Bụi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?

Trang chủ > Quan trắc môi trường > Môi trường lao động > Yếu tố môi trường lao động > Bụi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?

Khi nhắc đến bụi trong môi trường làm việc, chúng ta thường nghĩ đơn thuần chỉ là các hạt lơ lửng trong không khí làm cản trở quá trình làm việc và có thể gây bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, thực tế lại đặt ra một câu hỏi đầy quan trọng: bụi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người lao động? Và câu trả lời không chỉ đơn giản như những gì chúng ta nghĩ, mà bụi  là một nguyên nhân gây hại đáng kể cho sức khỏe của con người.

Việc tiếp xúc với bụi trong môi trường làm việc có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là với những người làm việc trong các ngành công nghiệp có độc tính cao. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tác động của bụi đến sức khỏe của người lao động và các biện pháp an toàn cần được áp dụng để giảm thiểu tác động đó.

1. Bụi là gì?

Bụi là các hạt rắn nhỏ, theo quy ước các hạt này có đường kính nhỏ hơn 100μm, lắng đọng dưới trọng lượng riêng của chúng nhưng có thể còn lơ lửng trong không khí một thời gian. Bụi thường phát sinh ở những nơi như hầm mỏ, xí nghiệp, nhà máy,… trong khi xay nghiền, vận chuyển vật liệu cũng như trong các công việc nông nghiệp và lâm nghiệp. Hạt kích thước càng lớn thì càng lắng đọng nhanh.

Phân loại bụi theo nguồn gốc:

  • Bụi có nguồn gốc hữu cơ: bụi hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc động thực vật, các loại nấm mốc, bào tử,… Bụi hữu cơ nhân tạo gồm các loại hóa chất, các chất tổng hợp,…
  • Bụi có nguồn gốc vô cơ: bụi khoáng chất như cát, đá, than,… Bụi kim loại như sắt, nhôm,…

Phân loại bụi theo hình dạng:

  • Bụi hạt là bụi có dạng hình cầu hoặc đa canh hoặc đa góc.
  • Bụi sợi là bụi có dạng hình que dài thẳng hoặc cong, chiều dài lớn hơn hoặc bằng 3 lần đường kính lớn nhất (dài:rộng ≥ 3:1).
  • Bụi mảnh là bụi có hình que nhưng chiều dài nhỏ hơn 3 lần đường kính lớn nhất (dài:rộng < 3:1).

Phân loại theo kích thước (theo đường kính khí động học):

  • Bụi toàn phần (hay bụi tổng) là những hạt rắn nhỏ có giải kích thước ≤ 100μm.
  • Bụi phần ngực là những hạt có giải kích thước ≤ 10μm, có thể thâm nhập vào đường hô hấp trên và đường khí của phổi.
  • Bụi hô hấp là các hạt có giải kích thước ≤ 5μm, có khả năng thâm nhập qua tiểu phế quản tận tới vùng trao đổi khí của phổi (các phế nang).
Bụi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Bụi là các hạt rắn nhỏ và có thể còn lơ lửng trong không khí

2. Bụi có nguồn phát sinh từ đâu?

Bụi có thể có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nguồn gốc phổ biến của bụi bao gồm:

  • Bụi có thể phát sinh từ đất, cát, đá, động thực vật và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
  • Bụi cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của con người như: xây dựng, đường bộ, việc đốt cháy rác thải và nông nghiệp.
  • Bụi cũng có thể được hình thành do ô nhiễm không khí từ các nguồn khác nhau như khói xe, công nghiệp, đốt than,…

Việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu sự phát sinh của bụi là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường sống.

Bụi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Bụi phát sinh từ đất, cát, đá và từ các hoạt động của con người

3. Những ngành nghề có yếu tố bụi gây nguy hại cho người lao động

Bụi chứa silic tự do (SiO2) gây ra bệnh bụi phổi – silic nghề nghiệp thường gặp trong các ngành nghề như:

  • Công nghiệp khai thác mỏ than, mỏ đá,… do trong quặng hoặc ở các lớp vỏ đất, đá có chứa silic tự do với tỷ lệ cao.
  • Ngành cơ khí – luyện kim, đặc biệt nghề đúc (làm khuôn, tháo dỡ khuôn, làm sạch vật đúc, nhất là phun cát làm sạch vật đúc). Cát làm sạch đều chứa tỷ lệ silic tự do rất cao.
  • Các nghề khác như sành sứ, thủy tinh, đồ gốm,… có sử dụng thạch anh, samốt.
  • Ngoài ra còn gặp trong các ngành nghề có sưt dụng nguyên vật liệu có chứa silic như que hàn, sơn, chất dẻo,…

Bụi chì gặp trong nghề khai thác mỏ chì, chế biến quặng, phế liệu có chì, sản xuất acquy, sơn, đúc khuôn chữ,…

Bụi mangan gặp trong nghề khai thác mỏ mangan, sản xuất vật liệu chịu lửa,…

Bụi amiăng gặp trong nghề khai thác mỏ amiăng, sản xuất vật liệu cách nhiệt, chống cháy, chịu axit, cách điện, cách âm, tấm lợp xi măng – amiăng, má phanh, giáy amiăng,…

Bụi bông gặp trong các ngành nghề, nghề trồng và thu hái bông, dệt, sợi, may mặc.

Các loại bụi khác: rất nhiều hỗn hợp hóa chất và các loại thuốc trừ sâu, gặp trong công, nông, lâm nghiệp:

  • Bụi thảo mộc và hữu cơ: như bột gạo, len chè, thuốc lá, phấn hoa,… gặp trong công nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm.
  • Bụi sinh học: như vi sinh vật, nha bào, nấm mốc, gặp trong nông nghiệp, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).
Bụi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Công nghiệp khai thác mỏ than, mỏ đá,… thường xuyên tiếp xúc với yếu tố bụi trong quá trình lao động

4. Bụi ảnh hưởng như thế nào đến sự thoải mái của người lao động

Bụi có thể gây nhiều tác động đến sức khỏe của người lao động, ảnh hưởng đến sự thoải mái và hiệu suất làm việc của họ. Sau đây là một số tác động của bụi đến sức khỏe và sự thoải mái khi làm việc của người lao động:

  • Bụi có thể kích thích đường hô hấp và gây ra kích ứng, làm cho người lao động cảm thấy khó thở, ho,…
  • Bụi lơ lửng trong không khí có thể được hít vào và đi sâu vào phổi, gây ra viêm phổi và các vấn đề về hô hấp.
  • Bụi cũng có thể gây kích ứng mắt, gây ra nước mắt, đỏ mắt, viêm kết mạc,…
  • Gây khó chịu, mất tập trung và không thoải mái trong khi làm việc.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe và sự thoải mái của người lao động, các nhà quản lý cần đảm bảo rằng môi trường làm việc được giữ sạch và thoáng, và các biện pháp an toàn phù hợp được thực hiện để giảm thiểu sự phát tán của bụi.

Bụi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Bụi gây kích thích đường hô hấp làm cho người lao động cảm thấy khó thở, ho

5. Mức tiếp xúc bụi cho phép tại nơi làm việc

Đánh giá theo QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc:

  • Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc

Bảng 1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc

Đơn vị: sợi/mL

STT

Tên chất Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA)

1

Serpentine (chrysotile)

0,1

2

Amphibole

0

  • Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi silic tại nơi làm việc

Bảng 2. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc

Đơn vị: mg/m3

TT

Tên chất

Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA)

1

Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần

0,3
2

Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp

0,1

  • Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc

Bảng 3. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc

Đơn vị: mg/m3

Nhóm

Tên chất Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA)
Bụi toàn phần

Bụi hô hấp

1

Talc, nhôm, bentonit, diatomit, pyrit, graphit, cao lanh, than hoạt tính.

2,0 1.0

2

Bakelit, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân châu, đá cẩm thạch, xi măng Portland

4,0

2,0

3

Bụi nguồn gốc từ thảo mộc, động vật, chè, thuốc lá, ngũ cốc, gỗ.

6,0

3,0

4

Bụi hữu cơ và vô cơ không có quy định khác.

8,0

4,0

  • Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi bông tại nơi làm việc

Bảng 4. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi bông tại nơi làm việc

Đơn vị: mg/m3

STT

Tên chất Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA)
1

Bụi bông

1,0

  • Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi than tại nơi làm việc

Bảng 5. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi than tại nơi làm việc

Đơn vị: mg/m3

STT

Thông số

Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA)

Hàm lượng silic tự do

1

Bụi than toàn phần

3,0 Nhỏ hơn hoặc bằng 5%

2

Bụi than hô hấp

2,0

    • Khi hàm lượng silic tự do trong bụi than lớn hơn 5% thì giới hạn tiếp xúc cho phép được quy định theo bụi silic.
    • Hàm lượng silic tự do được xác định trong bụi toàn phần, bụi hô hấp hoặc bụi lắng.

6. Khi tiếp xúc với bụi nguy hại trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh gì?

Khi tiếp xúc với yếu tố bụi nguy hại trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như:

  • Các bệnh bụi phổi như: bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi amiăng, bệnh bụi phổi bông. Các bệnh bụi phổi khác có thể gặp như : bệnh bụi phổi – than ở những công nhân hầm lò than; bệnh bụi phổi – berylli do tiếp xúc với berylli; bệnh bụi phổi – cao lanh do tiếp xúc với cao lanh; bệnh bụi phổi – bary do tiếp xúc với bary; bệnh bụi phổi – thiếc do tiếp xúc với thiếc; bệnh bụi phổi – sắt do tiếp xúc với oxit sắt; bệnh bụi phổi – talc do tiếp xúc với bụi talc,…
  • Bệnh nhiễm độc hệ thống: mangan, chì, cadimium và các hợp chất đi vào hệ tuần hoàn và nội tạng của cơ thể sau khi bị hòa tan gây nhiễm độc hệ thống.
  • Những hạt bụi trong không khí có thể gây ung thư phổi sau khi hít phải là: asen và hợp chất, cromat, các hạt chưa hydrocacbon thơm đa vòng và một số loại bụi có chứa niken. Các sợi amiăng có thể gây ung thư phế quản và u trung biểu mô.
  • Gây kích thích và những tổn thương viêm nhiễm phổi: các hạt gây kích thích có trong không khí bao gồm: sương cadimi (viêm phổi, phù phổi), berylli (viêm phổi hóa học cấp tính), vanadi pentoxi, clorua kẽm, boron hydrua, hợp chất crom, mangan, cyanamide, bụi hoặc sương mù của một số chất trừ sâu (phù phổi), các fluorua,…
  • Dị ứng và những đáp ứng nhạy cảm khác: nhiều bụi thực vật như bụi bã mía, sừng, bông, bột gạo, đay, rơm, chè, thuốc lá, gỗ,… là những chất có thể gây dị ứng do hít phải gây hen, sốt rơm hoặc nổi ban mề đay. Hai bệnh đường hô hấp chính thuộc loại dị ứng do tiếp xúc nghề nghiệp với các hạt bụi là hen nghề nghiệp và viêm phế quản dị ứng ngoại lai.
  • Bệnh sốt hơi kim loại là một bệnh do tiếp xúc với hơi kim loại sinh ra trong điều kiện lạnh như oxit kẽm và magie.
  • Bệnh nhiễm khuẩn do các hạt chứa nấm, virut hoặc các mầm bệnh vi khuẩn có thể đóng một vai trò trong lan truyền các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Bệnh than thể phổi có thể mắc do hít phải bụi chứa bào tử than.

Những tác hại ngoài đường hô hấp mà bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động như:

  • Những tổn thương ở da và niêm mạc: sự kích thích da và các bệnh ngoài da là các bệnh phổ biến khi tiếp xúc với bụi.
    • Các u hạt ở dưới da do berylli gặp ở những người thợ cắt các ống huỳnh quang có chứa hợp chất berylli.
    • Ung thư da có thể phát sinh do asen và hợp chất của asen.
    • Sương mù axit cromic có thể gây thủng vách mũi và “lỗ crom” ở trên da.
    • Những phản ứng dị ứng da có thể phát sinh do tiếp xúc với bụi của một vài chất dẻo cũng như một số bụi thảo mộc như gỗ, sợi, đay và bã mía. Tiếp xúc với một số bụi hòa tan có thể bị viêm màng kết hợp.
  • Sự mòn răng: sương mù axit sunfuric là một trong những chất có thể gây mòn răng sau thời gian tiếp xúc lâu dài.
  • Những hậu quả sau khi vào da và dạ dày – ruột có thể gây nhiễm độc hoặc ung thư.

7. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe người lao động

Để giảm thiểu tác động của bụi đến sức khỏe và sự thoải mái của người lao động, có một số biện pháp có thể được thực hiện:

  • Thông gió và giữ cho không gian làm việc thoáng để đảm bảo không khí trong phòng làm việc luôn được thông thoáng và sạch sẽ là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu sự tích tụ của bụi.
  • Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mắt kính, bộ quần áo bảo hộ,… có thể được sử dụng để giảm thiểu tác động đến sức khỏe của người lao động.
  • Các biện pháp như sử dụng hệ thống hút bụi và giảm thiểu hoạt động tạo bụi có thể giảm thiểu sự phát tán của bụi.
  • Đào tạo cho người lao động: Cần đào tạo cho người lao động về các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi làm việc, để họ có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình khi làm việc trong môi trường đó.
  • Định kỳ tổ chức quan trắc môi trường lao động trong nhà máy xí nghiệp, thu thập và phân tích các yếu tố có hại cho người lao động, từ đó điều chỉnh giảm mức nguy hại để phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho họ.

Để giảm thiểu tác động của bụi đến sức khỏe người lao động, các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cần được thực hiện và các quy trình an toàn làm việc cần được thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt.


8. Trung tâm quan trắc môi trường lao động toàn quốc

Trung tâm quan trắc môi trường lao động của Nam Việt là một đơn vị chuyên nghiệp về giám sát và đo lường chất lượng môi trường lao động khắp mọi tỉnh thành tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên quan trắc giàu kinh nghiệm, trung tâm sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại, đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Ngoài việc cung cấp dịch vụ quan trắc, trung tâm còn hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch, xử lý, và theo dõi các vấn đề về môi trường lao động. Với phương châm “khách hàng là trung tâm”, trung tâm quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.

Với sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ và nhân lực, trung tâm quan trắc của Nam Việt đã và đang trở thành một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động tại TP. Hồ Chí Minh với các mục tiêu sau:

  • Chúng tôi luôn xem trọng danh tiếng thương hiệu và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình.
  • Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất có thể và phù hợp nhất có thể.
  • Cùng với đội ngũ Thạc sĩ, Kỹ sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn với mong muốn bảo vệ môi trường và làm lợi ích cho doanh nghiệp.
Công văn sở y tế đồng ý với nội dung công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
  • Đến với đội ngũ Quan trắc Môi trường Nam Việt, Quý công ty sẽ nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp với các chuyên gia trong lĩnh vực quan trắc. Đồng thời có được những ưu đãi tốt nhất về chi phí.

9. Báo giá quan trắc môi trường lao động

Để giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện quan trắc môi trường lao động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, Nam Việt chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng bảng báo giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động chất lượng và chi phí hợp lý.

  • Bảng báo giá quan trắc của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về giá cả của các dịch vụ quan trắc mà chúng tôi đang cung cấp. Bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc di chuyển, đo đạc, phân tích và báo cáo kết quả. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo kết quả quan trắc mà chúng tôi cung cấp.
  • Chúng tôi cam kết luôn đưa ra giá cả cạnh tranh và hợp lý nhất trên thị trường, đồng thời chúng tôi cũng luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ quan trắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
  • Với bảng báo giá quan trắc của Nam Việt, quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng cao nhất với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *