TẢI VỀ BỘ TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG (6 NHÓM, HƠN 300 NGÀNH NGHỀ)
Tài liệu của khóa huấn luyện an toàn lao động trong ngành da lông vũ tơ tằm giúp người lao động trang bị kiến thức an toàn và phòng ngừa mối nguy trong ngành da lông vũ tơ tằm
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN DA, LÔNG VŨ, TƠ TẰM, CÔNG VIỆC NHUỘM
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN DA, LÔNG VŨ
1. Lông vũ là gì? trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Lông vũ là lớp lông base sát da nhất của các loài thuộc họ chim. Lớp lông siêu mịn và nhẹ có khả năng tạo ra những “túi khí” nhỏ, giữ ấm cho cơ thể. Lông vũ là tên gọi chung lông của các loại thủy cầm, chim, vịt, ngan, ngỗng…thành phần cuấ tạo bao gồm lông tơ (lông nhung) và lông mình (lông thân, lông cánh).
- Lông vũ là sự tăng trưởng của biểu bì tạo thành lớp phủ đặc biệt bên ngoài, hoặc bộ lông của các loài chim và một số loài khủng long họ theropod. Lông vũ được coi là cấu trúc vỏ bọc phức tạp nhất được tìm thấy trong vật có xương sống, và là một ví dụ tiêu biểu của một tiến hóa phức tạp trong tự nhiên. Lông vũ là một trong những đặc điểm phân biệt các giống chim Aves và các giống chim còn tồn tại. Những con khủng long Theropoda cũng có lông vũ, do vậy chúng còn được gọi là loài khủng long có lông vũ.
- Lông vũ nhìn chung thì khá nhỏ, nhẹ và mịn mượt. Mỗi chiếc lông vũ có khả năng chiếm một thể tính khí lớn tạo nên khả năng giữ ấm đặc trưng. Với cấu tạo nhẹ xốp, giữ nhiệt rất tốt nên lông vũ là nguyên liệu hay được dùng để tạo nên những chiếc áo khoác, áo phao hay những bộ chăn ga đắt tiền.
- Mặc dù lông vũ bao phủ hầu hết các bộ phận của cơ thể của các loài chim, chúng chỉ mọc trên một số vùng được xác định rõ trên da. Lông vũ hỗ trợ loài chim trong khi bay, là lớp cách nhiệt, chống thấm, và tạo màu sắc hỗ trợ loài chim trong giao tiếp và tự bảo vệ.
2. Ứng dụng trong đời sống trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
Với khả năng giữ nhiệt tốt, an toàn và gọn nhẹ khi sử dụng, chất liệu lông vũ được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang và sản xuất chăn gối nệm cao cấp.
- Ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối nệm
- Là sản phẩm quen thuộc với mọi gia đình được làm từ chất liệu lông vũ. Khả năng giữ nhiệt của chăn lông vũ là vô cùng tốt. Việc gấp gọn khi sử dụng cũng rất thuận tiện, Sử dụng sản phẩm làm ruột chăn ga gối nệm từ lông vũ sẽ tạo nên một giấc ngủ êm ái hoàn hảo, tạo giấc ngủ sâu và an toàn cho người sử dụng.
- Ứng dụng trong thời trang
- Áo phao lông vũ cũng là một trong những sản phẩm điển hình được làm từ chất liệu lông vũ. Đây là loại áo có thể giữ nhiệt siêu tốt, và độ bền lên tới 10 – 15 năm. Áo lông vũ phù hợp với thời tiết khí hậu miền bắc nước ta, và phù hợp để mang theo khi đi du lịch đến những miền có khí hậu lạnh vì độ gọn nhẹ rất thuận tiện của chất liệu này.
- Phân tích các ưu nhược điểm của chất liệu lông vũ
- Ưu điểm của chất liệu lông vũ
-
- Khả năng cân bằng nhiệt hiệu quả: Ưu điểm tuyệt vời nhất của chất liệu lông vũ chính là khả năng điều hòa nhiệt, điều này lý giải tại sao nó lại được ứng dụng nhiều đến vậy trong ngành công nghiệp thời trang và sản xuất chăn ga gối đệm hiện nay.
- Lông vũ chỉ nhẹ bằng 1/3 những chất liệu thông thường: Sản phẩm được làm từ chất liệu lông vũ như áo khoác, chăn, ruột gối đều có trọng lượng rất nhẹ. Khi sử dụng những sản phẩm này chúng ta không phải đối mặt với bất kỳ rắc rối nào. Bởi đặc tính siêu nhẹ mà sự thoải mái của lông vũ là những điều đầu tiên mà chúng ta cảm nhận được khi tiếp xúc với chất liệu đặc biệt này.
- Độ an toàn cao: Lông vũ được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên không hề có tạp chất nào bám vào. Trước khi tạo ra những sản phẩm áo, chăn, gối, lông vũ được làm bằng quá trình tinh chế, loại bỏ vi khuẩn nghiêm ngặt, khử hết những mùi hôi bám trên sản phẩm để không có mầm bệnh nào có thể sinh sôi trong chất liệu này. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể an tâm sử dụng các sản phẩm từ chất liệu lông vũ.
- Nhược điểm của lông vũ
- Khan hiếm, giá thành cao: Do tính ứng dụng cao nên nguồn nguyên liệu lông vũ trên thế giới ngày càng khan hiếm, nguồn cung không không đủ cầu. Giá cả lông vũ lại khá đắt nên những sản phẩm sử dụng chất liệu này cũng không hề rẻ.
- Khó giặt: Lông vũ có độ bền cao, nhưng khi tiếp xúc với nước nó rất dễ suy giảm chất lượng nên trong quá trình sử dụng phải đặc biệt cẩn thận để sản phẩm sử dụng được lâu hơn.
Tuy nhiên cần giặt nhẹ nhàng và sử dụng hóa chất ít có tính tẩy rửa mạnh. Giặt xong chỉ phơi ở bóng râm, không nên trực tiếp phơi khô dưới nắng gắt để giúp lông không bị vón cục, giảm chất lượng.
3. Tình hình sản xuất, chế biến da, lông vũ trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Từ xưa, các sản phẩm may mặc từ sợi tự nhiên đã được biết tới và luôn được ưa chuộng, trải qua nhiều thời kỳ, nhất là thế kỉ XX với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các lọai vải tổng hợp, vải nhân tạo dần chiếm lĩnh thị trường.
- Do chúng đáp ứng được các tiêu chí về sản lượng, bền, rẻ, phong phú về chủng lọai. Tuy nhiên khi đời sống được nâng cao. Người tiêu dùng lại muốn trở về với các sản phẩm may mặc có nguồn gốc tự nhiên do chúng có những ưu điểm vượt trội mà cá loại sợi tổng hợp khó đáp ứng như nhẹ, xốp, mát mùa hè, ấm về mùa đông.
- Có khả năng hút nhả ẩm tốt đặc biệt là chúng thân thiện với môi trường, có thể tự phân hủy có khả năng kháng nấm mốc, chống tia UV. Do đáp ứng việc bảo vệ sức khỏe người sử dụng cũng như bảo vệ trái đất nên nhu cầu về loại vải thân thiện với môi trường rất phát triển khiến các hãng dệt may khổng lồ trên thế giới ngày càng muốn khẳng định vị thế trong lĩnh vực dệt may bằng cách tăng cường sản xuất các loại vải “sạch” từ sợi tự nhiên.
- Sợi tự nhiên có thể được định nghĩa là “những sợi được tạo ra từ thực vật (như lá, thân cây, lớp vỏ hay cây, quả, hạt như cotton, sợi gai, dâm bụt, lanh, sợi đay, tre, chuối, xơ dừa, bông gạo và rong tảo), có thể dễ dàng chuyển đổi thành dạng sợi dùng cho dệt may hay dùng để sản xuất nhiều loại vật liệu khác”. Việc sử dụng sợi tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của con người bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước và luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống.
- Ngoài các loại vải như tơ tằm, len, lanh, cotton.. thì vải gai dầu cũng là một loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên, sở hữu các đặc tính ưu việt như nhẹ, xốp, mát mẻ, có khả năng hút nhả ẩm tốt đặc biệt là chúng thân thiện môi trường, có khả năng kháng nấm mốc, chống tia UV. Với đặc điểm khỏe, có sức đề kháng tốt, cần ít nước và không cần chăm sóc nhiều, gai dầu là loại cây đặc biệt, loại sợi kéo từ xơ gai dầu là loại sợi tự nhiên bền nhất, thậm chí còn hơn cả sợi lanh.
- Vì lẽ đó hiện nay, NIKE đang sử dụng vải dệt từ loại sợi thoáng khí, chống được vi khuẩn và tia cực tím này làm vật liệu sản xuất giày. Ding (đại diện của Nike) nói: “Chúng tôi tin rằng bông hữu cơ và gai 3 dầu sẽ là hướng đi chủ đạo trong tương lai”. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nóng mùa hè và lạnh về mùa đông.
- Vì vậy, người tiêu dùng luôn có xu hướng lựa chọn các loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng. Nắm bắt được các đặc tính tiêu dùng này, nhóm nghiên cứu đã có ý tưởng nghiên cứu công nghệ dệt và hoàn tất vải từ sợi gai dầu pha visco. Năm 2010, được sự chấp thuận của Bộ Công Thương, Phân Viện Dệt May đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose”. Sản phẩm vải gai dầu pha visco tạo thêm sự phong phú cho các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh cho ngành, đáp ứng được nhu cầu vải may mặc thời trang cho người tiêu dùng.
II. CHẾ BIẾN TƠ TẰM
1. Tơ tằm là gì? trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Khái quát về tơ tằm
- Tơ tằm là một loại tơ do con sâu tằm ăn lá dâu nhả ra, một trong những loại sợi thiên nhiên có giá trị được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt từ rất lâu đời, là mặt hàng qúy hiếm và chất lượng hơn nhiều so với các mặt hàng khác.
- Tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ của quá trình tự hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu. Fibroin là vật chất cơ bản trong tơ, chiếm khoảng 75% thành phần tơ. Tơ tằm là loại tơ tự nhiên mảnh nhất, tiết diện ngang gần như hình tam giác, có độ bóng cao (tơ nuôi có độ bóng cao hơn tơ dại). Tơ thường có màu trắng hoặc màu kem, tơ dại có màu nâu, vàng cam hoặc xanh. Là tơ có độ bền cao nhất, chỉ giảm 20% độ bền khi ở trạng thái ướt, có độ bền mài mòn vừa phải, tơ nhẹ và hay bị nhăn. Tơ tằm có khả năng hấp thụ nước và thải hồi hơi nước rất tốt. Chính vì vậy, khi sử dụng các sản phẩm quần áo được làm từ tơ tằm sẽ không có mùi mồ hôi dù cho bạn có mặc cả ngày.
- Lịch sử ngành dâu tằm: Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau đó dâu tằm mới được phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Cách đây 4-5 nghìn năm người Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm, cuốn Biên niên sử đã đề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu Vương (2200 trước Công nguyên). Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, nó thể hiện sự thuần phục của dân đối với vua. Bí mật của ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải gần 1000 năm sau ngành nghề này mới được để lộ và lan truyền sang các nước lân cận bằng Con đường tơ lụa.
- Theo các nhà lịch sử phương Tây, cây dâu được trồng phát triển ở Ấn Độ thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Theo các nhà lịch sử Ấn Độ, nơi nuôi tằm đầu tiên ở đây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người Anh đến Ấn Độ, do buôn bán tơ lụa mà nghề dâu tằm được phát triển và lan rộng sang vùng khác như Mysore, Jamu, Kashmir.
- Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn Độ nên cũng là một trong những nơi sớm có nghề dâu tằm.
- Vào Thế kỷ IV, nghề dâu tằm được thiết lập ở Ấn Độ như là trung tâm của châu Á và tơ lụa được xuất khẩu tới Roma (Ý), nhưng đến thế kỷ VI người Roma đã học được kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ đã được sản xuất ở châu Âu, người Roma đã hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu tằm được phát triển tới Hy Lạp, Áo và Pháp.
- Ở Áo, dâu tằm được phát triển mạnh vào Thế kỷ IX-XI, ở Pháp trồng dâu nuôi tằm được bắt đầu từ năm 1340. Ngành dâu tằm của Pháp được thành lập vào cuối Thế kỷ XVII và phát triển tới giữa Thế kỷ XVIII. Trong Thế kỷ XIX, dâu tằm Pháp bị dịch tằm gai (Nosema) và bệnh đã lan truyền sang châu Âu và Trung Đông. Do đó ngành dâu tằm đã bị khủng hoảng do bệnh dịch này. Năm 1870 Louis Pasteur đã phát hiện ra bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và ông đã đưa ra cách loại trừ bệnh dịch này, do vậy mà ngành dâu tằm đã thoát khỏi khủng hoảng và nay được tiếp tục được mở rộng phát triển. Vì lợi ích kinh tế đem lại nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm.
- Các loại tằm
- Có 4 loại tơ tằm tự nhiên, loại sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế giới đó là tơ của tằm dâu. Ngoài ra còn có loại khác đó là tơ tằm thầu dầu lá sắn, tơ tằm tạc, tơ tằm sồi.
- Tằm dâu
- Được con người khai thác trên 4.000 năm, tằm dâu sau này được phân chia và xác định giống có nguồn gốc: Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ trên cơ sở phân bố địa lý hoặc gọi theo tính hệ như: độc hệ, lưỡng hệ, đa hệ hoặc gọi giống thuần chủng, giống lai (lai đơn, lai kép).
- Tằm dâu: (Bombyxmori-Linnaeus)
- Tằm dâu
- Có 4 loại tơ tằm tự nhiên, loại sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế giới đó là tơ của tằm dâu. Ngoài ra còn có loại khác đó là tơ tằm thầu dầu lá sắn, tơ tằm tạc, tơ tằm sồi.
-
-
-
- Là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn đều có một vai trò quan trọng trong đời sống con tằm.
- Giai đoạn tằm: là giai đoạn ăn lá dâu để tích luỹ dinh dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) lớn gấp 8.000 lần so với tằm mới nở.
- Giai đoạn ngài: là giai đoạn trưởng thành con đực và con cái tìm nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng.
- Giai đoạn trứng: đối với trứng tằm đa hệ thì sau khi con cái đẻ trứng 8- 10 ngày, ở 25ºC trứng sẽ nở thành tằm Đối với trứng tằm lưỡng hệ và độc hệ thì sau khi đẻ trứng đi vào trạng thái ngủ nghỉ và bắt buộc trứng phải qua lạnh. Vì đây là đặc tính di truyền của tằm lưỡng hệ và độc hệ được hình thành trong điều kiện giá lạnh của vùng ôn đới, sau 4-5 tháng lạnh của mùa đông thì trạng thái ngủ nghĩ (hay còn được gọi là hưu miên) bị phá vỡ và trứng được nở ra tằm con. Người ta đã lợi dụng đặc tính này của trứng tằm để bảo trứng lâu. Đi với nó là các phương pháp đánh thức ngủ nghỉ bằng các biện pháp nhân tạo. Đặc điểm trứng tằm: hình bầu dục, nhỏ, dẹt, bên ngoài có vỏ cứng, tuỳ theo giống mà trứng có hình dạng khác nhau, trứng tằm độc hệ lớn nhất, sau đến là trứng lưỡng hệ, trứng tằm đa hệ là bé nhất, trứng có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, trên mặt trứng có nhiều lỗ khí.
- Là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn đều có một vai trò quan trọng trong đời sống con tằm.
-
-
-
-
- Tơ kén
- Kén tằm là vỏ bọc bên ngoài của nhộng tằm do những sợi tơ tạo nên từ chất protein trong tằm chín giúp chống đỡ điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù tự nhiên.
- Cách đây hàng nghìn năm người ta đã khám phá sản xuất sợi tơ tằm từ kén tằm: đó là kén tằm bị mềm đi trong nước nóng và các sợi tơ có thể được kéo ra, sợi to mảnh, chắc dai, và đồng nhất có thể sản xuất ra vải đẹp và bền.
- Tơ kén
-
-
-
-
- Kén tằm tốt do các yếu tố: giống và chăm sóc khi tằm chín (mật độ, nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, ánh sáng).
- Đặc điểm chủ yếu kén ươm: màu sắc, hình dạng kén, kích thước, độ cứng, nếp nhăn, trọng lượng kén, trọng lượng vỏ và tỷ lệ vỏ.
-
-
2. Tính chất của sợi tơ tằm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Khác với các tơ thiên nhiên khác như bông, lanh, len,… Tơ tằm không có cấu tạo tế bào, về mặt này nó gần giống như xơ nhân tạo và xơ tổng hợp. Mỗi sợi do tơ tằm nhả ra gồm hai sợi nhỏ nằm song song với nhau, cấu tạo từ Fibroin và được phủ ngo ài bằng một lớp keo dính Xerixin. Khi đã kh ử hết keo Xerixin tơ sẽ ở dạng chỉ đơn, dưới tác dụng của hóa chất hoặc dưới tác dụng của cơ học nó dễ dàng b ị tách ra thành nhiều chùm xơ nhỏ (các thớ). Bằng phương pháp nghiên cứu vi điện tử người ta đã thấy rằng các thớ sợi của tơ tằm có đường kính vào khoảng 10nm. Sự phân thớ trong cấu trúc của tơ chính là nguyên nhân làm cho nó dễ nhàu và xù lông, điều này còn tùy thuộc vào giống và điều kiện chăn tằm.
- Ngoài Fibroin và Xerixin là những prôtit thiên nhiên, tơ tằm mộc (tơ sống) còn chứa một số hợp chất hòa tan trong ête, và rượu etylic, và các chất màu thiên nhiên thường là màu vàng. Lượng tạp chất của tơ không cố định mà thay đổi trong một khoảng rộng tùy theo giống và điều kiện chăn tằm.
- Thành phần chung của tơ tằm như sau:
Thành phần | Tỷ lệ khối lượng | Tỷ lệ % |
Fibroin | 70,0 | 80,0% |
Xerixin | 20,0 | 30,0% |
Tạp chất tan trong ête | 0,4 | 0,6% |
Tạp chất tan trong rượu | 1,2 | 3,3% |
Chất khoáng | 1,0 | 1,7% |
- Khi nấu tơ tằm bằng dung dịch xà phòng, trừ Fibroin ra các tạp chất kể trên đều bị tách ra khỏi tơ nên khối lượng của nó giảm đi từ 20– 30%. Trong quá trình ươm tơ Xerixin ít nhiều đã hòa tan nên hàm lượng của nó trong tơ sống luôn luôn nhỏ hơn trong kén.
- Cấu tạo và tính chất của Fibroin:
- Cấu tạo và thành phần hóa học của Fibroin:
- Fibroin thuộc về lớp Scleroprotein, thành phần nguyên tố của nó như sau:
- Cấu tạo và thành phần hóa học của Fibroin:
Thành phần | Tỷ lệ khối lượng | Tỷ lệ % |
Cacbon | 48,00 | 49,00 % |
Hidro | 17,35 | 18,89 % |
Oxy | 26,00 | 27,90% |
-
-
- Nghiên cứu về thành phần axit amin của Fibroin chúng ta thấy rằng nó chỉ không chứa acid xictin và xictein, còn hầu như tất cả các acid amin có trong các protit thiên nhiên đều có trong fibroin, đặc biệt là các acid amin phân tử nhỏ như glixin, alamin, xerin và tirozin chiếm một tỷ lệ khá cao trong fibroin.
- Ví dụ: Cứ trong 100g fibroin có tới 75g glixin và alamin
- Các thành phần acid min
-
Tên acid amin | Fibroin Tơ tằm dâu | Xerixin Tơ tằm dâu | Fibroin Tơ tằm ăn lá sồi Trung Quốc |
Glixin | 42,8 | 1,1 | 19,1 |
Alanin | 33,5 | 10,1 | 54,0 |
Valin | 3,2 | 1,2 | |
Lay – xin | 0,9 | 3,4 | 1,2 |
Izo – lay – xin | 1,1 | ||
Xerin | 16,2 | 33,9 | 10,6 |
Treonin | 1,6 | 8,9 | |
Xictin | 1,0 | ||
Metionin | |||
Acid Asparaginic | 2,8 | 9,0 | 5,6 |
Acid glutamic | 2,2 | 2,5 | |
Aginin | 1,0 | 3,7 | 1,1 |
Lizin | 0,7 | 1,9 | 7,6 |
Phenylala – nin | 3,4 | 2,7 | 0,6 |
Tirozin | 12,8 | 3,8 | 9,2 |
Histidin | 0,4 | 1,0 | 1,1 |
Prolin | 0,7 | 2,2 | 2,5 |
Triptofan | 0,6 | 1,0 | 1,4 |
-
-
- Khi thủy phân Fibroin sẽ thu được các pentapeptit, vì thế ở đây chúng ta lại thấy cấu tạo toàn tuân theo thuyết polipeptit.
- Cấu trúc lý học của Fibroin:
- Dựa vào các polipeptit tách được khi thủy phân Fibroin tơ, người ta đã đi đến kết luận rằng:
- Mạch polipeptit của Fibroin có những đoạn dài chỉ cấu tạo từ các gốc glixin và alanin glixin và xerin nằm nối tiếp nhau, còn các axid amin khác có trong thành phần Fibroin thì tập trung ở một số đoạn mạch nhất định.
- Mạch polipeptit của Fibroin có đặc điểm đặc biệt là ít nhánh và chứa nhiều các axit amin đơn giản như alanin glixin và xerin.
- Vì Fibroin của tơ có cấu trúc kém chặt chẽ ở những phần vô định hình như vậy nên các nhóm định chức ở đây dễ dàng tác dụng với hóa chất, khi nhuộm phần này dễ dàng hấp thụ thuốc nhuộm hơn so với những phần có cấu trúc vi tinh thể.
- Một trong những nhược điểm của tơ tằm là dễ bị thay đổi hình dạng, không có khả năng giữ nếp lâu, có lẽ một phần do thiếu mối liên kết hóa trị ngang giữa các mạch. Còn về cấu tạo và một số tính chất khác thì tơ tằm gần giống xơ poliamit.
- Khả năng trương nở và hòa tan:
-
Nguyên liệu | NaOH 5% | HCOOH 80% | CH3COOH Băng | HClđđ | H2SO4 70% | Phenol 90% | Aceton | Dimetil- fluorua |
Sợi tơ tằm (tỉ trọng 1,25 g/cm3) | Tan một phần | Tan hoàn toàn | Không tan | Tan hoàn toàn | Tan hoàn toàn | Không tan | Không tan | Tan một phần |
-
-
- Fibroin không hòa tan trong rượu, ête, ête dầu mỏ, sunfua cacbon và các dung môi hữu cơ thông thường khác. Thực tế nó không hòa tan trong nước nhưng không thể coi nước là trơ đối với Fibroin.
- Tác dụng của axit và kiềm:
- Dưới tác dụng của kiềm, Fibroin cũng như các protit khác rất dễ bị phân hủy và cho các phẩm vật trung gian từ polipeptit đến peptone và axitamin. Trong tất cả các kiềm thì xút có tác d ụng với fibroin mạnh hơn cả. Trong dung dịch xút 5 – 7% ở nhiệt độ sôi tơ sẽ bị phá hủy sau một vài phút; ngay cả trong các dung dịch xút loãng (0,01 – 0,1N) khi đun nóng tơ cũng bị phá hủy nghiêm trọng. Tuy yếu hơn xút nhưng các muối như: Natriphotphat, Natricacbonat, NatriSilicat cũng phá hủy tơ. Ngay cả dung dịch xà phòng Natri pirofotfat và amôni hidroxit, nếu không dùng đúng liều lượng và điều kiện gia công thì chúng cũng làm hư hại tơ.
- Tác dụng của vi sinh vật:
- Cũng như kêtatin len, Fibroin bền với tác dụng của vi sinh vật, song điều này chỉ có ý nghĩa tương đối, vì chỉ có tơ chưa bị phá hủy bởi tác nhân khác mới bền với men vi sinh vật, còn tơ đã chịu tác dụng cơ học thì tuy chậm nhưng dưới tác dụng của những chủng men đặc hiệu nó vẫn bị phá hủy
- Tác dụng của chất Oxi hóa:
- Fibroin rất nhạy cảm với tác dụng của chất Oxi hóa.
- Vì vậy trong quá trình gia công hóa học tơ, phải đặc biệt chú ý đến tác dụng của các chất oxi hóa. Trong thực tế để tẩy trắng tơ người ta dùng dung dịch Hydroperoxit (H2O2) vì nó ít ảnh hưởng đến Fibroin còn những dung dịch tẩy của Natri hipoclorit (NaClO), Natriclorit (NaClO2) thì ít được dùng ngay cả ở nồng độ thấp chúng cũng phá hủy Fibroin để tạo thành clo – amino – axit, thậm chí phá hủy đến xetô– axit và Cloramin.
- Tác dụng của các chất khử đối với tơ còn ít được nghiên cứu, vì rằng tơ bền với các chất khử thường dùng trong công nghiệp dệt như: Natri – hidrosunfit, axit sunfurơ và các muối của chúng.
-
- Cấu tạo và tính chất của Xerixin:
- Xerixin là thành ph ần protit của tơ tằm ít được nghiên cứu hơn fibroin. Theo những số liệu được công bố trên sách báo của thế giới thì thành phần nguyên tố của Xerixin thường chênh lệch, điều n ày nói lên thành phần của nó phụ thuộc vào giống tằm và phương pháp tách. Nói chung Xerixin có thành phân nguyên tố như sau:
Thành phần | Tỷ lệ |
Cacbon | 44,32 – 46,29 % |
Hidro | 5,72 – 6,42 % |
Nitơ | 16,44 – 18,30 % |
Oxi | 30,35 – 32,50 % |
Lưu huỳnh | 0,15% |
-
- Qua đây chúng ta thấy rằng Xerixin khác Fibroin ở chỗ hàm lượng Cacbon của nó ít hơn, còn hàm lượng oxi thì cao hơn và có mặt một lượng nhỏ lưu huỳnh.
- Cũng giống như fibroin, thành phần hóa học của Xerixin gồm đa số các axit amin phần tử nhỏ như: glixin, alamin, tirozin, nhưng hàm lượng các hidroxi axit (Xerin), axit diamin và axit aminodicacboxilic thì cao hơn hẳn so với Fibroin.
- Tốc độ tách Xerixin hay còn gọi là tốc độ khử keo (chuội) sẽ tăng lên đột ngột khi nâng nhiệt độ của dung dịch lên quá 1000C ví dụ: như Xerixin sẽ bị khử hoàn toàn ra khỏi tơ trong vòng 1 giờ ở 1100C.
- Khác với Fibroin, Xerixin không b ền với tác dụng của các men vi sinh vật nó dễ bị thủy phân. Ngoài ra nếu gia công tơ sống (tơ chưa khử keo) với focmalin thì độ hòa tan của Xerixin sẽ bị giảm đi rõ rệt khi khử keo, điều này có lẽ do focmalin cũng phản ứng với các nhóm amin ở mạch bên của Xerixin để tạo thành mối liên kết mêtylen giữa các mạch polipeptit.
3. Ứng dụng trong đời sống trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Tơ tằm thường được dùng trong thời trang như may các mẫu váy dạ hội, váy cưới, vì độ sang trọng mà vải lụa tơ tằm mang lại.
- Dùng trong sản xuất đồ dùng trong phòng ngủ như chăn, gối. Được ứng dụng trong may vest, áo khoác, thời trang công sở…
- Ngoài ra, dùng lụa tơ tằm may rèm cửa vì khả năng hút ẩm và kháng khuẩn tốt, chưa kể chất liệu lụa còn bổ sung thêm sự sang trọng, tinh tế cho căn nhà, sản xuất các loại khăn mặt tơ tằm, khăn tắm tơ tằm, khăn choàng, quần đũi, … Đây là loại lụa được sử dụng rất nhiều ở phương Tây.
- Từ bao đời nay, lụa tơ tằm đã trở thành niềm tự hào đối với người Việt, lụa tơ tằm đã góp phần tạo ra những sản phẩm đậm chất Việt không lẫn với bất kỳ chất liệu nào được. Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung hầu hết đều hướng tới phong cách thời trang nữ tính, nhẹ nhàng bay bổng. Nhắc tới lụa người ta sẽ nghĩ đến ngay tới các loại sản phẩm được dệt từ 100% từ sợi tơ tằm, với chất vải mềm, mát, đem đến cảm giác thoải mái cho người mặc và điều hiển nhiên giá thành của các sản phẩm từ lụa tơ tằm nguyên chất không hề rẻ chút nào.
- Áo dài lụa tơ tằm
- Với ưu điểm là sự mềm mại và nữ tính lụa tơ tằm đã biến những thiết kế có phần bó buộc như chiếc áo dài trở nên dễ chịu hơn rất nhiều, tạo cảm giác thoải mái đối với người mặc. Từng sợi lụa tơ tằm mỏng manh, giữ được nguyên chất thô mộc, gần gũi với thiên nhiên tạo nên được tinh thần của vùng khí hậu nhiệt đới. Chất liệu lụa tơ tằm cao cấp mang lại cảm giác dễ chịu, phong cách đơn giản và tinh tế cũng rất được lòng của các nhà thiết kế lừng danh trên toàn thế giới “chọn mặt gửi vàng” để làm tăng nét phiêu cho những thiết kế của họ.
- Váy đầm dự tiệc
- Những bộ dầm, hội dạ tiệc trong những ngày hè nắng nóng, lựa chọn các sản phẩm váy, đầm được làm từ lụa tơ tằm là một cứu cánh thông minh cho bạn gái vừa tạo nên sự thanh tao nhưng cũng rất đẳng cấp. Nếu thời xưa, chất liệu lụa chỉ dùng để may những thiết kế có phong cách mềm mại, cổ điển, nhẹ nhàng như áo dài, áo bà ba thì ngày nay vải lụa được lên tất cả các kiểu dáng, từ đồ tây đến đồ tắm, từ trang phục mặc ở nhà nhẹ nhõm đến những thiết kế công sở lịch sự, chỉn chu.
- Ngoài ra, nhờ sự cải tiến trong kỹ thuật dệt mà lụa tơ tằm đa dạng hơn với các loại vải Jackka, crepe, taffeta… dùng để may áo gối, rèm cửa, áo bọc ghế sofa… Dùng lụa để trang trí cho phòng khách có thể bọc sofa, rèm cửa cho đến khăn trải bàn đều là những lựa chọn rất hợp lý. Những màu truyền thống đơn sắc như nâu, kem, vàng của lụa tơ tằm cộng với tính mềm mượt, bóng bẩy của lụa sẽ khiến phòng khách của bạn trở nên sang trọng và lộng lẫy thể hiện được tầm và cá tính của chủ nhà.
4. Tình hình chế biến tơ tằm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Theo nguồn tin từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết ngành dâu tằm tơ là ngành phát triển mạnh tại Việt Nam từ rất lâu đời với diện tích, sản lượng, giá trị ngày càng tăng cao và khẳng định trên thị trường quốc tế. Minh chứng đầu tiên là sản lượng tơ tằm của Việt Nam đứng trong tốp 5 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan và Thái Lan.
- Năm 2019 sản lượng kén tằm đạt gần 9.200 tấn, sản lượng tơ đạt hơn 1.500 tấn và trên 5,2 triệu mét lụa. Tuy nhiên, ngành dâu tằm của nước ta còn gặp nhiều vướng mắc trong quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế, liên kết chuỗi, công nghệ chế biến, kiểm dịch…Đáng lưu ý, dù sản lượng tơ gia tăng từng năm, nhưng hiện nay mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng ngàn tấn tơ từ Trung Quốc, Brazil… để gia công cho Matsumura (Nhật Bản) xuất khẩu đi các nước Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Pháp.
- “Ngay từ bây giờ, nếu Việt Nam không có chiến lược phát triển mạnh mẽ ngành dâu tằm tơ thì 10 – 15 năm tới chúng ta sẽ không đủ nguyên liệu để sản xuất”. Do đó, phải có giải pháp nâng cao năng suất, tăng cường công nghệ trong khâu sản xuất, chế biến tơ tằm, đa dạng hóa sản phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm cho tơ tằm Việt Nam.
III. CÔNG VIỆC NHUỘM
1. Nhuộm là gì? trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Nhuộm là làm đổi màu hay thẫm màu một vật hoặc một nguyên liệu bằng một thứ thuốc tổng hợp hoặc lấy từ thực vật. (Nguồn: Từ điển Tiếng Việt)
2. Thuốc nhuộm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Khái niệm
- Thuốc nhuộm là tên gọi chung của những hợp chất hữu cơ mang màu (có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp) rất đa dạng về màu sắc cũng như chủng loại, chúng có khả năng nhuộm màu nghĩa là có khả năng bắt màu hay gắn màu trực tiếp
- Cách gọi tên thuốc nhuộm
- Gồm 3 phần:
- Phần thứ 1: viết cả chữ, chỉ tên phân lớp kỹ thuật của thuốc nhuộm.
- Phần thứ 2: viết cả chữ, thường là các tính từ chỉ màu sắc của thuốc nhuộm.
- Phần thứ 3: được viết bằng chữ và chữ số chỉ sắc thái và cường độ của thuốc nhuộm. Để chỉ cường độ màu người ta dùng 2 chữ cái đi liền với nhau như BB, RR …., hoặc thêm vào các chữ số như: 2R, 6B, 4G….
- Gồm 3 phần:
3. Cấu tạo chung tạo nên màu sắc của thuốc nhuộm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Theo quan điểm của Butlervo và Alektsev năm 1876 O. Witt thì hợp chất hữu cơ mang màu là do trong phân tử của chúng có chứa những nhóm mang màu, đó là những nhóm nguyên tử chưa bão hòa hóa trị. Những nhóm mang màu quan trọng là:
- CH=CH nhóm etylen
- N=N nhóm azo
- CH=N nhóm azo metyl
- N=O nhóm nitrozo
- NO2 nhóm nitro
- = C =O nhóm cacbonyl
- Ngoài những nhóm mang màu thì để màu sắc sâu hơn thì cần có nhóm trợ màu: -OH, -NH2, -N (CH3)2
4. Phân loại thuốc nhuộm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Dựa vào nguồn gốc chia làm 2 loại: Thuốc nhuộm có nguồn gốc tự nhiên và thuốc nhuộm tổng hợp. Thuôc nhuộm tổng hợp: được chia theo phân lớp kỹ thuật và theo cấu tạo hóa học
- Theo cấu tạo hóa học
- Thuốc nhuộm azo
- Thuốc nhuộm antraquinon
- Thuốc nhuộm indigoit
- Thuốc nhuộm arylmetan
- Thuốc nhuộm nitro
- Thuốc nhuộm nitrozo
- Thuốc nhuộm polymetyn
- Thuốc nhuộm lưu huỳnh.
- Thuốc nhuộm arylamin
- Thuốc nhuộm azometyn
- Thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng
- Thuốc nhuộm phtaloxianin
- Theo phân lớp kỹ thuật có
- Thuốc nhuộm trực tiếp.
- Thuốc nhuộm hoạt tính.
- Thuốc nhuộm Bazo-cation.
- Thuốc nhuộm Cầm màu.
- Thuốc nhuộm Hoàn nguyên tan và không
- Thuốc nhuộm Lưu huỳnh.
- Thuốc nhuộm Azo không
- Thuốc nhuộm Phân tán.
- Thuốc nhuộm Oxy hóa.
- Thuốc nhuộm Pigment
- Thuốc nhuộm acid
- Loại thuốc nhuộm nghiên cứu
- Thuốc nhuộm acid là các loại thuốc nhuộm có đặc điểm chung là hòa tan trong nước, có phạm vi sử dụng rộng, ngoài mục đích nhuộm len, tơ tằm và xơ, polyamit một số dùng để nhuộm da, lông thú. Lớp thuốc nhuộm này được gọi là “acid” vì chúng bắt màu vào xơ trong môi trường acid, còn bản thân thuốc nhuộm thì có phản ứng trung tính.
- Theo cấu tạo hóa học, đa số thuốc nhuộm acid đều thuộc nhóm azo, số ít hơn là dẫn xuất của antraquynon, triarymetan, xanten, azin, một số tạo phức với kim loại. Theo tính chất kỹ thuật thuốc nhuộm acid được chia làm 3 nhóm:
- Thuốc nhuộm acid thông thường.
- Thuốc nhuộm acid cầm màu.
- Thuốc nhuộm acid chứa kim loại.
- Ba nhóm thuốc nhuộm này có đặc điểm chung là đủ màu, màu của chúng tươi và thuần sắc. Đa số chúng là muối của các acid mạnh và bazơ mạnh nên khi hòa tan trong nước thì phân ly thành các ion như sau:
- Ar-SO3Na Ar-SO3 – + Na+
- Các ion mang màu của thuốc nhuộm tích điện âm (Ar-SO3 -) sẽ hấp phụ vào các tâm tích điện dương của vật liệu. Nhờ vậy mà nó được gắn màu hay giữ lại trên vật liệu bằng mối liên kết ion hay liên kết muối, đó là đặc điểm riêng của thuốc nhuộm acid. Ngoài ra chúng cũng được liên kết với các vật liệu bằng lực vanderwaals, liên kết hydro và liên kết phối trí, nhưng những lực liên kết này không mạnh. Sau đây là ba màu thuốc nhuộm acid thường gặp:
- Thuốc nhuộm: acid yellow 17
- Công thức phân tử: C16H10Cl2N4Na2O7S2 Trọng lượng phân tử: 551.28
- Công thức cấu tạo:
- Thuốc nhuộm acid blue US1
- Công thức phân tử: C27H31N2NaO6S2 Trọng lượng phân tử: 566.66
- Công thức cấu tạo:
- Thuốc nhuộm acid red 52
- Tên sản xuất: Sulforhodamine b Tên quốc tế: Sulforhodamine b monosodium salt;sulforhodamine b; phloxine rhodamine;xylene red;xylene red b; (6-(diethylamino)-9-(2,4-disulfophenyl)-3h-xanthen-3-ylidene)diethyl- ammoniu;acidleatherredkb;AcidroseredB.
- Công thức phân tử : C27H29N2NaO7S2 Khối lượng phân tử: 580.65
- Công thức cấu tạo:
5. Tình hình công việc nhuộm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Trong nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp dệt nhuộm luôn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, dự án liên doanh và các nhà máy có vốn đầu tư 100% nước ngoài cùng rất nhiều tổ hợp tư nhân nhỏ vừa lớn đang hoạt động trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm cho thấy quy mô và định hướng phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, loại nước thải dệt nhuộm có độ kiềm hoặc độ axit cao, màu đậm, có nhiều chất hữu cơ, vô cơ gây độc cho quần thể sinh vật và ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng.
- Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành dệt nhuộm có nhiều thay đổi, ngày càng nhiều xí nghiệp nhà máy ra đời, trong đó có xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng là ngành đang phát triển nhanh chóng do có sự đầu tư của trong và ngoài nước. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, dệt nhuộm công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước nguồn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Dệt nhuộm là loại hình công nghiệp đa dạng về chủng loại sản phẩm và có sự thay đổi về nguyên liệu, đặc biệt là thuốc nhuộm.
- Một số nhà máy xí nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
Tên công ty | Nhu cầu tấn sợi / năm | Hoá chất nhuộm | |||
Co | PE | PE/Co | Visco | ||
Dệt Đông Nam | 1500 | 3000 | |||
Dệt Phong Phú | 3600 | 1400 | 600 | 465 | |
Dệt Thắng Lợi | 2200 | 500 | |||
Dệt Thành Công | 1500 | 2000 | Thuốc nhuộm 90 Hoá chất cơ bản 2000 Chất trợ 600 | ||
Dệt Việt Thắng | 2400 | 1200 | 394 | ||
Dệt Phước Long | 1200 | 140 |
- Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các nhà máy lớn đều nhập thiết bị, hóa chất từ rất nhiều nước khác nhau:
- Thiết bị: từ Đức, Mỹ, Nhật, Ba Lan, An Độ, Đài Loan, Hàn Quốc.
- Hoá chất: từ Nhật, Đức, Thụy Sỹ,
- Hoá chất cơ bản: từ Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Việt
- Với khối lượng hoá chất sử dụng, nước thải dệt nhuộm có mức độ ô nhiễm cao. Nước thải dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán, các loại hoá chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngâm, chất tạo môi trường, tinh bột men, chất oxy hóa và nhiều loại hóa chất còn hòa tan dưới dạng ion đã làm tăng tính độc hại không những trong thời gian trước mắt mà còn lâu dài sau này đến đời sống.
6. Văn bản pháp luật liên quan trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- TT 06/2020/TT-BLĐTBXH – Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- QCVN 13-MT:2015/BTNMT Nước thải dệt nhuộm
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2017/BCT về Mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 – F06: 2007 (ISO 105 – F06: 2000). Vật liệu dệt – phương pháp xác định độ bền màu – yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng tơ tằm.
- TCVN 4536: 2002 (ISO 105-A01:1994), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Qui định
- TCVN 2366:1987. Tơ tằm dâu – yêu cầu kỹ thuật.
- (Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2366-78 và áp dụng cho tơ nguyên liệu có độ mảnh 1,44 – 1,67 tex (hoặc 13-15 đen) 2,22 – 2,44 tex (hoặc 20-22 đen); 3,11 – 3,33 tex (hoặc 28-30 đen); ươm từ kén trắng hoặc vàng).
- Bộ Y Tế ban hành Thông tư 22/2016/TT-BYT về QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng – Mức cho phép tại nơi làm việc.
CHƯƠNG II: CÁC NGUY CƠ GÂY MẤT AN TOÀN
I. NGUY CƠ GÂY MẤT AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN DA, LÔNG VŨ, TƠ TẰM
1. Cháy, nổ trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Ngành sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm có các vật liệu là các loại vải rất dễ cháy, nổ. Khi cháy, nổ thì đám cháy thường bùng nổ và lan nhanh gây hậu quả nghiêm trọng.
- Một số nguyên nhân gây cháy phổ biến
- Do tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa, tia lửa;
- Do tác dụng của năng lượng điện;
- Do ma sát va chạm giữa các vật;
- Do phản ứng hóa học của hoá chất sử dụng trong sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm.
- Trong quá trình sản xuất, chế biến da, lông vũ, chế biến tơ tằm từ các hoạt động của máy móc, thiết bị làm phát sinh nguồn nhiệt có thể dẫn tới nguy cơ người lao động bị bỏng nhiệt.
2. Nguồn điện trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Khi vận hành máy móc để sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm sử dụng điện có thể xảy ra nguy cơ điện giật làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch cho người lao động. Cần có các biện pháp bảo vệ tránh bị tai nạn điện tại các cơ sở sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm.
3. Nguy cơ cuốn kéo trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- * Các bộ phận truyền động và chuyển động của máy sản xuất, chế biến da, lông vũ, chế biến tơ tằm
- Bánh răng; Dây đai, xích, máy di chuyển;
- Băng chuyền; Máy cán, cuốn, dập; Máy nghiền, đập; …
- Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
- Mất thăng bằng khi thực hiện thao tác; bị cuốn tay;
- Không sử dụng dụng cụ chuyên dụng, phương tiện bảo vệ cá nhân;
- Không che chắn vùng nguy hiểm; Thiếu sự giám sát an toàn.
4. Ô nhiễm môi trường trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Nhiều năm nay, người dân ở một số nơi đang phải chung sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nặng do khí thải, mùi hôi thối nồng nặc từ một cơ sở chế biến lông vũ, làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Theo phản ánh, một số cơ sở chế biến bột lông vũ, làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm chuyên thu gom, xử lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp, tái chế, tái sử dụng chất thải sau giết mổ, sản xuất bột cá, bột thịt
- Tuy nhiên, mỗi khi cơ sở hoạt động, thường phát tán ra mùi khí rất nặng, nồng. Mùi khí này theo hướng gió bay ra khắp nơi, tràn vào nhà dân, trường học… xung quanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân.
- Một người dân cho biết, vì liên tục phải hứng chịu mùi khí thải khó chịu từ cơ sở này phát tán ra nên dù ở nhà hay đi làm mọi người đều phải bịt khẩu trang kín mít để hạn chế mùi. Chưa hết, nhiều hộ gia đình tại đây thường xuyên phải đóng kín cửa, không dám cho người già và trẻ nhỏ ra đường vui chơi, thư giãn. Một số cơ sở chưa thực hiện đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại; chưa thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định; chưa có biển báo, dấu hiệu cảnh báo, mã chất thải; trong khu vực sản xuất có mùi đặc trưng từ nguyên liệu lông vũ. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu cơ sở thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo đúng Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Đồng thời, yêu cầu cơ sở tiếp tục rà soát các công đoạn sản xuất phát sinh mùi để có biện pháp giảm thiểu triệt để mùi phát sinh, không để ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Bên cạnh đó, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại một số cơ sở cũng chưa thực sự đảm bảo an toàn. Một số phương tiện chữa cháy đã hết khí không đảm bảo công tác chữa cháy, đường giao thông xung quanh không đảm bảo cho việc xe chữa cháy ra vào cơ sở khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
- Không vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi môi trường – đó là quan điểm chỉ đạo rất rõ ràng của Chính phủ về vấn đề môi trường.
5. Tác động từ hóa chất
- Nước thải
- Nước thải của ngành thuộc da có đặc tính thay đổi và phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất, được phát sinh từ các hoạt động chính sau:
- Nước thải vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, máy móc;
- Nước thải từ công đoạn hồi tươi;
- Nước thải từ công đoạn tẩy lông, ngâm vôi;
- Nước thải từ công đoạn khử vôi, làm mềm;
- Nước thải từ công đoạn thuộc da;
- Nước thải từ công đoạn hoàn thiện
- Nước thải của ngành thuộc da có đặc tính thay đổi và phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất, được phát sinh từ các hoạt động chính sau:
- Chất thải rắn
- Nguồn phát thải chất thải rắn của quá trình thuộc da bao gồm mỡ, bạc nhạc, diềm da, mùn bào da, váng xanh, cặn vôi và xỉ than, dầu thải từ các công đoạn phụ trợ. Lượng chất thải rắn phát sinh của 1 tấn da nguyên liệu được thể hiện trong bảng
STT | Các chất ô nhiễm | Đơn vị | Khối lượng |
1 | Mỡ, bạc nhạc | Kg | 150 – 200 |
2 | Diềm da | Kg | 90 – 100 |
3 | Váng xanh vụn | Kg | 50 – 60 |
4 | Mùn bào, diềm da sau thuộc | Kg | 50 – 60 |
5 | Bụi da, diềm da sau hoàn thiện | Kg | 11 – 22 |
6 | Xỉ than | Kg | 30 – 50 |
- Khí thải
- Khí thải của nhà máy thuộc da phát sinh chủ yếu từ các công đoạn chính sau: Khí thải phát sinh do sử dụng nồi hơi với đặc trong chủ yếu là VOC, CO, NOx, SO2 và bụi.
- Khí thải phát sinh từ công đoạn hồi tươi, tẩy lông, ngâm vôi, tẩy vôi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, protein tạo ra khí NH3, H2S và các hợp chất chứa N, S. Khí thải loại này có mùi hôi thối rất khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và khu vực xung quanh.
- Hơi của các axit dễ bay hơi. Hơi axit ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của người lao động.
- Hơi dung môi trong công đoạn trau chuốt có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân khu vực này
6. Ảnh hưởng đối với sức khỏe con người trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Dị nguyên lông vũ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm mũi dị ứng nghề nghiệp, nhất là ở những công nhân làm việc tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến gia cầm và sản xuất các loại đồ gia dụng có sử dụng nguyên liệu từ lông vũ.
- Viêm mũi dị ứng là bệnh rất phổ biến gặp trong chuyên khoa tai mũi họng và chuyên khoa dị ứng ở các nước trên thế giới, là một bệnh lý do rối loạn đáp ứng miễn dịch. Chiến lược điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm 4 nguyên tắc cơ bản là tránh tiếp xúc với dị nguyên, điều trị bằng các thuốc chống dị ứng, điều trị miễn dịch đặc hiệu và tuyên truyền giáo dục cho bệnh nhân.
II. NGUY CƠ MẤT AN TOÀN TRONG CÔNG VIỆC NHUỘM
1. Cháy, nổ trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Một số hóa chất dễ cháy, nổ sử dụng trong công việc nhuộm là những hóa chất có thể hoặc tự phân giải gây cháy, nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy, nổ trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất. Phân nhóm và danh mục hóa chất dễ cháy, nổ được quy định cụ thể tại Phụ lục B, C tiêu chuẩn TCVN 5507:2002 “Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển”.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất để nhuộm, nếu không thực hiện nghiêm các quy trình an toàn sẽ dễ xảy ra các sự cố cháy, nổ hoá chất. Đó là sự việc bất thường xảy ra liên quan đến như: Cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và thiệt hại về tài sản, gây hại cho động thực vật, môi trường và có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội.
- Vì vậy, cần có phương án phòng cháy chữa cháy thích hợp theo TT số 66/2014/Bộ Công An
2. Nguy cơ văng bắn hóa chất gây bỏng trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Trong quá trình pha chế thuốc nhuộm, sự cố văng bắn hóa chất có thể gây bỏng cho người lao động nếu không có biện pháp làm việc an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.
3. Trơn trượt trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Đường đi, khu vực pha chế thuốc nhuộm, người lao động có thể bị trơn trượt, té ngã. Cần thường xuyên lau chùi, thu dọn, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.
4. Hóa chất trong ngành nhuộm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
Hiện nay các loại chất trợ này hấu hết phải nhập với khối lượng lớn làm cho tỷ lệ giá nguyên liệu và phụ liệu thanh toán bằng ngoại tệ chiếm khá cao trong giá thành sản phẩm dệt nhuộm. Chương trình phát triển hàng tiêu dùng cấp Nhà nước (KC-07) đã giao cho Viện Hóa học Công nghiệp (VHHCN) chủ trì đề tài KC-07- 16 nghiên cứu sản xuất một số chất trợ có chất lượng cao dùng cho ngành dệt nhằm từng bước thay thế các chế phẩm nhập ngoại trên cơ sở nguyên liệu sẵn có trong nước. Dưới đây là một số sản phẩm mới đã được nghiên cứu chế tạo và đưa vào sản xuất thử nghiệm trong ngành dệt đạt kết quả tốt.
- Thuốc nhuộm axit
- Tên thuốc nhuộm axit xuất phát từ một thực tế là các thuốc nhuộm này nhuộm được cho những loại xơ cụ thể nào đó trong môi trường axit (xơ động vật và poliamit). Chúng bao gồm một nhóm mang màu và một hoặc nhiều nhóm sunfonat, các nhóm sunfonat này làm chúng có thể tan trong nước.
- Ngày nay, những loại thuốc nhuộm axit chính vẫn còn được sử dụng rộng rải và dải màu sắc của chúng có thể là một trong những dải màu đầy đủ nhất. Nhược điểm duy nhất của chúng là độ bền màu không tốt đối với toàn bộ các yếu tố môi trường có hại.
- Thuốc nhuộm phức kim loại
- Để thuận lợi cho công việc của những người kỹ thuật nhuộ m là loại bỏ đi quá trình cầm màu, thì ý tưởng cho kim loại kết hợp chặt chẽ trong thuốc nhuộm để tự nó tạo thành dạng phức kim loại thay cho quá trình kết tủa kim loại lên xơ, thuốc nhuộm phức kim loại ra đời.
- Các thuốc nhuộm phức kim loại như thế bao gồm các thuốc nhuộm chứa một nguyên tử kim loại (Cr, Ni, Co). Nguyên tử kim loại này có thể kết hợp với một phân tử thuốc nhuộm (phức kim loại 1:1) hoặc kết hợp với hai phân tử thuốc nhuộm (phức kim loại 1:2).
- Các loại thuốc nhuộm này có thể sử dụng nhuộm len, tơ tằm hoặc poliamit và các sản phẩm tạo ra có độ bền màu rất cao nhưng nói chung thường không tươi sáng.
- Thuốc nhuộm hoạt tính
- Thuốc nhuộm hoạt tính là loại thuốc nhuộm mới nhất. Tên gọi của chúng thể hiện được phương cách liên kết của chúng với xơ. Phân tử thuốc nhuộm hoạt tính bao gồm một nhóm mang màu và nhóm chức hoạt tính hoá học đảm bảo cho việc tạo thành liên kết cộng hóa trị với xơ, bằng phản ứng hoặc với các nhóm hidroxyl của xenlulo hoặc với các nhóm amin trong len hay poliamit.
- Các dạng khác nhau của nhóm chức hoạt tính hoá học được tận dụng, đó là monoclotriazin, diclotriazin, vinylsunfon…Vì sự có mặt của liên kết cộng hóa trị giữa xơ và thuốc nhuộm nên có thể cho rằng màu nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính có độ ổn định cao, bền màu cao, có màu sắc tươi sáng. Thuốc nhuộm loại này có khả năng chống chịu không tốt đối với các điều kiện thời tiết xấu và Cl.
- Chất ngấm Wetta-NTD-93
- Vải mộc chứa đến 6% tạp chất thiên nhiên (sáp pectin…), trong quá trình dệt vải còn mang theo hồ và các tạp chất cơ học, vì thế nếu không qua giai đoạn nấu tẩy sẽ rất khó ngấm nước và các dung dịch hóa chất, thuốc nhuộm. Một số loại vải để mặc trắng tuy không cần nhuộm và in hoa nhưng vẫn cần phải nấu tẩy cho mềm, có độ thấm nước và thấm mồ hôi tốt.
- Vì vậy trong công nghiệp dệt nhuộm người ta thường phải dùng chất trợ có khả năng ngấm cao để nấu tẩy nhằm xử lý hóa học vải trước khi nhuộm và in. Chất ngấm (thấm ướt) Wetta- NTD-93 được sản xuất từ một số dầu béo thực vật đặc trưng, biến tính tổng hợp để thành dẫn xuất có hoạt chất chính là natrisulfoesteaxitrixinoleic.
- Hoạt chất trên được phối chế thêm một số phụ gia để tăng cường chất lượng và có hoạt tính chọn lọc. Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được công nghệ sản xuất và phụ gia thích hợp, tạo ra được chế phẩm vừa có khả năng thấm ướt cao, ngấm nhanh đồng thời còn có tính năng tẩy rửa, nhũ hóa cần thiết để đáp ứng yêu cầu công nghệ tiền xử lý vải bông, vải tổng hợp pha bông và các mặt hàng dệt kim khác.
- Những đặc điểm kỹ thuật chính của sản phẩm. Là chất lỏng, sánh có màu vàng sẫm, mùi nhẹ. Thành phần hóa học gồm hỗn hợp các chất HĐBM anion, có khả năng giảm sức căng bề mặt và tính năng ngấm nhanh. Hàm lượng HĐBM trong sản phẩm: 65 + 1%; tỷ trọng ở 20oC: gần 1,1; pH = 7. Dễ hoà tan trong nước, không bị kết tủa trong nước cứng.
- Tính năng trội: ngấm, nhũ hóa và tẩy rửa. Có khả năng thấm ướt cao, mức tạo bọt trung bình. Ổn định trong môi trường axit, kiềm yếu và trung tính, không giảm hoạt độ khi có mặt chất điện ly.
- Chất ngấm Wetta-NTD-93 làm sạch có hiệu quả cao khi nấu với vải bông, vải pha, vải dệt kim trong các thiết bị áp suất thường và áp suất cao, độ mao dẫn của vải bông đều đạt trên 130mm trong 30 phút.
- Nó cũng được sử dụng để pha chế dung dịch nhuộm bằng thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm lưu huỳnh, thuốc nhuộm azô không tan và thuốc nhuộm hoạt tính.
- Chất ngấm Wetta-NTD-93 đã được thử nghiệm và ứng dụng đại trà cho hàng vạn mét vải trên dây chuyền công nghệ sản xuất của xí nghiệp nhuộm và in hoa (Công ty dệt 8-3) đạt kết quả tốt.
- Chất phân tán Dispa-PTD-93
- Chất trợ phân tán là những chất HĐBM có khả năng làm giảm sức căng bề mặt vật liệu sợi và có tính chất phân tán cao, được sử dụng trong công nghệ nhuộm làm cho thuốc nhuộm trở thành một khối dung dịch linh động, đồng đều, dễ dàng thấm sâu vào vải.
- Những mặt hàng được nhuộm bằng thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm azô khi giặt bằng xà phòng phải được bổ sung vào dung dịch giặt một lượng chất phân tán để làm tăng thêm độ bền cọ sát.
- Khi gia công vật liệu l00% xơ sợi tổng hợp người ta cũng cần bổ sung chất phân tán vào để làm giảm độ tĩnh điện. Khi sản xuất các loại hồ in hoa, chất phân tán được đưa vào để hồ in được đồng đều và làm hệ thống ổn định, chống vón cục, chống tắc lưới in và có khả năng thâm nhập dễ dàng vào vải. Dựa trên nguyên liệu sẵn có VHHCN đã nghiên cứu sản xuất thành công chất trợ phân tán Dispa PTD- 93.
- Hoạt chất chính của chất phân tán có công thức hóa học tổng quát là C21H14O6S2Na2. Chất trợ phân tán là sản phẩm ngưng tụ của beta – naphtalen – sulfoaxit với formandehyt, sau đó trung hòa bằng NaOH, được phối bổ sung thêm một số phụ gia, tiêu chuẩn hóa thành chất trợ loại thương phẩm, có đầy đủ hoạt chất và tính năng sử dụng như các chế phẩm thương mại của các hãng khác nhau trên thế giới, ví dụ: Kortanol NNO (Sec), Irgasol P (Ciba -Geigy), Univadin DPL (Nhật Bản), Dispergato NP, Xotamol BC, Votamol BC (Liên Xô cũ).
- Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ quy mô 50 tấn/năm do ta tự nghiên cứu thiết kế chế tạo và xây dựng. Đặc tính kỹ thuật sản phẩm chất phân tán như sau:
- Là chất lỏng màu nâu sẫm, hoà tan tốt trong nước, bền với dung dịch kiềm yếu và axit yếu trong khoảng pH = 4 – 13, bền trong nước cứng.
- Hàm lượng hoạt chất chính (tính theo chất khô); 30 – 35%. Hàm lượng chất không tan trong nước: 0,016%. Độ ổn định của dung dịch thuốc nhuộm có chứa chất phân tán ở nồng độ 2g/l vẫn tốt sau 36 giờ.
- Độ ph của dung dịch chứa 1% sản phẩm: 6,5 – 7,5
- Sản phẩm có tính phân tán rất tốt, ngăn cản hiện tượng kết tủa và lắng đọng của thuốc nhuộm trong quá trình nâng nhiệt, hòa tan trở lại bất kỳ thuốc nhuộm nào đã bị kết tụ và lắng đọng trong điều kiện nhuộm ở nhiệt độ cao, vì vậy đặc biệt thích hợp và thuận lợi khi chuẩn bị dung dịch nhuộm sợi ở dạng bôbin; đảm bảo nhuộm đồng màu và hiện màu đối với các màu tươi sáng, tăng độ tươi sáng và độ bền màu cọ sát ngay cả đối với các màu đậm, không làm giảm độ bền ánh sáng.
- Chất phân tán được sử dụng cho công nghệ nhuộm vải tổng hợp, vải pha bông, ngoài ra nó còn được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác, đặc biệt khi thay đổi một số phụ gia sẽ tạo thành một chất tạo nhũ dùng để gia công thuốc trừ sâu trong ngành nông dược. Chất phân tán Dispa PDT-93 đã được thử nghiệm đại trà trên dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp nhuộm in hoa thuộc Công ty Dệt 8-3 Hà Nội, đã được dùng để in nhuộm hàng vạn mét vải đạt chất lượng tốt, hoàn toàn có khả năng thay thế các loại chất trợ phân tán cùng loại vẫn phải nhập từ nước ngoài. Hai sản phẩm mới: chất ngấm Wetta NTD- 93 và chất phân tán Dispa PDT- 93 đã được sản xuất với khối lượng lớn trên dây chuyền công nghệ quy mô từ 50
- 100 tấn/năm do ta tự thiết kế và chế tạo. VHHCN đã ký hợp đồng cung cấp cho Công ty Dệt 8 – 3 áp dụng đại trà trên dây chuyền sản xuất tại Công ty từ năm l999 đến nay và sản phẩm hoàn toàn thay thế được các chế phẩm cùng loại vẫn nhập từ nước ngoài.
- Các chất trợ nhuộm
- Fortaric LD-P: Chất đều màu, phân tán cho thuốc nhuộm phân tán.
- Sonadon D-72: Chất đều màu, phân tán cho thuốc nhuộm phân tán, ít tạo bọt, hiệu quả
- Sonadon DP-S: Chất đều màu, phân tán cho thuốc nhuộm phân tán.
- Sonalin RS: Chất đều màu cho thuốc nhuộm hoạt tính, ổn định trong nước cứng, ít bọt.
- AVCO-BUFFER V (Fortaric RD-90): Đệm kiềm cho việc nhuộm Cotton bằng phẩm hoạt tính. Ổn định pH suốt quá trình nhuộm, hiệu quả kinh tế
- Fortaric RD-18: Đệm kiềm cho việc nhuộm Cotton bằng phẩm hoạt tính, ổ định pH suốt quá trình nhuộm, hiệu quả kinh tế
- Sonsoft A-G: Chất bôi trơn, chống gãy mặt. Không tạo bọt. Hiệu quả
- Forlube A-F: Chất bôi trơn, chống gãy mặt. Không tạo bọt. Hiệu quả
- Fortaric F-89: Chất kháng bọt. Hiệu quả cao. Liều lượng sử dụng kinh tế.
- Thuốc nhuộm chuyên dụng cho nhuộm len
- UNISOL: Một loại thuốc nhuộm hoạt tính bromoacryl (giống với LANSOL của Ciba).
- UNISET: Thuốc nhuộm phức hợp kim loại axít 1:2 (giống với LANASET của Ciba).
- UNILAN: thuốc nhuộm kim loại axít không đối xứng 1:2
- Thuốc nhuộm hoạt tính cho nhuộm cotton
- UNICION: Loại H-E (2xMonochlorotrizine).
- UNISUPRA: Loại bifunctional (giống với sê ri HW của Ciba)
- UNITIVE MS: Loại pyrimidine (giống với LEVAFIX của Ciba )
- UNIFIX
- Thuốc nhuộm cho nhuộm Nylon:
- UNICRON: Loại thuốc nhuộm axít đồng đều (giống với TECTILON).
- UNIMIDE: Loại nhuộm axít (giống với ERIONYL).
- UNISET: Thuốc nhuộm phức hợp kim loại axít 1:2 cho nhuộm Len và Nylon
- UNISET-PN: Thuốc nhuộm phức hợp kim loại axít 1:2 cho nhuộm Len và Nylon với độ bền màu và độ đậm
- UNILAN-S: Thuốc nhuộm phức hợp kim loại axít 1:2 cho nhuộm Len và Nylon với tính năng độ đậm trung bình.
- UNISET BLACK ACE: Thuốc nhuộm phức hợp axít kim loại 1:2 cho nhuộm Nylon và sợi nhỏ với tính bền mầu giặt cao và không cần xử lý sau nhuộm.
- Thuốc nhuộm chuyên dụng cho sợi pha len và nylon
- UNISET WN: Thuốc nhuộm phức hợp kim loại axít 1:2 cho nhuộm màu đậm đối với sợi pha Len và
- Thuốc nhuộm axit cho nhuộm da và lông
- PATASET-H: Thuốc nhuộm phức hợp kim loại axít 1:2 (giống với SELASET).
- UNILEATHER: Nhuộm axít vô cơ.
- Thuốc nhuộm cho len
- UNISOL: Unisol bao gồm thuốc nhuộm hữu cơ và anthraquinone mà chúng có gốc sulfone và một hoặc hai nhóm hoạt tính bromoacrylamide. Vì lực kết hợp đồng chiều nên nó cho khả năng hoàn nguyên tuyệt vời và độ bền màu thấm ướt mà không cần xử lý bằng clo (super wash).
- UNISOL CQ: Nhóm Unisol CQ phù hợp cho nhuộm với độ đậm cao hoặc trung bình vì chúng bao gồm các thành phần UNISOL
- UNISET: Nhóm Uniset được thay đổi cơ bản: nhuộm phức hợp kim loại 1:2 và hoạt tính với tính năng cao về độ bền màu và hầu hết các đặc tính đồng nhất.
- Hầu hết các màu sắc có thể nhuộm đuợc một cách kinh tế trên Len bằng cách sử dụng kết hợp đơn giản của các loại thuốc nhuộm này.
- UNILAN: là một loại phức hợp kim loại không đối xứng 1:2 mà nó có một gốc sulfone trong phân tử. Vì nó có thể hút nước nên nó đảm bảo tính tan tốt ngay cả trong điều kiện môi trường lạnh. Nó rất phù hợp cho nhuộm hoặc in trên Len , Polyamide cũng như các loại sợi
- UNITIVE: Nhóm Unitive MS chính là các thuốc nhuộm hoạt tính. Chúng làm cho các màu sáng, độ bền màu tuyệt vời, tính ổn định trong dung dịch kiềm trong quá trình nhuộm với các màu độ đậm trung bình và cao. Nó phù hợp cho nhuộm màu trung bình và đậm (hơn 2% độ tập trung) nơi đòi hỏi hơn 4 mức của độ bền mầu
- UNIFIX: Unifix chính là thuốc nhuộm hoạt tính cho nhuộm Cotton mà có thể nhuộm ở nhiệt độ thấp. Nó cho màu nhạt và sáng, có độ bám màu cao và rất ổn định trong dung dịch kiềm. Nó cho phép giảm chi phí nhuộm ở hai mặt: năng lượng vì nhuộm ơ nhiệt độ thấp và thuốc nhuộm vì độ bám màu cao hơn, ít hơn phần dư của thuốc trong dung dịch nhuộm.
- Thuốc nhuộm cho cotton
- UNICOIN: Đây là loại H-E mà nó bao gồm 2 cấu trúc monochlorotriazine. Nó có tính tan tuyệt vời mà không cần muối và nó phù hợp cho nhuộm nhiệt độ cao từ 80 cho đến 100 độ C với hoạt tính thấp và tính trung thực của màu cao. Trên hết, loại này phù hợp cho nhuộm các sợi khít
- UNIUPRA (bifunctional): Nó bao gồm nhóm hoạt tính dùng cho việc nhuộm coton nói chung đặc biệt trong việc nhuộm CPB và nhuộm hút khí. Nó có tính tan cao, độ bền nhiệt (từ 60 đến 80 độ C) khả năng tương thích.
- Thuốc nhuộm cho nylon
- UNICRON: unicron là thuốc nhuộm axít đồng đều. Nó phù hợp cho nhuộm Nylon, Len. Nó cũng có thể sử dụng cho nhuộm thảm và dùng để in rộng rãi. Nó có các đặc tính nổi bật đó là sự dịch chuyển thấp, độ bao phủ đồng đều cao, độ bền mầu tốt, có tính tương thích và hoàn nguyên, độ đồng đều mầu sắc tốt.
- UNIMIDE: Unimide được phát minh chuyên dùng cho nhuộm các sợi polyamide với độ đậm trung bình. Nó có các đặc tính nổi bật như là độ bền màu ánh sáng cao, độ bao phủ đồng đều cao, độ bền màu thấm ướt và khả năng tương thích cao.
- UNISET: Uniset được cải tiến từ thuốc nhuộm phức hợp kim loại 1:2 và thuốc nhuộm hoạt tính cao vì vậy nó có các đặc tính tuơng tự. Hầu hết các màu có thể được tạo ra một cách kinh tế nhờ sụ kết hợp đơn giản giữa các thuốc nhuộm Uniset.
- Phần lớn các màu được tạo ra trên chất liệu nylon là sử dụng sự kết hợp đơn giản các thuốc nhuộm này. Thuốc nhuộm Uniset phù hợp cho chất lượng nhuộm đòi hỏi cao.
5. Cuốn kéo trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Máy móc, thiết bị vận hành khi nhuộm không đảm bảo an toàn có thể bị cuốn kéo và gây nguy hiểm đến tính mạng người lao động
6. Ô nhiễm môi trường trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Các quá trình xử lý hoá học vật liệu dệt, còn được gọi là “xử lý ướt” (tiền xử lý), nhuộm, in hoa, có thể đến cả xử lý hoàn tất cuối cùng thuộc loại hình công nghiệp sử dụng nhiều nước. Tính được rằng để xử lý 1kg hàng dệt nhuộm cần 50 đến 300 lít nước và cũng thải ra gần chừng ấy nước thải.
- Mức độ ô nhiễm nước thải phụ thuộc chủ yếu vào các hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm sử dụng và vào các công nghệ và trình độ lạc hậu, trung bình hay tiên tiến, hiện đại của các công nghệ áp dụng.
- Những chất gây ô nhiễm nước thải được chia làm 3 nhóm chính
- Nhóm thứ nhất: các chất độc đối với vi sinh và cá
- Xút (NaOH), Na2CO3 được dùng với số lượng lớn để nấu vải sợi bông, xử lý nước thải sợi pha, dùng làm bóng không được thu hồi thải ra ngoài với nồng độ cao.
- Axit vô cơ, như axit H2SO4 để trung hoà xút và “hiện màu” thuốc nhuộm hoàn nguyên tan (indigosols).
- NaClO dùng để tẩy trắng vải sợi bông và giặt mài, natri clorit (NaClO2) để tẩy trắng hàng dệt kim.
- Các chất khử vô cơ nồng độ cao như natri sunfua (Na2S) dùng nhuộm thuốc nhuộm lưu hoá hay natri hidrosunfit (Na2S2O4) trong nhuộm hoàn nguyên.
- Dung môi hữu cơ clo hoá, như các chất tải dùng nhuộm polyester ở 1000C hay vải pha polyester/len ở nhiệt độ >1000C.
- Formandehit trong các chất cầm màu và các chất trong xử lý chống nhăn.
- Các kim loại nặng có thể có trong xút công nghiệp sản xuất bằng điện cực thuỷ ngân. Tạp chất kim loại nặng (Cu, Cr, Zn, Pb, Co, Ni) có trong một số thuốc nhuộm sử dụng, nhất là thuốc nhuộm hoàn nguyên và cả trong một số thuốc nhuộm hoạt tính. Một lượng tải hữu cơ “AOX” đi vào nước thải từ một số thuốc nhuộm hoàn nguyên, phân tán, hoạt tính và một số ít pigment.
- Các chất ngấm và tẩy rửa không ion trên cơ sở ankyl phenol etoxylat “APEO” có thể phân giải vi sinh đến 80%, nhưng sản phẩm phân giải lại độc với cá.
- Muối Glube (Na2SO4) dùng trong nhuộm thuốc nhuộm hoạt tính thải ra với nồng độ cao (>2g/l).
- Nhóm chất thứ hai: khó phân giải vi sinh
- Phần lớn thuốc nhuộm và chất tẩy trắng quang học “OBA”.
- Phần lớn các chất nhũ hoá, tạo phức, càng hoá và chất làm mềm.
- Các chất hồ sợi polyester và sợi pha như “PVA” và poliacrylat.
- Các polymer tổng hợp thường dùng làm chất hồ hoàn tất.
- Các chất hồ tổng hợp trong in pigment.
- Các chất giặt vòng thơm, mạch ankylen oxit dài hoặc mạch nhánh ankyl.
- Dầu khoáng và silicon tách ra trong xử lý trước vải tổng hợp (như sợi spandex)
- Nhóm thứ ba: các chất ít độc và có thể phân giả bởi vi sinh
- Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên của chúng bị loại ra trong xử lý trước.
- Tinh bột (khoai mì) không biến tính hoá học dùng hồ sợi dọc.
- Các chất giặt với ankyn mạch thẳng, các chất tẩy rửa mềm.
- Axit acetic (CH3COOH) và axit formic (HCHO) dùng điều chỉnh pH.
- Muối trung tính ở nồng độ thấp.
- Nhóm thứ nhất: các chất độc đối với vi sinh và cá
7. Nước thải ngành nhuộm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Nguồn nước thải phát sinh trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn:
- Hồ sợi.
- Giũ hồ
- Nấu, tẩy.
- Nhuộm và hoàn tất.
- Lượng nước chủ yếu là ở quá trình giặt sau mỗi công đoạn.
- Đặc trưng nước thải sản xuất gồm:
- Tạp chất rắn lơ lửng.
- Nước thải sinh ra từ dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa chất, thuốc nhuộm khó phân hủy, độ màu
- Muối, hoá chất hữu cơ trong thuốc nhuộm, mực
- Chất hoạt động bề mặt.
- Chất điện ly, chất ngấm, chất tạo môi trường.
- Men, tinh bột.
- Chất oxi hoá.
- Với tính chất nước thải dệt nhuộm như trên nếu không được xử lý tốt, nước thải do dệt nhuộm sẽ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
- Theo QCVN 01: 2017/BCT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may
- Mức giới hạn về hàm lượng formaldehyt
- Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không được vượt quá các giá trị quy định nêu tại bảng sau:
STT | Nhóm sản phẩm dệt may | Mức giới hạn tối đa (mg/kg) |
1 | Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi | 30 |
2 | Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da | 75 |
3 | Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da | 300 |
-
- Mức giới hạn về hàm lượng các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo
- Hàm lượng mỗi amin thơm không được vượt quá 30 mg/kg. Danh mục các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy chuẩn này.
- Mức giới hạn về hàm lượng các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA
I. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HỆ THỐNG
1. Nhận diện yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, công việc nhuộm
- Yếu tố nguy hiểm
- Là các yếu tố khi tác động vào cơ thể con người thường gây tai nạn tức thời như: gây chấn thương, dập các bộ phận, hủy hoại cơ thể con người, có khi dẫn đến tử vong.
- Cơ cấu truyền động của máy móc, thiết bị dùng sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm
- Nguồn điện: Qúa trình sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm do nhiều nguyên nhân có thể gặp sự cố điện giật gây tai nạn.
- Nguồn nhiệt: Ô nhiễm nhiệt là một loại ô nhiễm cần quan tâm trong ngành dệt – nhuộm. Nhiệt phát sinh chủ yếu từ sự truyền nhiệt qua tường thành của lò hơi, của các máy móc thiết bị sử dụng hơi (các máy nấu, tẩy, nhuộm vải, máy định hình vải) và của hệ thống đường ống dẫn hơi, khí nóng;
- Sự rò rỉ hệ thống đường ống dẫn hơi, các van, mối nối trên hệ thống đường ống; Sự toả nhiệt và bốc hơi nước của các máy sấy khô vải. Tổng các nhiệt lượng này toả vào không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao có thể chênh với nhiệt độ môi trường bên ngoài từ 2 đến 5 độ C (chưa kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu trong khu vực) ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của cơ thể con người tác động xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động. Ngoài ra nhiệt độ cao còn có tiềm năng gây ra các sự cố cháy, nổ, vì vậy cần phải đánh giá tác động của ô nhiễm để có biện pháp xử lý, giảm thiểu thích hợp.
- Văng bắn: Hóa chất, nguyên vật liệu sản xuất da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm văng bắn vào người lao động khi làm việc. Các cơ sở sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm cần có các biện pháp an toàn như: Sử dụng các nắp, lưới che chắn; Có khoảng cách an toàn theo quy định; Sử dụng PTBVCN.
- Sắc nhọn: Kim, kéo, dao cắt vòng, máy móc, thiết bị… sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm có thể làm tổn thương da, ngón tay, bộ phận của cơ thể người lao động. Các máy thiết bị dụng cụ có vật sắc nhọn, phải bao che rào chắn, cách ly các vật sắc nhọn. NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện an toàn và trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp cho NLĐ khi làm việc với vật sắc nhọn. Ưu tiên biên pháp kỹ thuật để giảm thiểu việc tiếp xúc với vật sắc nhọn.
- Rơi, đổ sập: Ngăn cách không cho người, xe không có nhiệm vụ vào khu vực nguy hiểm; sử dụng thiết bị đảm bảo an toàn khi nâng/hạ hàng hóa, vật tư, máy móc, thiết bị khi sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm;
- Không để vật liệu sát mép sàn, tầng trên cao;
- Phải có sàn, lan can, lưới che chắn khi làm việc trên cao; Phải chống đỡ chắc chắn khi làm việc dưới vùng dễ đổ sập;
- Cháy nổ: Đặc điểm của ngành công nghiệp Dệt – Nhuộm là sử dụng và tàng trữ một lượng lớn nhiên liệu (dầu, than), nguyên liệu (hoá chất, vải, sợi, bông). Do vậy cần có các biện pháp phòng chống sự cố như: chống sét, chống chập điện và đặc biệt là chống cháy, nổ. Khi sự cố gây cháy nổ khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế xã hội và làm ô nhiễm môi trường cả ba hệ thống sinh thái nước, đất và không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa nó ảnh hưởng tới tính mạng của con người, động vật nuôi và tài sản của nhân dân trong vùng.
- Phòng ngừa cháy nổ: Do trong nhà máy, hầu hết các nguyên liệu đều là chất dễ bắt lửa và phát cháy, đặt biệt là mùa khô. Trong giờ làm việc công nhân phải mặc bảo hộ lao động và mang các thiết bị lao động cần thiết như khẩu trang…Khi làm việc trong môi trường có khí độc thoát ra phải sử dụng khẩu trang phòng độc đặc hiệu.
- Yếu tố có hại
- Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe NLĐ, gây BNN, như vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại.
- Yếu tố có hại trong sản xuất là yếu tố tác động gây bệnh cho NLĐ.
- Yếu tố có hại nghề nghiệp là những yếu tố có trong quá trình sản xuất, nơi làm việc, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và khả năng làm việc của NLĐ
- Hóa chất
- Khi tiếp xúc với hóa chất để sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm cần phải chú ý đến kỹ thuật an toàn. Trong phòng làm việc phải treo bảng về kỹ thuật an toàn và người làm việc phải biết rõ điều đó. Khi hóa chất dây ra chân tay cần phải rửa sạch ngay bằng nước sau đó rửa lại bằng dung dịch soda hay acid acetic. Khi mở chai hóa chất cần chú ý tránh để hóa chất phụt ra ngoài. Những nắp đậy bình hóa chất dễ cháy thì không được hơ trên ngọn lửa để mở. Người sử dụng hóa chất cần nắm vững tính chất của từng loại hóa chất. Hóa chất đựng trong bình phải có nhãn hiệu rõ ràng. Khi cần thiết phải pha loãng axit phải cho axit vào nước mà không được cho nước vào axit.
- Trong trường hợp axit bị đổ ra ngoài phải cho cát vào rồi quét dọn cát ra khỏi phòng, dùng dung dịch soda rửa chỗ đó. Cẩn thận khi mang một bình lớn axit hoặc kiềm đặc. Khi pha loãng kiềm phải dùng găng tay cao su, kính bảo hiểm, đội mũ. Chú ý kiềm rắn rất dể gây bỏng nặng.
- Khi làm việc với các dung môi hữu cơ phải thận trọng, tiếp xúc nhiều với chúng rất có hại. Không được đun các chất này mà không có nắp đậy.
- Vi khí hậu
- Phải tuyệt đối chấp hành mọi sự chỉ dẫn về an toàn lao động, nội qui phòng cháy và chữa cháy, phòng chống độc hại hóa chất. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh công nghiệp. Dưới đây là một số biện pháp chống nóng ẩm, đảm bảo vi khí hậu trong điều kiện làm việc:
- Nhà xưởng phải được thông gió tự nhiên, lợi dụng triệt để hướng gió chủ đạo, bố trí nhà xưởng hợp lý.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng chỗ rò rỉ trên hệ thống đường dẫn hơi và khí nóng.
- Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ, định lượng chính xác nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải.
- Phải tuyệt đối chấp hành mọi sự chỉ dẫn về an toàn lao động, nội qui phòng cháy và chữa cháy, phòng chống độc hại hóa chất. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh công nghiệp. Dưới đây là một số biện pháp chống nóng ẩm, đảm bảo vi khí hậu trong điều kiện làm việc:
- Vi sinh vật
- Người lao động tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc trong sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, mắc bệnh nghề nghiệp.
- Rung, ồn
- Tiếng ồn đặc trưng của ngành dệt – nhuộm phụ thuộc vào thế hệ máy móc và chủ yếu phát ra từ các máy dệt, máy cắt ngang vải (hoạt động theo nguyên tắc dập), cụm máy nhuộm – giặt tẩy – ly tâm vắt nước vải, lò hơi và đặc biệt là tiếng ồn khí động do các dòng khí, hơi vận chuyển liên tục trong đường ống
- Ecgonomi
- Phòng tai nạn: thiết kế môi trường lao động thoải mái, hợp lý, có các bộ phận bảo đảm an toàn, công cụ lao động cần phù hợp với nhân trắc NLĐ, cách sử dụng máy móc, công cụ cần đơn giản, không sử dụng các máy móc công cụ quá cồng kềnh, phải cân bằng giữa yêu cầu công việc, kỹ thuật và khả năng con người. Như vậy mới tránh được TNLĐ, giảm thiểu sự hỏng hóc do sai lầm của NLĐ.
- Phòng mệt mỏi: thiết kế phạm vi lao động phải phù hợp với tầm nhìn công nhân, chế độ lao động, nghỉ ngơi phải hợp lý, tránh gây căng thẳng thần kinh tâm lý và gây mệt mỏi thị giác.
- Phòng tổn thương xương khớp: xác định các lực có tác động lên cơ, xương, khớp ở vùng thắt lưng và khi thiết kế công việc mang vác phải bảo đảm các lực này không ảnh hưởng và gây tổn thương lên cơ xương khớp ở vùng thắt lưng. Loại trừ hoặc giảm các tư thế lao động bất lợi có thể gây chấn thương tích lũy. Loại trừ các công việc bằng tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca lao động để giảm tồn thương tích lũy như: viêm gân, viêm mỏm, lồi cầu, viêm bao gân và gây hội chứng xương cổ tay.
- Bụi
- Khi gặp sự cố, các hệ thống này thải ra môi trường một lượng lớn các chất gây ô nhiễm không khí như bụi, CO, SO2, NOx…ô nhiễm nước gây tác động đến môi trường sinh thái khu vực và các vùng lân cận, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra. tuỳ theo điều kiện của từng địa phương cần đánh giá khả năng xảy ra sự cố ngập lụt vào mùa mưa kéo theo các hậu quả ô nhiễm do nước mưa chảy tràn tạo nên (tràn nước thải, lấp đường cống thoát). Các loại tác động môi trường như đã nêu trên sau khi xem xét và đánh giá sẽ được tổng kết thành bảng ma trận dự báo mức độ tác động từ các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án và trong giai đoạn dự án hoạt động.
- Ánh sáng
- Nhà xưởng, khu vực sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm phải được chiếu sáng đầy đủ
- Chiếu sáng không đảm bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây ra TNLĐ.
- Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh TNLĐ và BNN, đồng thời tăng năng suất lao động.
2. Giám sát quy trình sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm
- Lau chùi, thu dọn, hủy bỏ
- Qúa trình sản xuất, chế biến da, lông vũ, chế biến tơ tằm, công việc nhuộm làm phát sinh rất nhiều bụi bám trên máy móc, thiết bị, bàn làm việc, gờ tường nên làm sạch bằng máy hút bụi, lau rửa sạch sẽ khu vực làm việc, thu dọn chất thải, chất thải nguy hại để lưu trữ, quản lý và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, của công ty, doanh nghiệp, nhà máy.
- Những nguyên tắc chung nên tiến hành khi hủy bỏ các chất thải:
- Không vứt bỏ bừa bãi chất thải (vật chứa, bao bì đã qua sử dụng dính thành phần nguy hại, …); tất cả các sản phẩm phế thải phải được chứa trong một thùng được thiết kế để chứa chất thải nguy hại và được dán nhãn đúng quy định.
- Không để việc hủy bỏ hóa chất gây bất kỳ rủi ro nào cho con người và môi trường.
- Các bãi chứa chất thải từ quá trình sản xuất phải đặt ở khu vực đảm bảo an toàn theo các quy phạm pháp luật hiện hành.
- Tốt nhất nên thông qua các Công ty hoặc cá nhân được cấp giấy phép về xử lý chất thảỉ để hủy chất thải.
- Giám sát sự tiếp xúc
- Phải tiến hành quan trắc môi trường lao động thường xuyên hoặc định kỳ theo quy định hiện hành. Có biện pháp cải thiện môi trường làm việc để giảm sự tác động của các yếu tố nguy hại, nhất là môi trường có hóa chất nguy hại.
- Giám sát y tế
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ gỉúp phát hiện sớm những triệu chúng của bệnh nghề nghiệp và cũng để thẩm định lại hiệu quả của những biện pháp kiổm soát hóa chất đang thực hiện.
- Không sử dụng những người mắc bệnh truyền nhiễm kinh niên, dễ bị dị ứng làm việc ở nơi có hóa chất nguy hiểm.
- Lưu trữ hồ sơ
- Tất cả các hồ sơ về sức khỏe và môi trường phải được lưu giữ và bảo quản theo quy định.
- Đào tạo, huấn luyện an toàn lao động
- Người sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm phải được đào tạo và huấn luyện kiến thức an toàn để có đủ khả năng tiến hành các công việc được giao. Những nội dung cơ bản cần đào tạo và huấn luyện:
- Hiểu luật pháp và những quy định của luật pháp vê việc sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm.
- Hiểu và làm theo hướng dẫn quy trình sản xuất, chế biến.
- Hiểu và sử dụng được các phương tiện bảo vệ cá nhân và các thiết bị an toàn khi sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm; biết lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc và đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng;
- Thực hện tốt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh cá nhân, biết làm thế nào để tẩy nhiễm, giặt và thay quần áo bảo hộ một cách an toàn;
- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
1. Bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh bụi, chất thải, hóa chất nguy hiểm
- Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động với khu vực sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm nhằm ngăn cách mọi nguy cơ có liên quan tới tính mạng, sức khỏe đối với người lao động.
- Có thể bao che toàn bộ máy móc, những nguồn phát sinh bụi, hoặc bao che toàn bộ quá trình sản xuất, để hạn chế sự lan tỏa hơi, khí độc hại, nguy hiểm tới môi trưởng làm việc. Hoặc có thể di chuyển quy trình, công đoạn sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm tới vị trí an toàn, cách xa người lao động.
2. Thông gió trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Trong trường hợp khu vực sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm có sử dụng hóa chất dễ bay hơi, bụi sinh ra thì việc thông gió được xem như là một hình thức kiểm soát tốt nhất sau việc thay thế hoặc bao che. Nhờ các thiết bị thông gió thích hợp người ta có thể ngăn không cho bụi, hơi, khí độc thoát ra từ quá trình sản xuất chuyển chúng vào các ống dẫn tới bộ phận xử lý để khử độc trước khi thải ra môi trường.
- Người ta thường sử dụng các biện pháp thông gió như sau:
- Hệ thống thông gió cục bộ: thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cụ thể cố định của công nhân mà tại đó tỏa nhiều khí có hại và nhiều nhiệt.
- Hệ thống thông gió chung: hoạt động dựa trên nguyên tắc làm loãng không khí có bụi hoặc hơi hóa chất thông qua việc mang không khí sạch từ ngoài vào và lấy không khí bẩn tử nơi sản xuất ra. Có thể thực hiện điều này bằng các thiết bị vận chuyển khí như máy bơm, quạt, …) (thông gió cưỡng bức); hoặc đơn giản là mở cửa sổ, cửa ra vào, kết cấu nhà xưởng tạo sự luân chuyển tự nhiên của không khí (thông gió tự nhiên). Thông gió cưỡng bức có ưu điểm hơn thông gió tự nhiên là có thể kiểm soát được nồng độ các hóa chất nguy hiểm, bụi, chất thải nguy hại có trong không khí bơm vào và thải ra.
- Phương pháp thông gió chung chỉ nên dùng cho những trường hợp những chất ít độc, không ăn mòn và với số lượng nhỏ.
- Thông gió kết hợp cả hai biện pháp thông gió cục bộ và thông gió chung.
3. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Phương tiện bảo vệ đường hô hấp
- Mặt nạ có hộp lọc khí độc:
- Là loại mặt nạ có hộp lọc khí độc, cấu tạo gồm hai phần: phần thứ nhất là các tấm các tông cứng xếp sát nhau có tác dụng giữ các hạt bụi và hơi nước. Phần thứ hai là bộ phận hấp thụ và khử khí độc. Chất hấp thụ chủ yếu là than hoạt tính dạng hạt có kích thước 1,5-2 mm, được tẩm các hóa chất khác nhau để hấp thụ các loại khí độc tương ứng.
- Chỉ được dùng loại mặt nạ này khi hàm lượng Ôxy trong không khí không thấp hơn 16%, hoặc khi nồng độ khí trong không khí không vượt quá trị số quy định cho từng loại hộp lọc (thường nhỏ hơn 2%). Loại mặt nạ này sử dụng thuận tiện, ít ảnh hưởng đến thao tác khi làm việc. Nhưng nhược điểm là phạm vi sử dụng hạn chế, thời gian bảo quản hộp lọc cũng bị giới hạn.
- Mặt nạ có ống dẫn không khí sạch từ bên ngoài vào:
- Là loại mặt nạ có ống dẫn cao su lấy không khí sạch từ ngoài vào (truyền vào bằng cách thụ động hoặc có thể dùng bơm thích hợp). Ưu điểm của loại này là có thể dùng ở cả những nơi có nồng độ độc hại cao/thấp khác nhau, các loại độc khác nhau. Nhược điểm là người sử dụng chỉ có thể đi lại ở một phạm vi nhất định.
- Mặt nạ gắn với bình ôxy:
- Nguyên tắc của mặt nạ loại này là khí thở ra đi qua ống dẫn và hệ thống van một chiều vào thiết bị đeo sau lưng. CO2 được một hóa chất hấp thụ, khí còn lại hòa lẫn với ôxy (từ bình chứa ôxy) để tạo thành không khí thở bình thường.
- Loại mặt nạ này hạn chế là phải mang theo bình ôxy khá nặng, cồng kềng, dễ gây cháy nổ, khi sử dụng khó nghe thấy âm thanh bên ngoài.
- Mặt nạ có hộp lọc khí độc:
- Phương tiện bảo vệ mắt
- Kính bảo vệ mắt là bộ phận rất quan trọng trong các phân xưởng sản xuất và trong phòng thí nghiệm hóa chất. Đặc biệt khi làm những công việc với axít, kiềm hoặc những công việc sinh nhiều bụi, mảnh vật rắn hoặc tia chất lỏng.
- Những nơi pha chế thuốc nhuộm có nguy cơ hóa chất bắn vào mặt không được mang kính áp tròng.
- Phương tiện bảo vệ da
- Quần áo bảo hộ lao động
- Quần áo bảo hộ lao động phải là nguyên vật liệu phù hợp, có khả năng chịu được các loại hóa chất sử dụng trong công việc, bảo đảm độ bền cơ học, không quá cứng. Không sử dụng quần áo quá sẫm màu vì màu sẫm hấp thụ nhiệt nhiều hơn và tăng thêm sự nóng bức. Quần áo bảo hộ lao động chỉ có tác dụng bảo vệ trong một thời gian ngăn (khoảng một vài giờ).
- Găng tay
- Mỗi loại găng tay thích hợp có tác dụng bảo vệ với một số loại dung môi. Găng tay sau thời gian sử dụng sẽ mất tác dụng bảo vệ, dung môi có thể thấm qua tất cả các loại găng tay.
- Quần áo bảo hộ lao động
4. Cải thiện môi trường làm việc trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Định kỳ kiểm tra chất lượng không khí trong khu vực sản xuất, khi kiểm tra chú ý các khí độc như CO, NOx, SO2, H2S, HCl, … và bụi cũng như các yếu tố khí độc đặc thù cho từng khu vực sản xuất cụ thể như hơi các dung môi, hơi axít, kiềm, Clo, …
- Định kỳ kiểm tra, phân tích chất lượng nước thải, nước cấp tại cơ sở, đặc biệt nước ăn uống, sinh hoạt.
- Tổ chức trồng cây xanh và cải thiện các điều kiện hạ tầng cơ sở: mạng điện, hệ thống đường đi, cống tiêu thoát nước.
- Bố trí nơi làm việc đảm bảo khả năng nhìn rõ các thông tin, cơ cấu điều khiển, các ký hiệu (biển báo, nút điều khiển, các ghi chú bằng tiếng Việt rõ ràng, dễ phân biệt để tránh nhầm lẫn dẫn đến tai nạn lao động).
- Giữ vệ sinh nhà xưởng.
- Vệ sinh nhà xưởng là biện pháp giảm bớt ô nhiễm môi trường lao động ngay tại nơi làm việc, thường được thực hiện cuối giờ làm việc, trước khi ngừng làm việc. Những nơi hoạt động ba ca liên tục, vệ sinh nhà xưởng làm theo định kỳ cùng lúc với dừng máy móc để bảo dưỡng. Tuỳ theo đặc điểm của từng nơi, cần loại trừ yếu tố ô nhiễm nào mà có mục đích vệ sinh khác nhau, chẳng hạn như:
- Chống ẩm thấp: Thoát nước bề mặt tốt bằng đánh độ dốc sàn nhà đúng qui phạm, có đủ cống thoát, hạn chế chảy tràn, rò rỉ nước và chất lỏng…
- Chống bụi bặm: Hút bụi thường xuyên.
- Chống trơn trượt, ô nhiễm: Lau, rửa nhà và thiết bị…
- Chống nhiễm khuẩn: Sau lau dọn thông thường cần phải tẩy trùng, khử trùng nơi làm việc v.v…
CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN DA, LÔNG VŨ, TƠ TẰM, CÔNG VIỆC NHUỘM
I. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN DA, LÔNG VŨ, TƠ TẰM
1. Nhà xưởng, khu vực sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm
- Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, công việc nhuộm.
- Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
- Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.
- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.
- Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất để pha chế thuốc nhuộm phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.
- Nhà xưởng, kho chứa các nguyên vật liệu sản xuất da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm phải có bảng nội quy về an toàn, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất sử dụng, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất sử dụng nhuộm phải có các thông tin: Mã nhận dạng hóa chất, hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. Trường hợp hóa chất nhuộm có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
- Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
- Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất sử dụng trong sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.
- Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên
- Bên ngoài kho, xưởng phải có biển “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, chữ to, màu đỏ; biển ghi ký hiệu chất chữa cháy. Các biển này phải rõ ràng và để ở chỗ dễ thấy nhất.
- Hóa chất sử dụng trong sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm và các nguyen vật liệu trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố xảy
- Khi xếp hóa chất sử dụng trong sản xuất, chế biến da, lông vũ, tơ tằm, nhuộm trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa như sau:
- Đối với hàng đóng bao phải xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tương ít nhất 0,5 m, hóa chất kỵ ẩm phải xếp trên bục cao tối thiểu 0,3m;
- Hóa chất dạng lỏng chứa trong phuy, can… và hóa chất dạng khí chứa trong các bình chịu áp lực phải được xếp đúng qui định;
- Các lô hàng không được xếp sát trần kho và không cao quá 2m;
- Lối đi chính trong kho rộng tối thiểu 1,5m;
- Không được xếp các lô hàng nặng qua tải trọng của nền kho;
- Không được để các bao bì đã dùng, các vật liệu dễ cháy ở trong kho;
- Thường xuyên kiểm tra các lô hàng, thông gió, thoát ẩm, lớp hóa chất cuối cùng không bị đè hỏng.
2. Cách phân biệt lông vũ nhân tạo và lông vũ tự nhiên trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Có hai loại chất liệu lông vũ trên thị trường hiện nay, đó là lông vũ tự nhiên và lông vũ nhân tạo.
- Loại lông vũ tự nhiên thường có giá thành rất cao và số lượng rất hạn chế bởi được làm 100% từ lông gia cầm. Lông vũ tự nhiên rất dễ thấm nước và không thể giặt bằng nước. Đặc biệt, khi đốt cháy sẽ có mùi khét đặc trưng giống mùi tóc bị cháy.
Lông vũ nhân tạo được tổng hợp từ những chất hóa học. Giá thành của lông vũ nhân tạo thấp hơn rất nhiều loại lông tự nhiên do chúng được sản xuất đại trà hơn. Lông vũ nhân tạo khi bị đốt cháy sẽ kết dính lại với nhau như nhựa dẻo, chúng có khả năng thấm nước và có thể giặt bằng nước.
3. Sản xuất sạch hơn ngành công nghiệp da, lông vũ trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
4. Quy trình sản xuất bột lông vũ thủy phân trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Quy trình sản xuất bột lông vũ thủy phân
- Lông gà hay lông gia cầm nói chung sẽ không thể được sử dụng như là một nguồn protein nếu không qua quá trình thủy phân để phá hủy các cầu nối disulfite thành phần tạo ra cấu trúc đặc trưng duy nhất ở sợi lông vũ.
- Có nhiều cách chuyển hoá các vật liệu dạng sừng thành các loại keratin thuỷ phân có thể thu protein. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là thuỷ nhiệt, nhiệt hoá học và tách sinh học. Quá trình tách sinh học là quá trình sử dụng các vi sinh vật tiêu sừng (keratolytic microorganism) hoặc sử dụng các enzyme được sản sinh ra từ các sinh vật đó. Vi khuẩn sinh enzyme keratinase chủ yếu có nguồn gốc từ các vi khuẩn như Bacillus, Chryseobacterium và Pseudomonas, trong đó chủng Bacillus licheniformis đã được thí nghiệm nhiều và cho kết quả tốt. Sử dụng vi khuẩn và enzyme để thủy phân lông gia cầm có ưu điểm thân thiện với môi trường, sản phẩm thu được là keratin thuỷ phân có chất lượng cao, dễ tiêu hoá và có tính sinh khả dụng cao, giữ lại được tối đa các axit amin quan trọng. Tuy nhiên, chi phí cho quá trình xử lý sinh học quá cao do thời gian hoạt động của vi khuẩn dài và do giá thành của enzyme cũng rất đắt.
- Phần lớn các quy trình thuỷ phân keratin công nghiệp sử dụng phương pháp thuỷ nhiệt. Phương pháp chế biến hiện đại nấu lông vũ dưới áp suất cao và dùng hơi nước trực tiếp thủy phân phần lớn protein, phá hủy các cầu nối disulfite. Bột lông vũ sau thủy phân là một sản phẩm cho tính ngon miệng cao và dễ tiêu hóa đối với tất cả các loại gia súc, gia cầm. Một đặc điểm rất riêng của bột lông vũ là bột này có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Bột lông vũ thủy phân phải có ít nhất 70% protein được tiêu hóa khi phân tích khả năng tiêu hóa bằng men pepsin.
- Lông gia cầm được thu gom từ chợ hoặc các lò giết mổ, sau đó được đưa vào quá trình chế biến phân tích thành phần axit amin trong lông chế biến so với lông thô (chưa qua chế biến), các axit amin của lông sau thủy phân tương đối ổn định, chỉ có cystine bị mất mát đáng kể sau khi xử lý bằng hơi nước và áp lực. Lông thô chứa khoảng 8,8% chất đạm là thành phần cystine, quá trình chế biến lông vũ đã giảm hàm lượng cystine còn khoảng 3,6%, trong khi các axit amin khác rất ít bị ảnh hưởng. Tùy vào nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất, bột lông vũ thủy phân có màu vàng đến nâu thẫm. Giai đoạn thủy phân là khâu quan trọng quyết định chất lượng bột lông vũ thủy phân. Nhiệt độ lò, áp suất và thời gian là các yếu tố có thể gây ảnh hưởng. Lông vũ phải được xử lý bằng áp suất cao để phá vỡ các cầu nối bền vững trong cấu trúc keratin. Sử dụng kiềm để xúc tác trong quá trình thủy phân có thể ảnh hưởng đến chất lượng axit amin. Nhiệt độ sử dụng thường từ 115 đến 145oC hoặc cao hơn. Quá trình sau đó là BLV được ép loại nước rồi được sấy khô bằng hơi nước ở 150oC trong khoảng 90 – 120 phút sau đó được nghiền nhỏ, qua sàng để loại bỏ tạp chất rồi đóng bao lưu trữ. Tuy nhiên, tùy vào nguyên liệu mỗi vùng và quy trình riêng của mỗi nhà máy mà thành phần dinh dưỡng có thể dao động khác nhau theo mức công bố của nhà sản xuất.
- Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bột lông vũ thủy phân sử dụng trong chăn nuôi.
- Giá trị thức ăn của BLV không chỉ nằm ở hàm lượng protein cao, mà còn nằm ở mức năng lượng của nó. Đối với các nhà dinh dưỡng, mối quan hệ giữa năng lượng và chất dinh dưỡng là rất quan trọng, nếu mức năng lượng của BLV không được đánh giá đúng thì việc đưa vào chế độ ăn uống sẽ dẫn đến tỷ lệ năng lượng/protein lớn hơn và có thể góp phần tích tụ chất béo dư thừa trong cơ thể. Năng lượng của nguyên liệu nói chung và BLV nói riêng phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng, đặc biệt hàm lượng chất béo.
- Bột lông vũ có thể sử dụng hiệu quả trong chăn nuôi nếu có xem xét đến cân bằng các axit amin. Khi không tính đến yếu tố này, các nghiên cứu cho thấy sử dụng BLV ở tỷ lệ cao thường gây ảnh hưởng xấu đến năng suất vật nuôi. Với cách thay thế này, mặc dù có sự cân bằng về thành phần protein (trung bình giữa bắp và BLV), nhưng các thành phần dưỡng chất khác chẳng hạn như axit amin sẽ không cân đối, như tổng số lysine của bắp và BLV cộng lại không bằng hàm lượng lysine có trong BLV cho nên tỷ lệ thay thế ở mức càng cao (4,5%) thì sự mất cân đối về axit amin càng nhiều và dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.
- Mặc dù bột lông vũ đã được sản xuất và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi như nguồn cung protein giá rẻ từ nguồn phế phẩm của các lò mổ gia cầm, giúp giảm thiêu ô nhiễm môi trường từ nhiều năm, nhưng các nghiên cứu còn chưa nhiều và chỉ mới dừng lại ở bước đầu. Việc nghiên cứu để tìm ra tỷ lệ sử dụng thích hợp cho từng loại vật nuôi là rất cần thiết khi sử dụng nguồn nguyên liệu này. Do vậy không chỉ cần quan tâm tới hàm lượng protein mà cần cả các yếu tố khác như độ béo, mức năng lượng, sự cân bằng các axit amin trong nguyên liệu bột lông vũ để đảm bảo các chỉ tiêu chăn nuôi như tốc độ, chất lượng của tăng trưởng có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi.
5. Những hoạt động sản xuất sản phẩm từ da, lông vũ trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Trang phục lông vũ và phụ trang,
- Các phụ kiện làm từ da, lông vũ như tấm, miếng lót, mảnh dải…
- Các sản phẩm phụ khác từ da, lông vũ như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.
II. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CÔNG VIỆC NHUỘM
1. Nhà xưởng, khu vực nhuộm
Quy hoạch hợp lý tổng mặt bằng của dự án trên cơ sở xem xét đến các vấn đề môi trường có liên quan như:
- Lựa chọn hướng hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất các điều kiện thông gió tự nhiên góp phần cải thiện môi trường lao động bên trong nhà máy.
- Xác định kích thước các vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa các hạng mục công trình trong nhà máy cũng như giữa nhà máy và các khu dân cư để đảm bảo sự thông thoáng giữa các công trình, hạn chế lan truyền ô nhiễm, đảm bảo phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu những ảnh hưởng trực tiếp do chất thải đối với con người và các công trình xung quanh.
- Bố trí hợp lý các công đoạn sản xuất, các khu phụ trợ, khu kho bãi, khu hành chính và có dải xây xanh ngăn cách, có tỷ lệ diện tích cây xanh trên tổng diện tích đất sử dụng của dự án hợp lý (có thể lên tới 20 – 25%).
- Các hệ thống thải khí, ống khói của nhà máy cần bố trí ở các khu vực thuận lợi cho việc giám sát và xử lý. Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường – 2009
- Khu vực bố trí trạm điện, khu xử lý nước thải tập trung, xử lý rác thải cần được đặt ở phía cuối hướng gió chủ đạo.
- Cách ly cụm lò hơi với khu vực sản xuất để tránh sự lan truyền nhiệt đối lưu và đảm bảo an toàn lao động trong phân xưởng sản xuất. – Bố trí quạt mát và thông gió cho những nơi phát sinh nhiệt và nơi công nhân làm việc tập trung.
- Bố trí các chụp hút trên mái và quạt ở những nơi cần thiết để nhiệt, hơi ẩm, khí độc, bụi, bị hút ra khỏi khu vực sản xuất.
- Các phương tiện tham gia xây dựng đạt được tiêu chuẩn về mức độ gây ồn theo tiêu chuẩn Việt Nam 5949:1998. Các phương tiện vận tải, máy móc thi công phải có giấy phép lưu hành của Cục Kiểm định.
- Các đoạn tuyến gần khu dân cư chỉ được phép hoạt động trong thời gian quy định tránh thời gian cần yên tĩnh như buổi trưa hay ban đêm.
- Quy định các phương tiện vận tải và các máy công cụ có độ ồn cao như: máy đóng cọc, máy đào, máy xúc…không được hoạt động vào giờ nghỉ và cùng một thời điểm.
- Các phương tiện và máy thi công định kỳ bảo dưỡng, thường xuyên bôi trơn dầu mỡ.
- Hạn chế bóp còi và giảm tốc độ xe khi đi qua các khu vực dân cư tập trung và trong công trường xây dựng.
- Lắp đặt và bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên các thiết bị giảm ồn hoặc xây dựng các bức cách âm vòng quanh khu vực có thể gây ra mức ồn cao (máy điện, máy nên khí, máy xúc, máy ủi, xe lu, trạm trộn bê tông lưu động…).
- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, tránh đường vận chuyển đi ngang qua khu vực dân cư, cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm (22 đến 6 h sáng), giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư. Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường – 2009.
- Giảm tối đa tiếng ồn tại nguồn gây ô nhiễm: bằng cách thiết kế các bộ phận giảm âm, trang thiết bị tránh ồn, bảo hộ cá nhân cho công nhân làm việc tại những bộ phận gây ồn như mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo.
2. Công nghệ dệt nhuộm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
Thuốc nhuộm là tên chung của hợp chất hữu cơ có màu, rất đa dạng về màu sắc chủng loại, chúng có khả năng nhuộm màu bằng cách bắt màu hay gắn màu trực tiếp lên vải. Tùy theo cấu tạo, tính chất và phạm vi của chúng người ta phân chia thành nhiều loại khác nhau.
- Thuốc nhuộm được sử dụng:
- Thuốc nhuộm trực tiếp: còn gọi là thuốc nhuộm bắt màu, là những hợp chất màu hòa tan trong nước, có khả năng bắt màu vào xenllulose nhờ các lực hấp thụ trong môi trường trung tính hoặc kiềm. Nhiệt độ nhuộm tối ưu từ 75oC đến 95oC trong thời gian 60 – 90 phút.
- Thuốc nhuộm axit: hòa tan trong nước, bắt màu vào xơ môi trường axit thường dùng để nhuộm len, tơ tằm. Các ion mang màu nhuộm tích điện âm sẽ gắn vào tích điện dương của xơ bằng lực liên kết ion hay liên kết muối.
- Thuốc nhuộm hoạt tính: là những hợp chất màu mà trong phân tử chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện mối liên kết hóa trị với xơ. Trị số pH để gắn màu 10 –
- Thuốc nhuộm bazơ: là những hợp chất màu có cấu tạo khác nhau, hầu hết các muối clorua, oxalat hoặc các muối của bazơ hữu cơ. Thuốc nhuộm bazơ tan trong nước ô nhiễm, khi hòa tan chúng phân ly thành cation mang màu và anion không mang màu. Như vậy theo tính chất diện hóa thì thuốc nhuộm bazơ đối cực với thuốc nhuộm
- Thuốc nhuộm hoàn nguyên: là những hợp chất hữu cơ không hòa tan tong nước, có dạng R = C = O. Khi bị khử sẽ tan trong kiềm và hấp thụ mạnh vào xơ, loại thuốc nhuộm này cũng dễ bị thủy phân và oxy hóa về dạng không tan ban đầu. Nhờ đặc điểm này nên nó có tên goị là hoàn nguyên. Thuốc nhuộm hòan nguyên được dùng để nhuộm xơ xenllulose hoặc thành phần xenllulose trong vải pha. Chùng không được dùng để nhuộm len và tơ tằm vì quá trình nhuộm được tiến hành trong môi trường kiềm ở pH cao những loại xơ này sẽ bị phá hủy. Khi thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, việc chuẩn bị dung dịch nhuộm rất phức tạp nên người ta đã sản xuất ra laọi thuốc nhuộm hoàn nguyên tan. Quá trình nhuộm thuốc hoàn nguyên tan được thực hiện trong môi trường trung tính, hiện màu trong môi trường có mặt chất oxy hóa nên thường dùng để nhuộm lên tơ tằm.
- Thuốc nhuộm phân tán: là những hợp chất màu không tan trong nước, thường nhuộm cho lọai tổng hợp ghét nước.
- Thuốc nhuộm lưu hùynh: là những hợp chất không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm của Na2S giống như thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm lưu huỳnh có ái lực với xơ xenllulose, đồng thời dễ bị thủy phân và oxy hóa về dạng không tan ban đầu. Sau khi nhuộm, thuốc nằm trên vải ở dạng không tan có độ mềm cao.
- Thuốc nhuộm Pigmen: là tên một số thuốc nhuộm hữu cơ không hòa tan trong nước và một số chất vô cơ có màu như các oxit và muối kim loại. Pigmen thường để nhuộm in Do không có ái lực với xơ nên phải dùng màng cao phân tử để gắn vào vải.
- Chất tăng trắng quang học: là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu hoặc có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi chúng có khả năng hấp thụ một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phần xạ tia và tia tím. Những tia này bổ trợ cho tia vàng còn lại trên vải để thành tia trắng. Vì vậy sau khi xử lý, vải có độ trắng rất cao và có ánh sáng hùynh quang xanh biếc.
- Phạm vi sử dụng thuốc nhuộm:
- Các loại thuốc nhuộm thích hợp cho từng loại vải. Để nhuộm các loại vật liệu ưa nước, người ta dùng thuốc nhuộm hòa tan trong nước, chúng khuếch tán và gắn màng vào xơ sợi nhờ các lực liên kết hóa lý (thuốc nhuộm trực tiếp), liên kết ion (thuốc nhuộm bazơ, axit), liên kết đồng hóa trị (thuốc nhuộm họt tính ). Để nhuộm các loại vật liệu ghét nước (xơ tổng hợp) người ta dùng thuốc nhuộm không tan (thuốc nhuộm phân tán).
- Nhuộm sợi cotton: thường dùng thuốc hoạt tính, thuốc trực tiếp, thuốc hoàn nguyên tan hoặc không tan, …
- Nhuộm sợi PE: thường dùng thuốc nhuộm phân tán.
- Nhuộm vải pha: có thể chia làm 2 lần, mỗi lần một thành phần, hoặc nhuộm một lần chung cho cả 2 thành phần:
- Nhuộm lần 1: thuốc phân tán
- Nhuộm lần 2: thuốc hoạt tính
- Nhuộm 1 bể: thuốc phân tán và thuốc trực tiếp.
- Các loại thuốc nhuộm thích hợp cho từng loại vải. Để nhuộm các loại vật liệu ưa nước, người ta dùng thuốc nhuộm hòa tan trong nước, chúng khuếch tán và gắn màng vào xơ sợi nhờ các lực liên kết hóa lý (thuốc nhuộm trực tiếp), liên kết ion (thuốc nhuộm bazơ, axit), liên kết đồng hóa trị (thuốc nhuộm họt tính ). Để nhuộm các loại vật liệu ghét nước (xơ tổng hợp) người ta dùng thuốc nhuộm không tan (thuốc nhuộm phân tán).
- Công nghệ in hoa và sau khi in:
- Công nghệ in hoa thường dùng ba loại thuốc nhuộm chủ yếu là hoạt tính, pigmen, phân tán. Sau khi in, vải được cao ôn để cầm màu:
- Thuốc hoạt tính 150oC công nghiệp trong 5 phút.
- Thuốc pigmen 140 – 150oC trong 3 phút.
- Thuốc phân tán 215oC trong 1 phút.
- Để loại bỏ tạp chất hay thuốc in trên vải, ta tiến hành giặt tương ứng với các loại thuốc như sau;
- Thuốc hoạt tính giặt 4 lần
- Thuốc pigmen giặt 2 lần
- Thuốc phân tán giặt 2 lần
- Công nghệ in hoa thường dùng ba loại thuốc nhuộm chủ yếu là hoạt tính, pigmen, phân tán. Sau khi in, vải được cao ôn để cầm màu:
- Công nghệ hoàn tất:
- Ngoài công nghệ xử lý cơ học, người ta xử lý hóa học với các đơn công nghệ hồ điển hình.
- Mặt hàng in bông 100% cotton
- Finish KVS 40 g/l: chống nhàu và nhăn vải
- Ceramine HCL 10 g/l: làm mềm vải
- Slovpon N 0,1 g/l: tăng khả năng thấm hoá chất
- Mặt hàng in bông PE/Co
- Polysol S5 1 g/l: chống nhàu và nhăn
- Repellam 77 10 g/l: làm mềm vải, sợi PE
- Slovapon NN 5 g/l: làm mềm vải, sợi Co
- Slovapon N 0,1 g/l
- Mặt hàng nhộm 100% cotton
- Finish PU 20 g/l
- Ctalyst PU 1 g/l: chất xúc tác, giúp finish PU đóng rắn
- Mặt hàng nhuộm PE/Co
- Hồ mềm: giống in bông PE/Co
- Repellan HYN 40 g/l: chất béo để tạo savon, làm mềm vải
- Al2(SO4)3 2 g/l: thuốc làm tác nhân savon hóa
- Mặt hàng in bông có diện tích an màu nhỏ cần tăng độ trắng:
- Leucophor BFB 2 g/l: chất hoạt quang
- Cibacron B Blue 0,02 g/l: màu hoạt tính
- Ngoài công nghệ xử lý cơ học, người ta xử lý hóa học với các đơn công nghệ hồ điển hình.
3. Phương pháp xử lý nước thải nhuộm trong tài liệu an toàn ngành da lông vũ tơ tằm
- Các tiêu chuẩn kiểm soát nước thải ô nhiễm
- Các chỉ tiêu sinh thái
- Mức độ ô nhiễm của nước thải “dệt nhuộm” được đánh giá bằng các thông số hay chỉ tiêu sinh thái.
- Các chỉ tiêu sinh thái tổng quát được lựa chọn để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải dệt nhuộm trước hết là: “nhu cầu oxi hoá học” (chemical oxygen demand) viết tắt là COD và “nhu cầu oxi sinh hoá” (biochemical oxygen demand) viết tắt là BOD. Hai đại lượng này là “thước đo” tổng các chất có thể oxi hoá trong nước thải nhuộm, vì vậy là hai chỉ tiêu đặc trưng nhất để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm.
- Nhu cầu sinh hóa (BOD – Bichemical Oxygen Demand) là hàm lượng oxy do vi sinh vật sử dụng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời Trị số BOD được thể hiện bằng (g) hoặc (mg) theo đơn vị thể tích. BOD phản ánh được lượng chất hữu cơ bị phân hủy có trong mẫu nước.
BOD(mg/l) | Chất lượng nước |
1-2 | Rất tốt |
3-5 | Trung bình |
6-9 | Khá ô nhiễm |
>10 | Rất ô nhiễm |
-
- Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oygen Demand) là số (mg) oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ có trong 1 lít nước. Trị số COD thể hiện bằng (g) hoặc (mg) O2 theo đơn vị thể tích. Hiện nay, người ta thường dùng tác nhân oxy hóa mạnh như kalidicromat (KCr2O7) để xác định nhu cầu oxy hóa học vì chất này có thể oxi hóa đến 90% chất hữu cơ.
- Nhóm các chỉ tiêu khác cũng không kém phần quan trọng
- Các thông số sinh thái bổ sung
- Hàm lượng kim loại nặng: kim loại từ các nguồn thuốc nhuộm, hoá chất công nghệ, chất trợ bao gồm Cu, niken (Ni), chì (Pb), crôm (Cr), coban (Co), kẽm (Zn), thuỷ ngân (Hg) có trong nước thải dệt nhuộm. Do đó hàm lượng các kim loại nặng phải là một thông số sinh thái bổ sung cần phân tích xác định. Ngoài ra kim loại vào nước thải từ đường ống dẫn và cả từ nước cấp nữa.
- Halogen hữu cơ, viết tắt là AOX (Adsorbable Organic Halogen). AOX trong nước thải dệt nhuộm có nguồn gốc từ một số chất trợ, từ thuốc nhuộm, từ việc sử dụng clo tẩy trắng.
- Màu nước thải nhuộm, đôi khi rất đậm. Nó cản trở bức xạ mặt trời đi vào nước, ảnh hưởng bất lợi đến khả năng của các vi sinh phân giải các hợp chất hữu cơ và gây ấn tượng thẩm mỹ xấu. Mặc dù không được đưa vào tiêu chuẩn nước thải công nghiệp ở nước ta, nhưng để đánh giá ô nhiễm nước thải dệt nhuộm cần đưa vào chỉ tiêu màu sắc vào nhóm các thông số sinh thái bổ
- Một nhóm các thông số quan trọng khác đặc trưng cho nước thải dệt nhuộm là các chỉ tiêu độc hại sinh thái (ecotoxicological data) hay độ độc với các loài thuỷ sinh (aquatic toxicities). Nó đánh giá tác hại của nước thải lên các loài động vật và thực vật sống trong nước.
- Độ độc thuỷ sinh thường thông qua 4 thông số dưới đây:
- Độ độc với vi sinh IC10- là nồng độ ức chế 10% (inhibition concentration-10%).
- Độ độc với cá LC50- là nồng độ làm chết 50% (lethal concentration-50% mortality).
- Daphania và tảo EC50 (effec concentration- 50% effect).
- Độ độc với vi sinh (bacterial toxicity) và độ độc với cá có thể là hai chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ độc hại của nước thải dệt nhuộm.
- Trên thế giới, ở các nước công nghiệp tiên tiến (Đức, Áo, thụy sĩ….) đều có tiêu chuẩn nước thải ‘dệt nhuộm’ vì tính đặc thù của ngành công nghiệp này. Ở Việt Nam chúng ta ngành dệt may đang phát triển mạnh mẽ hiện nay cần phải xây dựng và ban hành ngay các tiêu chuẩn nước thải dệt nhuộm với các thông số đặc trưng như đã nêu ở trên.
- Các thông số sinh thái bổ sung
- Hệ thống các phương pháp xử lý nước thải
- Các phương pháp xử lý
- Quá trình xử lý hóa học nhằm điều chỉnh, trung hòa độ pH của nước thải, dùng keo tụ, tạo bông để loại bỏ các loại thuốc nhuộm khó phân hủy sinh học sau khi xử lý sinh học.
- Quá trình xử lý sinh học diễn ra nhờ sự phân hủy hiếu khí của bùn hoạt tính lơ lửng để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
- Các phương pháp xử lý
- Dây chuyền xử lý nước thải:
- Nước thải đầu vào -> ” SCR thô ->” Hầm bơm ->” SCR tinh ->” bể điều hòa->” Bể trộn + bể phản ứng -> ” Bể lắng 1 -> ” Bể lọc sinh học ->” Bể khử trùng ->”Nước thải đầu ra.
- Phương pháp hoá lý, mà thực chất là phương pháp keo bằng phèn nhôm dùng xử lý nước thải nhuộm ở các xí nghiệp liên doanh Donatex, cty Dệt may 7 và cty
- Các hệ thống XLNT đều do trung tâm công nghệ môi trường (ECO) thuộc cty Tecapro (TP Hồ Chí Minh) thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ .
-
- Hệ thống XLNT đều do trung tâm công nghệ môi trường (ECO) thuộc cty Tecapro (TP Hồ Chí Minh).
- Những kết quả XLNT của phương pháp này đạt được :
- Giảm đáng kể hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (SS), chỉ tiêu COD giảm khoảng 40-50% và tương tự như vậy đối với
- Giảm được màu nước thải.
- Tuy nhiên nước thải ngày càng có mức độ ô nhiễm cao nếu xử lý keo tụ bằng phèn nhôm thì hoàn toàn không thể đạt được tiêu chuẩn loại B.
- Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý kết hợp với vi sinh tại công ty dệt Choongnam Vietnam Textile CoLtd (Nhơn Trạch, Đồng Nai).
- Nước thải xử lý trước
-
- Đặc trưng nước thải là kiềm tính cao (pH từ 10-12), COD thực tế đến 1700mg/l, và nước thải có màu rất đậm.
- Sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý kết hợp với vi sinh tại công ty dệt Choongnam Vietnam Textile CoLtd (Nhơn Trạch, Đồng Nai).
- Kết quả thu được nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn ở mức cho phép của nước thải loại B và màu nước chỉ còn nhờn nhợt. Đây là phương pháp có công suất lương đối lớn và hoạt động có hiệu quả.
- Quy trình phức hợp gồm nhiều công đoạn : xử lý trước, xử lý hoá lý, xử lý vi sinh hiếu khí, lọc than hoạt tính của công ty dệt Việt Thắng
-
- Xử lý trước đầu tiên nước thải được tập hợp vào bơm trung tâm, sau đó được dẫn qua các thiết bị lọc, bể điều hoà. Tại đây nước thải được khuấy trộn để tạo ra hổn hợp đồng thể, nước thải có tính kiềm cao nên được trung hoà bằng axit H2SO4 để giữ pH ở giới hạn cho phép.
- Xử lý hoá lý : sau sàng lọc, điều hoà, trung hoà điều chỉnh pH, nước thải được bơm vào thiết bị keo tụ để sử lý đông tụ – keo tụ. Ngòai ra còn để khử màu thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải.
- Sau đó nước thải được đi đến thiết bị tuyển nổi. Những bông cặn lớn đã tạo thành được loại bỏ bằng công nghệ tuyển nổi không khí hoà tan, có nguyên lý như sau : hàng tỷ bọt khí được phun vào nước và chúng sẽ gắn chặt vào các đám bông keo tụ. Tất cả những bông bùn keo tụ có bọt khí gắn kết đó sẽ nhanh chóng nổi lên mặt nước và được vớt đi bằng thiết bị nạo quét.
- Sau xử lý keo tụ và tuyển nổi giảm mạnh chỉ tiêu SS (khoảng 70%), 30- 40%COD và một lượng tương ứng BOD cùng một phần màu sắc.
- Xử lý sinh học : tại đây nước thải được xử lý bằng bùn hoạt tính để phân giải các chất có thể phân giải bằng vi sinh trong nước thải. Các thiết bị thanh lọc tách bùn ra khỏi nước sạch đã xử lý. Nước sạch đã được xử lý thải ra ngoài, còn bùn dư cho quay lại hệ thống xử lý nước thải.
- Ưu điểm và nhược điểm của các hệ thống xử lý nước thải nói trên
- Ưu điểm : là quá trình xử lý nước thải liên hoàn đảm bảo kết quả ổn định, vững chắc.
- Nhược điểm :
- Đầu tư lớn, chiếm diện tích không nhỏ.
- Giá thành vận hành tương đối cao nếu vận hành đầy đủ toàn bộ hệ thống bao gồm cả lọc than hoạt tính và khử màu triệt để bằng chất ‘keo tụ đặc biệt’ Colfloc RD (Ciba).
- Sản sinh một lượng bùn lớn.
- Ở các hệ thống XLNT trước, trung hoà nước thải kiềm tính lớn có nhiều thuốc nhuộm hoạt tính bằng H2SO4 là một nhược điểm đáng kể, có thể dẫn đến hậu quả xấu sau này.