiêm truyền khi không cần thiết;
- Sử dụng các thiết bị thay thế không kim để nối các phần của hệ thống đường truyền tĩnh mạch, hoặc sử dụng các kim loại luồn an toàn;
- Đào tạo NVYT thực hành tiêm an toàn;
- Tránh truyền tay các vật sắc nhọn và thận trọng khi chuyền vật sắc nhọn, đặt vật sắc nhọn vào khay để đưa đồng nghiệp;
- Bố trí bàn tiêm, bàn thủ thuật trong tầm với của hai tay;
- Sử dụng các phương tiện thu gom vật sắc nhọn đạt quy chuẩn;
- Không đậy nắp kim trước và sau kỹ thuật để phòng ngừa tổn thương;
- Trong phẫu thuật, nên mang hai găng, có thể áp dụng một số kỹ thuật thực hành an toàn như mổ ít xâm lấn nhất và dùng phương pháp đốt điện để rạch, dùng kẹp để đóng vết mổ;
- Không được để kim tiêm vương vãi ở ngoài môi trường;
- Thực hiện đúng quy trình thu gom vận chuyển rác thải y tế, đặc biệt là lưu giữ, vận chuyển và tiêu hủy an toàn chất thải là vật sắc nhọn;
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng hộ thích hợp (xe tiêm, bơm kim tiêm, kim lấy thuốc, cồn sát khuẩn tay, hộp đựng vật sắc nhọn…);
- Tuân thủ quy trình báo cáo, theo dõi và điều trị sau phơi nhiễm.
6. Các bước xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể:
- Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm
TỔN THƯƠNG HOẶC PHƠI NHIỄM | XỬ LÝ |
Tổn thương do kim tiêm hoặc do vật sắc nhọn | 1.Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy |
2. Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương | |
3. Băng vết thương lại | |
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da bị tổn thương | 1. Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy |
2. Băng vết thương lại | |
3. Không sử dụng thuốc khử khuẩn trên da | |
Bắn máu hoặc dịch cơ thể lên mắt | 1.Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn trong ít nhất 5 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi mắt. |
2.Không dụi mắt | |
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên miệng hoặc mũi | 1. Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước nhiều lần |
2. Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn | |
3. Không sử dụng thuốc khử khuẩn | |
4. Không đánh răng | |
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da nguyên vẹn | 1. Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ thể ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy |
2. Không chà sát khu vực bị vấy máu hoặc dịch |
- Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:
- Ghi lại đầy đủ các thông tin như: Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra tai nạn rủi ro, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.
- Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:
- Có nguy cơ:
- Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu;
- Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bọ vỡ đâm phải;
- Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước.
- Không có nguy cơ:
- Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.
- Có nguy cơ:
- Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm:
- Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn. Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng với thuốc ARV. Nếu chưa biết tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.
- Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm:
- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo qui định. Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+): Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm. Nếu HIV(-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng. Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 2-4 tuần. Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng. Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.
- Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm:
- Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và vật sắc nhọn từ nguồn có chứa HIV, HBV, HCV cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn, và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.