Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?

Trang chủ > Quan trắc môi trường > Môi trường lao động > Yếu tố môi trường lao động > Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?

Ánh sáng không chỉ là nguồn năng lượng thiết yếu cho sự sống trên trái đất, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của con người. Nó không chỉ cho phép chúng ta nhìn thấy được môi trường xung quanh mà còn kích thích, dẫn đến thay đổi các mức độ về tâm trạng và hoạt động của chúng ta. Lượng ánh sáng nhận được mỗi ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và thể chất của con người.

Sự tồn tại của ánh sáng trong môi trường lao động là yếu tố rất quan trọng, hệ thống đèn chiếu sáng tốt và tối ưu sẽ cung cấp một môi trường làm việc tươi sáng, tăng cường tinh thần, sự tập trung và hiệu suất làm việc. Ngược lại, môi trường làm việc thiếu ánh sáng tự nhiên hoặc không đủ ánh sáng theo quy định được ban hành có thể gây ra mệt mỏi, căng thẳng và sự suy giảm khả năng làm việc của người lao động.

Bên cạnh tác động tâm lý, ánh sáng còn đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh nhịp sinh học của con người. Đồng hồ sinh học tự nhiên của chúng ta được điều chỉnh chủ yếu bởi ánh sáng mặt trời, giúp điều hòa giấc ngủ, quá trình tiêu hóa và sự tăng trưởng. Khi làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ dẫn đến gây rối loạn thị giác, cảm xúc dễ bị thay đổi, mất ngủ,…

1. Ánh sáng là gì?

Ánh sáng là chùm photon của nhiều bức xạ có bước sóng từ 380 – 760nm (Tím – đỏ) mà mắt ta có thể nhìn thấy được, nó lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ với tốc độ rất nhanh.

Trong lao động sản xuất, việc sử dụng và điều hòa ánh sáng có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực: vệ sinh lao động, an toàn lao động và kinh tế. Ánh sáng phù hợp cho năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm và sức khỏe tốt hơn.

Nguồn sáng gồm có nguồn tự nhiên, nhân tạo và hỗn hợp.

  • Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
  • Ánh sáng nhân tạo là ánh sáng do con người tạo ra.
  • Ánh sáng hỗn hợp là sự hỗn hợp của ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Một số khái niệm về chiếu sáng:

  • Chiếu sáng chung hay chiếu sáng toàn diện là chiếu sáng chung cho một khu vực hay một phòng làm việc.
  • Chiếu sáng cục bộ là chiếu sáng tập trung ánh sáng vào một điểm.
  • Chiếu sáng hỗn hợp là chiếu sáng chung lẫn chiếu sáng cục bộ.
  • Sấp bóng là hiện tượng nguồn sáng tới mắt bị che lấp một phần.
Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Ánh sáng là chùm photon của nhiều bức xạ có bước sóng từ 380 – 760nm

2. Ánh sáng phát sinh từ đâu bên trong nhà máy sản xuất

Trong nhà máy sản xuất, ánh sáng được tạo ra từ một số nguồn khác nhau để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả. Các nguồn ánh sáng phổ biến trong môi trường công nghiệp bao gồm:

  • Đèn huỳnh quang là một nguồn sáng phổ rộng và phổ biến trong môi trường công nghiệp. Chúng sử dụng nguyên lý phát quang của chất phát quang để tạo ra ánh sáng. Đèn huỳnh quang có hiệu suất cao, tuổi thọ dài và tạo ra ánh sáng tỏa nhiệt thấp, làm giảm sự mệt mỏi cho người lao động.
  • Công nghệ đèn LED (Light Emitting Diode) ngày càng phổ biến trong các nhà máy sản xuất. Đèn LED tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao và có khả năng điều chỉnh độ sáng. Chúng cung cấp ánh sáng tập trung và không phát tán nhiều nhiệt, giúp giảm tiêu hao năng lượng và tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân.
  • Trong một số khu vực trong nhà máy, sử dụng ánh sáng tự nhiên thông qua cửa sổ và cửa kính là một lựa chọn phổ biến. Các cửa sổ và cửa kính cho phép ánh sáng mặt trời thâm nhập vào không gian làm việc, mang lại lợi ích của ánh sáng tự nhiên và tạo cảm giác kết nối với môi trường bên ngoài.

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc công nghiệp, nên cần đảm bảo rằng môi trường làm việc được cung cấp đủ ánh sáng theo quy định, không gây hiện tượng sấp bóng khi người lao động làm việc,…

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Hình ảnh minh họa về hệ thống chiếu sáng trong nhà máy sản xuất

3. Những ngành nghề có yếu tố ánh sáng gây nguy hại cho người lao động

Ánh sáng gây hại sức khỏe cho người lao động khi ánh sáng trong môi trường làm việc không đáp ứng được đủ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng – mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc của QCVN 22:2016/BYT. Có một số ngành nghề trong đó yếu tố ánh sáng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của người lao động như:

  • Trong quá trình hàn có sử dụng các nguồn sáng mạnh như tia hồng ngoại và tia tử ngoại có thể gây bỏng và tổn thương cho mắt và da. Ngoài ra, ánh sáng chói từ quá trình hàn cũng có thể gây chói mắt và làm giảm khả năng nhìn rõ.
  • Các nhiếp ảnh gia và nhân viên in ấn tiếp xúc với ánh sáng mạnh từ các đèn flash, máy photocopy, máy in laser,…
  • Quá trình sản xuất và kiểm tra linh kiện điện tử với chi tiết nhỏ, người lao động thường phải thường xuyên làm việc với ánh sáng cục bộ.
  • Quá trình gia công kim loại, sử dụng các công cụ như máy cắt, máy mài, máy hàn,… có thể tạo ra ánh sáng chói và tia UV gây tổn thương cho mắt và da.
  • Trong công nghiệp luyện kim, người lao động tiếp xúc với ánh sáng mạnh từ các lò nhiệt, ánh sáng này có thể gây chói mắt và gây bỏng nếu không đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

Đối với những ngành nghề này, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân như quần áo, mũ, kính bảo hộ,… và quy trình an toàn là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi những tác động tiêu cực của ánh sáng.


4. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự thoải mái của người lao động

Ánh sáng có tác động sâu sắc đến sự thoải mái của người lao động trong môi trường làm việc. Dưới đây là một số cách ánh sáng ảnh hưởng đến sự thoải mái của người lao động:

  • Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng tương đương với ánh sáng tự nhiên có khả năng tạo ra môi trường làm việc nhiều năng lượng, tạo sự thoải mái và tinh thần tập trung hơn cho người lao động làm việc.
  • Một ánh sáng phù hợp giúp cải thiện khả năng nhìn rõ, giảm mệt mỏi cho mắt, điều này cho phép người lao động làm việc hiệu quả hơn, giảm sai sót và tăng năng suất công việc.
  • Mức độ ánh sáng có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc của con người, nó có thể cho chúng ta cảm giác hạnh phúc, bình tĩnh nhưng cũng có thể gây cảm giác bi quan và buồn bã.

5. Mức ánh sáng an toàn cho phép trong nhà máy sản xuất

Theo QCVN 22:2016/BYT Quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc

Bảng yêu cầu về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc:

Loại phòng, công việc hoặc các hoạt động Em (Lux)
1. Khu vực chung trong nhà
Tiền sảnh 100
Phòng đợi 200
Khu vực lưu thông và hành lang 100
Cầu thang (máy, bộ), thang cuốn 150
Căng tin 150
Phòng nghỉ 100
Phòng tập thể dục 300
Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh 200
Phòng cho người bệnh 500
Phòng y tế 500
Phòng đặt tủ điện 200
Phòng thư báo, bảng điện 500
Nhà kho, kho lạnh 100
Khu vực đóng gói hàng gửi đi 300
Băng tải 150
Khu vực giá để hàng hóa 150
Khu vực kiểm tra 150
2. Hoạt động công nghiệp và thủ công
2.1. Công nghiệp sắt thép
Máy móc sản xuất không yêu cầu thao tác bằng tay 50
Máy móc sản xuất đôi khi yêu cầu thao tác bằng tay 150
Khu vực sản xuất thường xuyên thao tác bằng tay 200
Kho thép 50
Lò luyện 200
Máy cán, cuộn, cắt thép 300
Sàn điều khiển và bảng điều khiển 300
Thử nghiệm, đo đạc và kiểm tra 500
Đường hầm dưới sàn, băng tải, hầm chứa 50
2.2. Các lò đúc và xí nghiệp đúc kim loại
Đường hầm dưới sàn, hầm chứa 50
Sàn thao tác 100
Chuẩn bị cát 200
Gọt giũa ba via 200
Sàn làm việc khu vực lò đúc và trạm trộn 200
Xưởng làm khuôn đúc 200
Khu vực dỡ khuôn 200
Đúc máy 200
Đổ khuôn bằng tay và đúc lõi 300
Đúc khuôn dập 300
Nhà làm mẫu 500
2.3. Công nghiệp cơ khí chế tạo
Tháo khuôn phôi 200
Rèn, hàn, nguội 300
Gia công thô và chính xác trung bình: dung sai ≥ 0,1 mm 300
Gia công chính xác: dung sai<0,1mm 500
Vạch dấu, kiểm tra 750
Xưởng kéo dây, làm ống (nguội) 300
Gia công đĩa độ dày ≥5mm 200
Gia công thép tấm độ dày <5mm 300
Chế tạo dụng cụ, thiết bị cắt 750
Lắp ráp chi tiết:
– Thô 200
– Trung bình 300
– Nhỏ 500
– Chính xác 750
Mạ điện 300
Xử lý bề mặt và sơn 750
Chế tạo công cụ, khuôn mẫu, đồ gá lắp, cơ khí chính xác và siêu nhỏ 1000
2.4. Công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô
Làm thân xe và lắp ráp 500
Sơn, buồng phun sơn, buồng đánh bóng 750
Sơn: sửa, kiểm tra 1000
Sản xuất ghế 1000
Kiểm tra hoàn thiện 1000
Dịch vụ ô tô, sửa chữa, kiểm tra 300
2.5. Nhà máy điện
Trạm cấp nhiên liệu 50
Xưởng nồi hơi 100
Phòng máy 200
Các phòng phụ trợ, phòng máy bơm, phòng ngưng tụ, bảng điện 200
Phòng điều khiển 500
2.6. Công nghiệp điện
Sản xuất cáp và dây điện 300
Quấn dây:
– Cuộn dây lớn 300
– Cuộn dây trung bình 500
– Cuộn dây nhỏ 750
Nhúng cách điện 300
Mạ điện 300
Công việc lắp ráp:
– Chi tiết thô; ví dụ: biến thế lớn 300
– Chi tiết trung bình; ví dụ: bảng điện 500
Chi tiết nhỏ; ví dụ: điện thoại, đài radio, sản phẩm kỹ thuật thông tin (máy vi tính) 750
– Chính xác; ví dụ: thiết bị đo lường, bảng mạch in 1000
Xưởng điện tử, thử nghiệm, hiệu chỉnh 1500
2.7. Công nghiệp xi măng, bê tông, gạch
Phơi sấy vật liệu 50
Chuẩn bị vật liệu, làm việc ở máy trộn, lò nung 200
Vận hành máy móc 300
Làm khuôn thô 300
2.8. Công nghiệp gốm, thủy tinh, tấm lợp
Phơi sấy vật liệu 50
Chuẩn bị, vận hành máy móc 300
Tráng men, lăn, ép, tạo hình các chi tiết đơn giản, lắp kính, thổi thủy tinh 300
Mài, khắc, đánh bóng thủy tinh, tạo hình các chi tiết chính xác, chế tạo các dụng cụ thủy tinh 750
Mài kính quang học, mài và khắc pha lê bằng tay 750
Công việc chính xác; ví dụ: mài, vẽ, trang trí… 1000
Chế tác đá quý nhân tạo 1500
2.9. Công nghiệp hóa chất, chất dẻo và cao su
Lắp đặt quy trình sản xuất điều khiển từ xa 50
Lắp đặt quy trình sản xuất với thao tác bằng tay 150
Công việc ổn định trong quy trình sản xuất 300
Phòng đo chính xác, phòng thí nghiệm 500
Sản xuất dược phẩm 500
Sản xuất lốp xe 500
Kiểm tra màu 1000
Cắt, sửa, kiểm tra 750
2.10. Công nghiệp giấy
Bóc gỗ, máy nghiền bột giấy 200
Sản xuất giấy, máy gấp giấy, sản xuất bìa các tông 300
Công việc đóng sách; ví dụ: gấp giấy, sắp xếp, dán keo, xén, đóng bìa, khâu sách 500
2.11. Công nghiệp in
Xén giấy, mạ vàng, chạm nổi, chế bản khắc chữ, làm trên đá và tấm ấn giấy, máy in, làm ma trận (matrix) 500
Phân loại giấy và in bằng tay 500
Sắp chữ, sửa bản bông, in li tô 1000
Kiểm tra màu trong in nhiều màu 1500
Khắc bản thép và đồng 2000
2.12. Công nghiệp da
Bể, thùng ngâm, hầm chứa da 200
Lọc, bào, chà, xát, giũ da 300
Làm yên ngựa, đóng giày, khâu, may, đánh bóng, tạo phom, cắt, dập 500
Phân loại 500
Nhuộm da (máy nhuộm) 500
Kiểm tra chất lượng 1000
Kiểm tra màu 1000
Làm giày 500
Làm găng tay 500
2.13. Công nghiệp dệt
Vị trí làm việc và vùng tháo dỡ kiện bông 200
Chải, giặt, là, máy xé bông, kéo sợi, ghép sợi thô, hồ sợi, cắt, xe sợi thô, xe sợi đay và sợi gai 300
Xe sợi con, đánh ống, mắc khung cửi, dệt, tết sợi, đan len 500
May, đan sợi nhỏ, thêu móc 750
Thiết kế bằng tay, vẽ mẫu 750
Hoàn thiện, nhuộm 500
Phòng phơi sấy 100
In vải tự động 500
Gỡ nút sợi, chỉnh sửa 1000
Kiểm tra màu, kiểm tra vải 1000
Sửa lỗi 1500
May mũ 500
2.14. Công nghiệp sản xuất đồ gỗ
Quy trình tự động; ví dụ: sấy khô, sản xuất gỗ dán 50
Hầm xông hơi 150
Xưởng cưa 300
Làm trên bàn mộc, gắn keo, lắp ghép 300
Đánh bóng, sơn, làm đồ mộc tinh xảo 750
Làm việc trên các máy gia công gỗ; ví dụ: bào, soi, gọt đẽo, làm rãnh ghép ván, cắt, cưa, đục, khoan 500
Chọn gỗ bọc, dát gỗ, chạm, khảm 750
Kiểm tra chất lượng 1000
2.15. Công nghiệp thực phẩm
Vị trí làm việc và vùng làm việc trong:
– Nhà máy bia, xưởng mạch nha 200
– Rửa, đóng thùng, làm sạch, sàng lọc, bóc vỏ 200
– Nơi nấu trong nhà máy làm mứt và sôcôla 200
– Vùng làm việc và nơi làm việc trong nhà máy đường 200
– Sấy khô, ủ men thuốc lá thô, lên men 200
Phân loại và rửa sản phẩm, nghiền, trộn, đóng gói 300
Nơi làm việc và vùng giới hạn trong nhà giết mổ, cửa hàng thịt, nhà máy sản xuất bơ sữa, trên sàn lọc, ở nơi tinh chế đường 500
Cắt và phân loại rau quả 300
Chế biến thức ăn sẵn, công việc nhà bếp 500
Sản xuất xì gà và thuốc lá 500
Kiểm tra thủy tinh và chai lọ, kiểm tra sản phẩm, chỉnh sửa, trang trí 500
Phòng thí nghiệm 500
Kiểm tra màu 1000
2.16. Làm bánh
Chuẩn bị và nướng bánh 300
Sửa sang, đóng hộp, trang trí 500
2.17. Nông nghiệp
Bốc xếp hàng hóa, sử dụng thiết bị và máy móc 200
Nhà chăn nuôi súc vật 50
Nơi nhốt súc vật ốm, chuồng cho súc vật đẻ 200
Chuẩn bị thức ăn, nơi trữ và sản xuất bơ sữa, rửa dụng cụ 200
2.18. Chế tác đồ trang sức
Chế tác đá quý 1500
Chế tác đồ trang sức 1000
Làm đồng hồ (bằng tay) 1500
Làm đồng hồ (tự động) 500
2.19. Hiệu làm đầu
Làm tóc 500
2.20. Xưởng giặt là và giặt khô
Nhận hàng hóa, đánh dấu và phân loại 300
Giặt và giặt khô 300
Là, ép 300
Kiểm tra và chỉnh sửa 750
2.21. Cửa hàng bán lẻ
Khu vực bán hàng 300
Khu thu ngân 500
Bàn đóng gói hàng 500
2.22. Văn phòng, công sở
Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy 300
Phòng đánh máy, xử lý dữ liệu 500
Phòng vẽ kỹ thuật 750
Thiết kế vi tính 500
Phòng họp, hội nghị 300
Bàn tiếp dân 300
Phòng lưu trữ 200
3. Khu vực công cộng
3.1. Khu vực chung
Lối vào, tiền sảnh 100
Phòng gửi đồ 200
Phòng đợi 200
Phòng bán vé 300
3.2. Nhà hàng, khách sạn
Bàn tiếp tân, thu ngân, bàn ký gửi hành lý 300
Nhà bếp 300
Nhà hàng, phòng ăn, phòng chức năng 200
Nhà hàng tự phục vụ 200
Búp phê (Buffets) 300
Phòng họp 300
Hành lang 100
3.3. Nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim
Phòng tập, phòng thay trang phục 300
Bảo trì, làm vệ sinh khu vực ghế ngồi 200
Xây dựng, lắp ráp sân khấu 300
3.4. Hội chợ thương mại, phòng triển lãm
Chiếu sáng chung 300
3.5. Thư viện
Giá sách 200
Phòng đọc 500
Quầy thu ngân, nhận sách 300
3.6. Nơi để xe công cộng (trong nhà)
Đường dốc ra/vào (ban ngày) 300
Đường dốc ra/vào (ban đêm) 75
Đường lưu thông 75
Khu vực đỗ xe 75
Phòng vé 300
4. Nhà trường
4.1. Nhà trẻ, mẫu giáo
Phòng chơi 300
Phòng chăm sóc trẻ 300
Phòng học thủ công 300
4.2. Trường học
Giảng đường, lớp học, phòng học 300
Bảng đen, bảng xanh treo tường, bảng trắng 500
Bàn trình diễn 500
Phòng học mỹ thuật 500
Phòng học mỹ thuật trong các trường mỹ thuật 750
Phòng học vẽ kỹ thuật 750
Phòng thực hành và thí nghiệm 500
Xưởng dạy nghề, phòng thủ công 500
Phòng thực hành âm nhạc 300
Phòng thực hành máy tính 300
Phòng chuẩn bị và xưởng thực nghiệm 300
Khu vực lưu thông, hành lang 100
Cầu thang 150
Phòng học chung của sinh viên và phòng họp của Hội đồng nhà trường 200
Phòng giáo viên 300
Thư viện: Giá sách 200
Thư viện: Phòng đọc 500
Kho chứa dụng cụ giảng dạy 100
Phòng thể thao, thể dục, bể bơi (sử dụng chung) 300
Căng tin nhà trường 150
Nhà bếp 300
5. Cơ sở chăm sóc sức khỏe
5.1. Các phòng sử dụng chung
Hành lang: ban ngày 100
Hành lang: làm vệ sinh 100
Hành lang: ban đêm 50
Hành lang: sử dụng cho nhiều mục đích 200
Cầu thang máy cho người 100
Cầu thang máy phục vụ (chuyển máy móc, thiết bị, dụng cụ) 200
Phòng đợi 200
Phòng trực 200
Phòng tắm và vệ sinh của bệnh nhân 200
5.2. Phòng nhân viên
Phòng hành chính 300
Phòng nhân viên 300
5.3. Phòng khám phụ sn
Chiếu sáng chung 300
Khám thông thường 500
Khám và điều trị 1000
5.4. Phòng khám chung
Chiếu sáng chung 300
Khám và điều trị 1000
5.5. Phòng khám mắt
Chiếu sáng chung 300
Khám mắt 1000
Kiểm tra thị lực và sắc giác bằng các biểu đồ 500
5.6. Phòng khám tai
Chiếu sáng chung 300
Khám tai 1000
5.7. Phòng chẩn đoán hình ảnh (Scanner)
Chiếu sáng chung 300
Máy chụp cắt lớp có phóng đại hình ảnh và các hệ thống ti vi 50
5.8. Phòng đẻ
Chiếu sáng chung 300
Khám và điều trị 1000
5.9. Phòng điều trị (chung)
Phòng chạy thận nhân tạo 500
Phòng da liễu 500
Phòng nội soi 300
Phòng bó bột 500
Phòng tắm trị liệu 300
Phòng mát xa và xạ trị 300
5.10. Khu phẫu thuật
Phòng tiền phẫu thuật và hậu phẫu 500
Phòng phẫu thuật 1000
5.11. Phòng điều trị tích cực
Chiếu sáng chung 100
Khám thông thường 300
Khám và điều trị 1000
Chiếu sáng trực đêm 20
5.12. Phòng khám, chữa răng
Chiếu sáng chung 500
Chỗ bệnh nhân 1000
5.13. Các phòng thí nghiệm và phòng dược
Chiếu sáng chung 500
Kiểm tra màu 1000
5.14. Phòng tiệt trùng
Phòng tiệt trùng, tẩy uế 300
5.15. Phòng mổ tử thi và nhà xác
Chiếu sáng chung 500
Bàn mổ tử thi và bàn giải phẫu 5000
6. Cảng hàng không
Phòng đi và đến, khu nhận hành lý 200
Khu chuyển tiếp, băng chuyền 150
Bàn thông tin, bàn đăng ký bay 500
Hải quan và bàn kiểm tra hộ chiếu 500
Khu vực đợi vào cửa 200
Phòng lưu giữ hành lý 200
Khu kiểm tra an ninh 300
Trạm kiểm soát không lưu 500
Nhà chứa máy bay để kiểm tra và sửa chữa 500
Khu vực thử nghiệm động cơ 500
Khu vực đo kiểm trong nhà chứa máy bay 500
Bậc lên xuống và đường ngầm cho hành khách 50
Phòng làm thủ tục và phòng chờ 200
Phòng mua vé gửi hành lý và thu tiền 300
Phòng đợi lên máy bay 200

Độ rọi duy trì tối đa với các loại hình công việc không vượt quá 10.000 Lux.


6. Khi tiếp xúc với ánh sáng nguy hại trong thời gian dài sẽ sinh ra bệnh nghề nghiệp gì?

Khi tiếp xúc với ánh sáng nguy hại trong thời gian dài, người lao động có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như:

  • Môi trường làm việc thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không đồng đều có thể gây ra rối loạn tâm lý như căng thẳng, trầm cảm và lo âu và có thể gây ra các rối loạn về mắt, giảm thị lực,…
  • Ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng laser có thể gây cháy, bỏng hoặc tổn thương da. Người lao động có thể mắc các bệnh như viêm da do ánh sáng, nám da, ung thư da và sự lão hóa da sớm.
  • Khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi tối hoặc làm việc trong môi trường ánh sáng không đồng đều có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Điều này có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.

Để bảo vệ sức khỏe của mình, người lao động cần tuân thủ quy trình an toàn và sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ cá nhân.

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng có thể gây ra các rối loạn về thị giác 

7. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến sức khỏe người lao động

Ánh sáng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của người lao động. Đây là một số biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến sức khỏe người lao động như:

  • Hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế và bố trí không gian làm việc sao cho có nhiều ánh sáng mặt trời tự nhiên đi vào. Điều này có thể đảm bảo nhân viên được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, giúp cân bằng năng lượng và tăng cường tinh thần làm việc.
  • Sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng để cung cấp ánh sáng trong không gian làm việc, phải định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống các thiết bị chiếu sáng để đảm bảo đủ ánh sáng cho người lao động làm việc theo QCVN 22:2016/BYT của Bộ Y tế.
  • Đảm người lao động được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân.
  • Đào tạo cho người lao động: Cần đào tạo cho người lao động về các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi làm việc, để họ có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình khi làm việc trong môi trường đó.
  • Đưa ra hướng dẫn cho nhân viên về việc nghỉ ngơi và thư giãn mắt định kỳ trong quá trình làm việc, đặc biệt là khi làm việc với màn hình máy tính trong thời gian dài. Các bài tập mắt đơn giản và nghỉ ngơi giúp giảm căng thẳng mắt.
  • Định kỳ tổ chức quan trắc môi trường lao động trong nhà máy xí nghiệp, thu thập và phân tích các yếu tố có hại cho người lao động, từ đó điều chỉnh giảm mức nguy hại để phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho họ.

Những biện pháp trên sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt đến sức khỏe người lao động và nâng cao hiệu suất làm việc của họ.


8. Trung tâm quan trắc môi trường lao động toàn quốc

Trung tâm quan trắc môi trường lao động của Nam Việt là một đơn vị chuyên nghiệp về giám sát và đo lường chất lượng môi trường lao động khắp mọi tỉnh thành tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên quan trắc giàu kinh nghiệm, trung tâm sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại, đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Ngoài việc cung cấp dịch vụ quan trắc, trung tâm còn hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch, xử lý, và theo dõi các vấn đề về môi trường lao động. Với phương châm “khách hàng là trung tâm”, trung tâm quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.

Với sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ và nhân lực, trung tâm quan trắc của Nam Việt đã và đang trở thành một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động tại TP. Hồ Chí Minh với các mục tiêu sau:

  • Chúng tôi luôn xem trọng danh tiếng thương hiệu và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình.
  • Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất có thể và phù hợp nhất có thể.
  • Cùng với đội ngũ Thạc sĩ, Kỹ sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn với mong muốn bảo vệ môi trường và làm lợi ích cho doanh nghiệp.
Công văn sở y tế đồng ý với nội dung công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
  • Đến với đội ngũ Quan trắc Môi trường Nam Việt, Quý công ty sẽ nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp với các chuyên gia trong lĩnh vực quan trắc. Đồng thời có được những ưu đãi tốt nhất về chi phí.

9. Báo giá quan trắc môi trường lao động

Để giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện quan trắc môi trường lao động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, Nam Việt chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng bảng báo giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động chất lượng và chi phí hợp lý.

  • Bảng báo giá quan trắc của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về giá cả của các dịch vụ quan trắc mà chúng tôi đang cung cấp. Bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc di chuyển, đo đạc, phân tích và báo cáo kết quả. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo kết quả quan trắc mà chúng tôi cung cấp.
  • Chúng tôi cam kết luôn đưa ra giá cả cạnh tranh và hợp lý nhất trên thị trường, đồng thời chúng tôi cũng luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ quan trắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
  • Với bảng báo giá quan trắc của Nam Việt, quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng cao nhất với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *