Tài liệu sơ cấp cứu cho người bị điện giật

Tài liệu sơ cấp cứu cho người bị điện giật

Sơ cấp cứu cho người bị điện giật cần phải có chuyên môn và được thực hiện nhanh chóng, đúng phương pháp. Trong nhiều trường hợp nếu như không biết cách sơ cứu sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng, người bị nạn có thể không giữ được tính mạng hoặc phải đối mặt với những biến chứng nặng về sau.

1. Nguyên nhân bị điện giật

Điện giật là tai nạn xảy ra do tác động của dòng điện làm tử vong hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể con người. Hiện nay tai nạn điện xảy ra rất nhiều, chủ yếu đến từ lỗi thiếu kiến thức của người bị nạn. Sau đây là các nguyên nhân gây tai nạn điện thường xảy ra:

  • Do tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện.
  • Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở điện.
  • Do bị sét đánh trúng.
  • Sử dụng thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại.
  • Sửa chữa điện không đóng ngắt nguồn điện.
  • Vị phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến thế, gây phóng điện
  • Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các máy cắt điện, cầu dao điện.
  • Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn tích điện.
  • Thiên tai gây đứt dây điện ngoài đường văng trúng vào người.
  • Đấu sai các cực trên ổ cắm và thiết bị
  • Lắp đặt đường điện không hoàn thiện
  • Dùng vật liệu không cách điện hoặc tay để kéo nạn nhân ra.
  • Sự cố ngoài ý muốn.
Sơ cấp cứu cho người bị điện giật
Nguyên nhân bị điện giật

2. Tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện

Khi thấy người bị điện giật, chúng ta thường sẽ hoang mang dù trang bị kiến thức sơ cấp cứu. Điều này khiến dễ xảy ra sai sót ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân và bản thân. Sau đây là những bước để tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện đúng cách:

  • Việc đầu tiên phải làm là ngắt nguồn điện áp ngay lập tức bằng cách ngắt cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm.
  • Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện cao thế thì tuyệt đối không được đến gần, nên đứng xa ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt. Nếu nóng vội, lao vào cứu người thì bạn có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể.
  • Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn không sử dụng vật truyền dẫn điện (kim loại, ẩm ướt, dính nước) vì những dụng cụ này dẫn điện khiến bạn có thể bị điện giật. Thay vào đó nên sử dụng các vật không truyền dẫn điện như: thanh gỗ, thanh nhựa… để tách vật truyền điện hoặc nguồn phát điện ra khỏi người nạn nhân. Và nếu có thể thì nên mang giày, dép có đế nhựa và bao tay trước khi thao tác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
  • Trường hợp nạn nhân bị giật điện trên cao sẽ rất khó xử lý và nguy cơ chấn thương cao, cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Nếu không có đồ bảo hộ đầy đủ, bạn không nên tự ý leo lên cứu người.
  • Khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào những vật cứng.
  • Không nên tập trung đông người gây khó thở cho nạn nhân.
Sơ cấp cứu cho người bị điện giật
Tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện

3. Sơ cấp cứu cho người bị điện giật

Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, Chúng ta sẽ xử lý theo các tình huống nếu nạn nhân có những biểu hiện trong những trường hợp sau:

a. Nạn nhân tắc thở

Đặt nạn nhân nằm ngửa, chỗ khô ráo thoáng khí, sau đó nới rộng quần áo, dây thắt lưng, tiến hành lấy đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra và hồi sức tim phổi cho nạn nhân như sau:

  • Đặt lòng bàn tay vào 1/3 dưới xương ức, tay thẳng góc với xương ức, nhồi tim tần số 60 đến 100 lần/phút, không được ngừng ép tim quá 10 giây
  • Nhấn độ sâu khoảng 4 đến 6 cm
  • Sau 10 lần ép tim thổi sâu mạnh vào miệng nạn nhân 1 lần
  • Cấp cứu như thế liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu chuyên sâu như sốc điện, thuốc, máy kích tạo nhịp tim…
Sơ cấp cứu cho người bị điện giật
Sơ cấp cứu cho người bị điện giật

b. Trường hợp nạn nhân tỉnh, da niêm hồng, mạch rõ

  • Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.
  • Giữ ấm cho nạn nhân

c. Trường hợp nạn nhân mất tri giác

Nếu nạn nhân có những biểu hiệu sau: da niêm hồng, mạch rõ, tự thở tốt hoặc thở yếu, da niêm nhợt, mạch không bắt được thì chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc. Giữ ấm cho nạn nhân.

Sơ cấp cứu cho người bị điện giật
Gọi điện cho cứu thương

4. Những việc không nên làm khi cứu người bị điện giật

Trong quá trình cấp cứu người bị điện giật, không nên:

  • Hốt hoảng, mất bình tĩnh
  • Đi chân đất tiếp xúc với người bị điện giật.
  • Tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân nếu chưa đảm bảo nạn nhân đã thoát khỏi nguồn điện
  • Thao tác sơ cấp cứu người bị điện giật khi chưa được đào tạo, thao tác sai cách
  • Không nên cạo gió, thoa dầu mỡ vào nạn nhân
  • Không được đổ nước, đắp bùn vào người nạn nhân
Sơ cấp cứu cho người bị điện giật
Những việc không nên làm khi cứu người bị điện giật

5. Những kỹ năng cần có khi cứu người bị điện giật

Biết cách sơ cứu người bị điện giật đúng chuẩn sẽ an toàn cho bản thân và cứu được nạn nhân. Vậy nên người sơ cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật cũng cần có kiến thức và kinh nghiệm đúng đắn sẽ tăng tỉ lệ hồi phục cho nạn nhân và tránh nguy hiểm cho bản thân. Sau đây là những kỹ năng mà người sơ cấp cứu cần nắm được:

  • Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện từ ổ cắm, thiết bị điện rò rỉ: Cách nhanh nhất là bạn tắt nguồn điện dẫn ở gần nhất. Nếu có quá nhiều dây điện chằng chịt không thể xác định nguồn dây đang tiếp xúc. Lúc này hãy nhanh trí đi tắt cầu giao tổng.
  • Trong trường hợp đó là nguồn điện cao thế không thể tắt nguồn, mà bạn cần gọi quản lý điện ở khu vực nhanh chóng tắt nguồn. Khi nguồn điện chưa được tắt bạn không nên cố tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu cảm thấy tê ở thân dưới, hãy nhảy bằng một chân ra xa tới vị trí an toàn.
  • Nếu nạn nhân bị điện giật ở vũng nước. Bạn tuyệt đối không được lại gần và vẫn ưu tiên việc đi tìm và tắt nguồn điện trước. Trong lúc đi tìm tắt nguồn, để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên mang giày hoặc dép, Không đi chân đất.
  • Khi đã tắt được nguồn điện, bạn có thể tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng vật cách điện. Đồng thời đẩy dây điện ra xa người nạn nhân. Các vật dụng không dẫn điện mà bạn có thể sử dụng như: chổi có cán bằng nhựa hoặc bằng gỗ, thanh gỗ dài, ghế nhựa, chai nhựa, các vật làm bằng cao su.
  • Khi tắt được nguồn điện, bạn có thể sử dụng tay không để tách nạn nhân ra. Tuy nhiên để an toàn hơn bạn vẫn nên sử dụng vật cách điện.
  • Nếu không tắt được nguồn điện, bạn cần mang dép hoặc giày. Sau đó sử dụng vật cách điện để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
  • Nếu như nguồn điện rơi vào ô tô, hãy hướng dẫn nạn nhân ngồi yên trong xe. Sau đó tìm cách tắt nguồn điện nhanh chóng, có thể gọi người đến trợ giúp.
Sơ cấp cứu cho người bị điện giật
Những kỹ năng cần có khi cứu người bị điện giật

6. Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu cho người bị điện giật

An Toàn Nam Việt tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện sơ cấp cứu uy tín, chuyên nghiệp với các ưu điểm sau:

  • Chi phí Huấn luyện cạnh tranh nhưng chất lượng huấn luyện vẫn được đảm bảo.
  • Lịch tổ chức Huấn luyện linh động với tình hình sản xuất của Công ty doanh nghiệp.
  • Thủ tục hồ sơ cấp chứng chỉ sơ cấp cứu nhanh chóng, đúng quy định của Pháp luật.
  • Giảng viên huấn luyện là những người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
  • Những bài giảng được biên soạn phù hợp với công tác an toàn lao động tại các Doanh nghiệp.
  • An Toàn Nam Việt làm việc tận tâm, chuyên nghiệp để hỗ trợ cho khách hàng chính xác, và nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *