Tài liệu huấn luyện an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Tài liệu huấn luyện an toàn nghành sản xuất thịt tươi

TẢI VỀ BỘ TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG (6 NHÓM, HƠN 300 NGÀNH NGHỀ)

Tài liệu của khóa huấn luyện an toàn lao động nghành sản xuất thịt tươi giúp người lao động trang bị kiến thức an toàn và phòng ngừa các mối nguy khi chế biến thịt tươi

Danh Mục Nội Dung

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tình hình chăn nuôi ở Việt Nam phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật (súc vật nuôi) và tình hình thị trường liên quan tại Việt Nam. Chăn nuôi Việt Nam có lịch sử từ lâu đời và đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như đời sống từ bao năm qua. Hiện nay, theo xu thế của một nền kinh tế đang chuyển đổi, chăn nuôi Việt Nam cũng có những bước đi mới và đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, công tác an toàn, vệ sinh lao động trong ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay vẫn chưa được chú trọng và thực hiện một cách bài bản dẫn đến nhiều rủi ro xảy ra. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019 là một năm gặp nhiều biến cố đối với ngành chăn nuôi nói chung và đặc biệt là chăn nuôi lợn, do chịu thiệt hại nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi, sản lượng thịt lợn giảm sâu dẫn đến tổng sản lượng thịt hơi các loại giảm gần 4% so với năm 2018. Tỷ trọng sản lượng các loại thịt hơi có sự thay đổi đáng kể so với năm 2018 khi có dịch, năm 2019 tỷ trọng sản lượng thịt lợn và thịt gia cầm chiếm tương ứng là 65,6% và 25,5% trong tổng sản lượng thịt hơi các loại. Đàn gia cầm phát triển tốt, sản lượng đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15%; sản lượng thịt bò ước đạt 0,35 triệu tấn, tăng 4,4%; sản lượng sữa tươi đạt 1,03 triệu tấn, tăng 10% (trong đó thể hiện rõ xu hướng chuyển đổi cơ cấu về chất; Tỷ lệ bò lai tăng lên 64,7%, đàn bo sữa tăng lên 367 ngàn con); sản lượng trứng ước đạt 13,0 tỷ quả, tăng 12%; với năm 2018.

Theo thông tin từ Cục Thú y đến ngày 19/12/2019:

  • Dịch cúm gia cầm: cả nước có 01 ổ dịch CGC A/H5N6 tại tỉnh Tuyên Quang và 01 ổ dịch CGC A/H5N1 tỉnh Vĩnh Long chưa qua 21 ngày.
  • Dịch lở mồm long móng: Hiện nay, cả nước có 86 ổ dịch LMLM tại 86 xã thuộc 32 huyện của 12 tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Quảng Ninh, Cao Bằng, Sơn La và Bến Tre chưa qua 21 ngày; tổng số trâu, bò mắc bệnh là 2.035
  • Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP): Lũy kế từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 19/12/2019, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 8.527 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 5.957.857 con với tổng trọng lượng là 340.823 tấn; trong đó:
    • Có 2.445 xã thuộc 472 huyện của 61 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 1.774.538 con chưa qua 30 ngày.
    • Có 6.082 xã thuộc 412 huyện của 56 tỉnh, thành phố với tổng số tiêu hủy là 4.183.319 con đã qua 30 ngày. Hiện tại, tỉnh Hưng Yên (đã hết dịch) và tỉnh Hải Dương đã có 100% số xã đã qua 30 ngày; 22 tỉnh, thành phố có trên 85% số xã đã qua 30 ngày gồm: Lạng Sơn, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hải Phòng, An Giang, Tp. Cần Thơ, Gia Lai, Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương, Hậu Giang, Tây Ninh, Tp. Hà Nội, Long An, Bắc Kạn, Sơn La và Điện Biên.
    • Có 599 xã thuộc 249 huyện của 47 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó phát sinh bệnh trở lại.

Nhằm mang lại an toàn trong quá trình chăn nuôi, sản xuất thịt tươi và tiêu hủy vật nuôi ngành chăn nuôi. Công Ty TNHH Huấn luyện an toàn và quan trắc môi trường Nam Việt trân trọng giới thiệu tài liệu An toàn chăn nuôi, sản xuất thịt tươi, tiêu hủy động vật do nhóm tác giả thực hiện.

Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi có những sai sót, kính mong được góp ý bổ sung để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn


CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, SẢN XUẤT THỊT TƯƠI, TIÊU HỦY ĐỘNG VẬT

1. Thuận lợi trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Việt Nam là một nước nông nghiệp, nền kinh tế đang trên đà phát triển. Do đó, ngoài trồng trọt thì chăn nuôi vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mặt khác với lãnh thổ có ¾ diện tích là đồi núi nên nguồn thực ăn tự nhiên phong phú. Các cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt như: hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp,…
  • Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
  • Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi…
  • Thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn, nhu cầu đa dạng, tạo điều kiện cho việc cung cầu tại chỗ.
  • Chính sách mở cửa thị trường được quan tâm đẩy mạnh, kể cả thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, do đó có điều kiện để học tập các nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm hay các loại thú.

Tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

2. Khó khăn trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Trình độ, quản lý, khoa học kỹ thuật của những người sản xuất kinh doanh chăn nuôi nói chung còn thấp (trừ một cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, doanh nghiệp nhà nước) nên sản xuất kinh doanh thường theo phong trào, chưa khoa học, dự báo mọi mặt chưa chuẩn xác do đó nhiều cơ sở hiệu quả thấp.
  • Sản xuất chăn nuôi gia cầm qui mô nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa được sản xuất thịt tươi chế biến tập trung, giá thành cao hiệu quả kinh tế thấp, nên khó cạnh tranh.
  • Chưa hình thành hệ thống giống động vật đặc biệt là các loại gia súc, gia cầm theo hình tháp cho nên chưa chủ động cung ứng giống tốt cho các cơ sở chăn nuôi. Nhiều giống động vật ngoại nhập nội, nhưng mới chỉ cấp giống ông bà và bố mẹ, nên phải nhập tiếp chưa chủ động được giống tốt trong quá trình sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
  • Thức ăn chăn nuôi giá thành cao do nguyên liệu phải nhập như ngô, đỗ tương, bột cá, Premix, các chất bổ sung khác.
  • Cơ sở sản xuất thịt tươi gia cầm tập trung còn ít, nhiều cơ sở chưa chủ động được nguyên liệu hầu hết sản xuất thịt tươi phân tán, tự
  • Phòng chống dịch bệnh khó khăn, nhiều vùng xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ, các nạn dịch cúm tái phát liên tục là mối hoạ lớn đối với ngành chăn nuôi.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều tồn tại, chưa kiểm soát được hết, kiểm dịch sản phẩm khó khăn nhất là các chợ gia cầm sống.
  • Các cơ sở sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y chưa quan tâm đúng mức, chưa xác định được đây là mối quan hệ hiện có rất quan trọng (cùng tồn tại và phát triển và ngược lại).

3. Các văn bản pháp luật liên quan

  • Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2020;
  • Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT – Thông tư quy định về kiểm soát sản xuất thịt tươi và kiểm tra vệ sinh thú ý;
  • Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
  • Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2020 hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi.
  • Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm soát sản xuất thịt tươi và kiểm tra vệ sinh thú
  • QCVN 01 – 99:2012/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.

CHƯƠNG 2: CÁC NGUY CƠ GÂY MẤT AN TOÀN

I. NGUY CƠ GÂY MẤT AN TOÀN TRONG CHĂN NUÔI

1. Dịch và lây lan dịch trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Trong quá trình chăn nuôi nếu các biện pháp kỹ thuật không được chú trọng thì dịch và nguy cơ lây lan dịch luôn là mối nguy có thể xảy ra cho chủ cơ sở chăn nuôi gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước xảy ra 66 ổ dịch do virus cúm H5N1 và H5N6 tại 23 tỉnh, thành phố; số gia cầm phải tiêu hủy là gần
  • con, chiếm 0,39% tổng đàn gia cầm của cả nước (gần 500 triệu con).
  • Năm 2020, cả nước có 1.008 ổ dịch tả lợn châu Phi; trong đó 531 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019, 27 ổ dịch phát sinh mới, 450 ổ dịch tái phát tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 43.150 con (tương đương khoảng 2.157 tấn). Hiện nay, cả nước có 199 xã thuộc 72 huyện của 19 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày. Cả nước đã có 98% số xã đã công bố hết dịch, bảo đảm các điều kiện cho chăn nuôi lợn tái đàn, tăng đàn lợn.
  • Với dịch lở mồm long móng, năm 2020, cả nước xảy ra 138 ổ dịch type O tại 18 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 5.114 con. Số gia súc chết và tiêu hủy là 122 con, giảm gần 3 lần so với năm
  • Các ổ dịch chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng. Nguy cơ dịch lở mồm long móng tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt đối với đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin

Tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Do đó cần đề phòng các loại dịch bệnh trong chăn nuôi, đặc biệt tại những nơi chưa xảy ra ổ dịch nào cần chủ động phòng, chống dịch bệnh với phương châm “phòng dịch như chống dịch” và bảo đảm sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững. Tăng cường chỉ đạo, giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi nhằm phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật quyết liệt, đồng bộ, dập tắt ngay ổ dịch bệnh khi còn ở diện hẹp, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng và dịch chồng dịch.
  • Ngoài ra, cần chủ động cung ứng kịp thời các loại vắc xin, hóa chất khử trùng tiêu độc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát sản xuất thịt tươi kiểm tra vệ sinh thú y, nhất là đối với các lô hàng thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn hiện

2. Ô nhiễm môi trường trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Việc phát triển chăn nuôi đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều địa phương. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ – khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn,…), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí. Mặt khác, do chủ các trang trại không thực hiện đúng cam kết nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, nhất là công trình xử lý nước thải; đơn vị quản lý buông lỏng giám sát quá trình xây dựng, vận hành các cơ sở chăn nuôi đã để lại nhiều hệ lụy cho môi trường.

  • Nguồn kim loại nặng gây ra ô nhiễm môi trường
    • Kim loại nặng gây ra ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn như: Chất thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi, phân bón, các chất hóa nông,, Trong đó, việc cho thêm kẽm vào thức ăn chăn nuôi công nghiệp của vật nuôi nhằm phòng bệnh và tăng khả năng tiêu hóa cũng được xem là yếu tố gây nên sự ô nhiễm kim loại nặng cho môi trường cần được quan tâm. Theo ông Huỳnh Thanh Hùng (Khoa Nông học – ĐH Nông Lâm TP. HCM): Phần lớn người trồng rau đều sử dụng phân chuồng (lợn, gà), trong khi các vật nuôi này được nuôi bằng thức ăn tổng hợp. Thức ăn dạng này có nhiều khoáng đa lượng, vi lượng. Hàm lượng kim loại nặng trong phân của vật nuôi sẽ xâm nhập vào đất trồng rau và tồn lưu trong các nông sản, đặc biệt là đối với các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách.
    • Một cuộc khảo sát nhằm đánh giá ô nhiễm kim loại nặng gây ra bởi phân gia súc tại Anh Quốc cho thấy lượng kẽm thải ra từ phân vật nuôi gây ô nhiễm môi trường chiếm đến 35% so với các yếu tố gây ô nhiễm kim loại nặng khác.
  • Vấn đề thải NH3 vào không khí của chăn nuôi
    • Ammoniac (NH3) có trong khí, trước hết là từ sự phân hủy và bốc hơi của các chất thải vật nuôi. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, sử dụng phân bón) đã được xác định là các nguồn lớn thải khí NH3 ra môi trường. Số lượng của đàn vật nuôi đã và đang tăng đáng kể, cũng tương tự là sự phát thải của NH3 từ phân bón nitơ. Sự gia tăng mạnh nhất gây ra bởi nhóm vật nuôi lợn và gia cầm. Trong các hoạt động chăn nuôi, sự thải NH3 vào môi trường trước hết là từ chuồng trại, nuôi vỗ béo mở (hở), chế biến và giữ trữ phân, sử dụng phân bón trên đất, . .
    • Nitơ được thải ra ở dạng ure (động vật có vú) hoặc axit uric (chim) và NH3, nitrogen hữu cơ trong phân và nước tiểu của vật nuôi. Để biến ure hoặc axit uric thành NH3 cần có enzyme urease. Sự biến đổi này xẩy ra rất nhanh, thường là trong ít ngày. Biến đổi các dạng phức hợp nitrogen hữu cơ trong phân xẩy ra chậm hơn (hàng tháng hoặc hàng năm). Trong cả 2 trường hợp, nitrogen được biến đổi thành hoặc là ammonium (NH4+) trong điều kiện pH axit hoặc trung tính hoặc thành ammoniac (NH3) trong điều kiện pH cao hơn.
    • NH3 thoát ra sẽ gây ảnh hưởng xấu lên môi trường, như làm axit hóa đất và gây phì nhiêu hóa nước mặt giúp thực vật (tảo độc hại) phát triển sẽ tiêu diệt động vật nước do làm giảm lượng Điều đáng quan tâm đặc biệt là NH3 trong không khí chuồng nuôi do nó thường xuyên được tích tụ trong chuồng kém thông thoáng. Tăng mức NH3 sẽ ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và năng suất vật nuôi. Đồng thời NH3 có thể ảnh hưởng xấu lên sức khỏe con người, dù chỉ ở mức thấp cũng có thể gây sưng phổi, sưng mắt. Nồng độ cao NH3 trong không khí ảnh hưởng đáng kể tới hô hấp và tim mạch của con người.
    • NH3 thải ra ảnh hưởng lớn tới chất lượng không khí quốc gia, khu vực và toàn cầu. Sự tích lũy NH3 trong không khí có thể gây ra sự phì nhiêu nước mặt, do vậy làm cho tảo độc hại tăng trưởng nhanh và sẽ làm giảm nhiều loài thủy sinh, trong đó có các đối tượng kinh tế. Các loài cây trồng nhạy cảm như cà chua, dưa chuột và các loại hoa quả sẽ bị hư hại do NH3 lắng đọng tăng, khi chúng được trồng gần khu vực có NH3 thải ra. Sự lắng đọng NH3 trong đất với khả năng đệm thấp có thể gây nên axit hóa đất hoăc rút hết các cation cơ bản.

II. Nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất thịt tươi và tiêu hủy

1. Trơn trượt, té ngã trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Trong quá trình chăn nuôi, sản xuất thịt tươi và tiêu hủy do tiếp xúc với nhiều môi trường trơn, trượt nên nguy cơ té ngã luôn xảy ra đối với người lao động.
  • Té ngã có thể bị chấn thương nhiều vùng trên cơ thể, vết thương gây ra bởi các vật ở xung quanh hoặc nặng hơn là ngưng tim ngưng thở. Khi phát hiện có tai nạn té ngã, cần xử trí nhanh chóng, kịp thời và đúng cách. Đây chính là cách thức giúp người lao động hạn chế xảy ra những tình huống xấu.
  • Các nguyên nhân gây ra trơn trượt, té ngã và cách khắc phục:
    • Trượt chân là trượt êm ái dẫn đến tai nạn:
      • Do con người hoặc do thời tiết có thể làm cho sàn, nền hay lối đi bị ẩm, ướt và rất dễ trơn, trượt ngã.
      • Cẩn thận chổ bạn sắp bước tới tránh sàn, nền nhà hay lối đi trơn và ướt. Có thể dùng thảm chóng trượt, hoặc tạo gờ, nhám có độ bám tốt.
    • Vấp ngã là do bị vướng chân:
      • Do bậc cầu thang bị hư hay có những vật để bừa bãi (vướng, lăn, trượt..).
      • Bậc cầu thang phải luôn trong tình trạng tốt, không có vật cản bừa bãi.
      • Khi lên xuống cầu thang phải dung tay vịn và chú ý theo hướng lên, xuống.
    • Té ngã là rơi tự do theo trọng lực:
      • Hãy loại trừ các yếu tố nguy hiểm Vd : ghế hư, thang gãy…, phải khắc phục.
      • Tập đánh giá rủi Ví dụ: nếu bật ngửa ra sau ghế, hay leo lên bàn, lên kệ không vững chắc thì sẽ ra sao? Té, ngã về hướng nào? Chấn thương phần nào trước…biện pháp dự phòng ra sao?
    • Giày dép: Cần mang giày dép có độ bám còn tốt phù hợp với công việc và thời tiết, nhớ cột dây cẩn thận.
    • Các yếu tố nguy hiểm khác:
      • Dây điện nằm trên nền, sàn nhà hoặc lối đi. Phải khắc phục buột chặt các mối nối và treo dây lên
      • Khi đổ, vãi rơi những hạt nhỏ hay khi nền nhà, lối đi lại bị ẩm, ướt và trơn, thì phải hốt hoặc lau chùi sạch
      • Giữ cho lối đi luôn thông thoáng, đủ ánh sáng.
      • Hãy nhặt các vật rơi trên nền nhà và tháo bỏ dây nhợ có khả năng rơi vướng lối đi.
  • Việc cần làm:
    • Nếu điều kiện hay vật gì đó có thể gây trơn trượt, vấp té cần phải sữa chửa ngay bằng cách dọn dẹp cho sạch.
    • Đặt biển báo cho mọi người biết có nguy hiểm.
    • Nếu không thể sửa chữa ngay thi phải báo ngay cho bộ phận bảo trì để sửa chữa.
  • Báo ngay cho cấp trên:
    • Nhân viên phải báo ngay các trường hợp TNLĐ cho cấp trên.
    • Hãy gởi ngay các yêu cầu sữa chữa cho người có trách nhiệm.

2. Tác động hóa chất trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Quá trình chăn nuôi, sản xuất thịt tươi và tiêu hủy động vật thường phải sử dụng một số hóa chất. Các loại hóa chất này không chỉ tác động trực tiếp lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật mà còn động đến sức khỏe của người chăm sóc, nuôi dưỡng động vật.

  • Chất kích thích tăng trưởng (Dexamethasone và Clenbuterol)
    • Các loại hóa chất kích thích tăng trưởng hay tăng trọng trong rau quả và gia súc đã được các nhà trồng trọt, chăn nuôi trộn lẫn vào thức ăn cho gia súc hay nước tưới cho cây trồng cũng gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng do bị nhiễm gián tiếp qua thực phẩm chứa các hóa chất độc hại trên.
    • Đối với gia súc như lợn, gà, vịt, hóa chất kích thích tăng trưởng ngoài dexamethasone, người chăn nuôi thường sử dụng là clenbuterol. Chất sau này ảnh hưởng lên sức khỏe người tiêu dùng rất nặng vì nó là mầm mống của bệnh ung thư.
    • Clenbuterol được trộn trong thức ăn cho lợn khiến lợn tăng trọng rất nhanh và làm thịt lợn trông rất bắt mắt. Từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định cấm sử dụng clenbuterol trong chăn nuôi gia súc.
  • Các hormone sinh trưởng thuộc nhóm β – agonists
    • Trên động vật, khi được cho ăn với 1 lượng lớn (1.000-6.000mg) mỗi ngày, nhóm chất này kích thích tuyến thượng thận sản sinh corticoid (làm béo) và làm chuyển hóa nhanh các mô mỡ để tăng khối lượng nạc, các sợi cơ phình ra làm tăng tỷ lệ thịt mông, đùi, làm cho da bóng mượt.
    • Để kích thích vật nuôi (chủ yếu là heo, gà) tăng trọng lượng nhanh chóng trong 1 khoảng thời gian quá ngắn, làm cho hàm lượng các hóa chất này tồn dư trong cơ thể vật nuôi quá cao → khi con người ăn thịt từ những vật nuôi đó → về lâu dài các hóa chất tạo nạc đó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
    • Việc tồn dư hormone sinh trưởng trong thực phẩm là nguyên nhân gây ra những thay đổi bất thường cho sự phát triển của cơ thể, gây biến đổi gene, tác nhân gây ung thư và kích thích những khối u phát triển nhanh hơn.

Tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

3. Nguy cơ bỏng trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Bệnh bỏng hay phỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Bệnh bỏng không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.
  • Hậu quả của bỏng: da là lớp đầu tiên bảo vệ cơ thể và bỏng có thể phá hủy sự bảo vệ đó. Tất cả các loại bỏng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng hay gặp nhất của bỏng thường liên quan đến nhiễm trùng.
  • Một số nguyên nhân có thể gây ra bỏng bao gồm:
    • Bỏng nhiệt: do lửa, hơi nước, các vật nóng hoặc các chất lỏng nóng gây ra
    • Bỏng lạnh: do tiếp xúc với những điều kiện ướt, gió hoặc lạnh
    • Bỏng điện: do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh
    • Bỏng hóa chất: do tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hoặc hóa chất công nghiệp. Hóa chất này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Thực phẩm tự nhiên như ớt chứa chất gây kích ứng cho da, có thể gây ra cảm giác bỏng
    • Bỏng bức xạ: gây ra bởi ánh nắng mặt trời, máy nhuộm da, tia cực tím, tia X hoặc xạ trị trong điều trị ung thư
    • Bỏng ma sát: do tiếp xúc với bất kỳ bề mặt cứng như đường, thảm hoặc các sàn phòng tập thể dục
  • Cách loại trừ nhanh nguyên nhân gây bỏng:
    • Tìm cách dập lửa, cởi ngay quần áo bị cháy hoặc bị nước sôi ngấm vào.
    • Nếu bị bỏng điện phải tìm mọi cách cắt luồng điện, kéo người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm, thực hiện hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực
    • Nếu bị bỏng trong các đám cháy lớn, phải tìm cách đưa người bị nạn đến ngay chỗ thoáng khí, theo dõi tình trạng hô hấp của nạn nhân, hút sạch đàm nhớt, bảo đảm thông khí.
    • Khi bị bỏng do acid phải cởi bỏ quần áo, giày dép, dùng nhiều nước lạnh dội vào vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để pha loãng nồng độ acid, thời gian trên 15 phút. Có thể dùng nước xà phòng, nước vôi 5% để trung hòa acid. Nếu bị bỏng kiềm trung hòa bằng acid acetic 6%, acid boric 3%, có thể dùng nước lạnh, dấm, nước đường 20%.

4. Nguy cơ động vật tấn công trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Động vật tấn công hay đôi khi còn được gọi là thú dữ tấn công chỉ về các vụ tấn công của động vật lên con người. Các cuộc tấn công động vật là một nguyên nhân phổ biến của tử vong thương tích. Tần số các cuộc tấn công động vật thay đổi theo vị trí địa lý và thời kỳ lịch sử.
  • Việc động vật tấn công con người, nhất là động vật hoang dã được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng là khi chỗ ở không còn, thức ăn khan hiếm thì thú rừng buộc phải giành giật với chính con người và chính con người đang cướp chỗ ở của các loài thú.
  • Đặc biệt trong quá trình sản xuất thịt tươi các loại động vật hung dữ người lao động rất dễ bị các loại động vật này tấn công ngược trở lại theo các hình thức khác nhau gây thương tích.
  • Do đó cần thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, nuôi, mua, bán, vận chuyển, sử dụng trái phép động vật. Ban hành quy định cụ thể về điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã, trong đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và các quy định của pháp luật; chủ động ứng phó kịp thời với tình trạng động vật tấn công người hoặc thoát khỏi môi trường có kiểm soát.
  • Hướng dẫn và yêu cầu các chủ nuôi động vật hoang dã hung dữ xây dựng, thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, trong đó có quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động chăn nuôi các loài hung dữ để làm cơ sở kiểm tra và yêu cầu chủ trại, những người có liên quan thực hiện.

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA

I. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HỆ THỐNG

1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Định nghĩa
    • Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
    • Yếu tố nguy hiểm có thể là Nguồn nhiệt, truyền động chuyển động, nguồn điện, vật văng bắn, vật sắc nhọn, nổ, nguồn nhiệt hay vật rơi đổ sập.
    • Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
    • Yếu tố có hại thường là hóa chất độc, vi sinh vật, rung, ồn, vi khí hậu, ánh sáng, bụi, bức xạ và phóng xạ,
  • Cách xác định và quản lý các yêu tố nguy và yếu tố có hại
    • Phương pháp xác định
      • Đánh giá bằng định tính: nghe, nhìn, ngửi, cảm giác, dây chuyền công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn,..
      • Đánh giá bằng định lượng: Sử dụng các thiết bị, máy đo, phân tích,..
    • Phương pháp quản lý
      • Xem xét toàn bộ các quy trình, công đoạn sản xuất, xác định được các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
      • Xây dựng các phương án khống chế và ngăn ngừa với các phương án phù hợp.
      • Tổ chức lực lượng, tài chính, vật chất, kỹ thuật để quản lý và sử dụng các yếu tố nguy hiểm đã được xác định.

2. Giám sát quy trình sản xuất trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Lau chùi, thu dọn
    • Lau chùi, thu dọn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các chất thải chăn nuôi, sản xuất thịt tươi và các hóa chất nguy hiểm dùng trong chăn nuôi. Các loại thức ăn, chất thải chăn nuôi vương đổ hoặc bụi bám lên khu vực làm việc, sàn nhà, gờ tường… cần làm sạch bằng các thiết bị chuyên dụng trong ngành chăn nuôi. Việc thu dọn phải thực hiện đúng theo quy trình đã được xây xựng nội bộ.
    • Đồng thời, cần xây dựng những nguyên tắc chung khi tiến hành hủy bỏ các chất thải:
    • Không vứt bỏ bừa bãi chất thải, tất cả các sản phẩm phế thải được chứa trong một thùng được thiết kế để chứa chất thải nguy hại và dán nhãn, đặt để đúng nơi quy định.
    • Không để việc hủy bỏ hóa chất gây bất kỳ rủi ro nào cho môi trường.
    • Các bãi chứa chất thải từ quá trình sản xuất phải đặt tại khu vực bảo đảm an toàn theo các quy phạm pháp luật hiện hành.

Tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Giám sát sự tiếp xúc
    • Để công tác phòng, chống dịch bệnh phát huy hiệu quả, hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở phải nỗ lực thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
    • Hệ thống giám sát được củng cố từ tỉnh đến huyện, cơ sở, từ đó tổ chức kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến thôn, bản, hộ chăn nuôi, nhằm phát hiện kịp thời dịch bệnh từ các cơ sở chăn nuôi, thu gom động vật.
    • Thường xuyên lấy mẫu để giám sát, thông báo kịp thời và áp dụng ngay các biện pháp phòng, chống dịch, không để lây lan ra diện rộng. Lấy mẫu kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất thịt tươi, chế biến động vật và các sản phẩm từ động vật, các chợ buôn bán sản phẩm động vật.
    • Bảo đảm trang bị phòng hộ an toàn cho người tiếp xúc, làm việc trong khu vực nghi bị dịch và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
    • Có chế độ kiểm tra nồng độ các chất trong môi trường lao động thường xuyên hoặc định kỳ. Đồng thời, có biện pháp cải thiện môi trường làm việc để giảm sự tác động của các yêu tố nguy hại, nhất là môi trường có các chất nguy hiểm như các loại khí NH3, khí H2S mà các loại động vật nuôi phát tán.
    • Các trang trại chăn nuôi, sản xuất thịt tươi hay tiêu hủy phải được đặt xa khu dân cư, hoặc được quy hoạch khoanh vùng nuôi cụ thể, đồng bộ tránh gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí khu mùi từ các động vật nuôi phát tán.
  • Giám sát y tế
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động. Phương pháp giám sát này giúp phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh nghề nghiệp và cũng đề thẩm định lại hiệu quả của những biện pháp kiểm soát điều kiện làm việc đang thực hiện tại nơi sản xuất.
    • Xây dựng bản đồ dịch tễ trên cơ sở theo dõi, giám sát dịch bệnh, tổng hợp cơ sở dữ liệu dịch tễ thú y trên địa chăn nuôi;
    • Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, dự án, chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, chương trình kiểm soát bệnh lây từ động vật sang người và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện;
    • Định kỳ hàng năm xây dựng các phương án, kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
    • Triển khai kế hoạch tiêm phòng các bệnh bắt buộc hàng năm theo định kỳ và tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi; Báo cáo và đánh giá kết quả tiêm phòng sau khi kết thúc mỗi đợt tiêm phòng;
    • Thực hiện nhiệm vụ triển khai kế hoạch sát trùng, tiêu độc định kỳ và đột xuất;
    • Phối hợp với các đơn vị trực thuộc thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát việc thực hiện các qui định về phòng chống dịch bệnh động vật; hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, xử lý ổ dịch và khắc phục hậu quả dịch bệnh, phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau khi hết dịch bệnh;
    • Kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh động vật, đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh xảy; hướng dẫn mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ;
    • Đề nghị cấp và thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
    • Tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật chuyên môn thú y, ứng dụng khoa học kỹ thuật có liên quan đến thú y vào sản xuất, tham gia các chương trình khuyến nông, chương trình nông thôn mới … khi có yêu cầu;
    • Tổ chức thực hiện các nội dung về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật cho cán bộ kỹ thuật và thú y cơ sở.
  • Đào tạo, huấn luyện
    • Người lao động làm các khâu đoạn khác nhau phải được đào tạo và huấn luyện kiến thức an toàn để có đủ khả năng tiến hành các công việc được giao.
    • Những nội dung cơ bản cần đào tạo và huấn luyện cho người lao động như:
      • Hiểu luật pháp và những quy định của luật pháp ngành chăn nuôi, sản xuất thịt tươi, tiêu hủy;
      • Hiểu và làm theo nhãn hay các thông tin khác về hóa chất sử dụng theo quy định phục vụ chăn nuôi;
      • Hiểu và sử dụng được các phương tiện bảo vệ cá nhân và các thiết bị an toàn khi sử dụng, hay làm việc với các loại động vật dữ, có khả năng tấn công người,..; biết lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc và đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng;
      • Hiểu đúng các thủ tục lưu giữ, vận chuyển, thủ tục loại bỏ chất thải an toàn;
      • Biết những gì cần làm trong trường hợp khẩn cấp như: việc hóa chất tràn, đổ; cần giải độc cho 1 người; nhận biết các triệu chứng nhiễm độc và cấp cứu ban đầu.
      • Thực hện tốt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh cá nhân, biết làm thế nào để tẩy nhiễm, giặt và thay quần áo bảo hộ một cách an toàn;
      • Lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

1. Thông gió trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Trong trường hợp các chuồng trại, động vật nuôi tại cơ sở chăn nuổi, sản xuất thịt tươi bay mùi gây ô nhiễm môi trường thì việc thông gió được xem như là một hình thức kiểm soát tốt nhất. Nhờ các thiết bị thông gió thích hợp người ta có thể ngăn không cho mùi, hơi, khí độc thoát ra chuyển chúng vào các ống dẫn tới bộ phận xử lý để khử độc trước khi thải ra môi trường.

Người ta thường sử dụng các biện pháp thông gió như sau:

  • Hệ thống thông gió cục bộ: Thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cụ thể cố định của công nhân mà tại đó tỏa nhiều khí có hại và nhiều nhiệt.
  • Hệ thống thông gió chung: Hoạt động dựa trên nguyên tắc làm loãng không khí có bụi hoặc hơi hóa chất thông qua việc mang không khí sạch từ ngoài vào và lấy không khí bẩn từ nơi sản xuất ra. Có thể thực hiện điều này bằng các thiết bị vận chuyển khí như máy bơm, quạt,… (thông gió cưỡng bức); hoặc đơn giản là mở cửa sổ, cửa ra vào, kết cấu nhà xưởng tạo sự luân chuyển tự nhiên của không khí (thông gió tự nhiên). Thông gió cưỡng bức có ưu điểm hơn thông gió tự nhiên là có thể kiểm soát được nồng độ các hóa chất nguy hiểm có trong không khí bơm vào và thải
  • Phương pháp thông gió chung chỉ nên dùng cho những trường hợp những chất ít độc, không ăn mòn và với số lượng nhỏ.
  • Thông gió kết hợp cả hai biện pháp thông gió cục bộ và thông gió
  • Trong quá trình chăn nuôi, và cơ sở sản xuất thịt tươi cần xây dựng chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ tránh gây ra hiện tượng lây nhiễm chéo khi các loại bệnh tật xuất hiện.

2. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Phương tiện bảo vệ đường hô hấp:

  • Mặt nạ có hộp lọc khí độc
    • Là loại mặt nạ có hộp lọc khí độc, cấu tạo gồm hai phần: phần thứ nhất là các tấm các tông cứng xếp sát nhau có tác dụng giữ các hạt bụi và hơi nước. Phần thứ hai là bộ phận hấp thụ và khử khí độc. Chất hấp thụ chủ yếu là than hoạt tính dạng hạt có kích thước 1,5 ¸ 2 mm, được tẩm các hóa chất khác nhau để hấp thụ các loại khí độc tương ứng.
    • Chỉ được dùng loại mặt nạ này khi hàm lượng Ôxy trong không khí không thấp hơn 16%, hoặc khi nồng độ khí trong không khí không vượt quá trị số quy định cho từng loại hộp lọc (thường nhỏ hơn 2%). Loại mặt nạ này sử dụng thuận tiện, ít ảnh hưởng đến thao tác khi làm việc. Nhưng nhược điểm là phạm vi sử dụng hạn chế, thời gian bảo quản hộp lọc cũng bị giới hạn.
  • Mặt nạ có ống dẫn không khí sạch từ bên ngoài vào:
    • Là loại mặt nạ có ống dẫn cao su lấy không khí sạch từ ngoài vào (truyền vào bằng cách thụ động hoặc có thể dùng bơm thích hợp). Ưu điểm của loại này là có thể dùng ở cả những nơi có nồng độ độc hại cao/thấp khác nhau, các loại độc khác nhau. Nhược điểm là người sử dụng chỉ có thể đi lại ở một phạm vi nhất định.
  • Mặt nạ gắn với bình ôxy
    • Nguyên tắc của mặt nạ loại này là khí thở ra đi qua ống dẫn và hệ thống van một chiều vào thiết bị đeo sau lưng. CO2 được một hóa chất hấp thụ, khí còn lại hòa lẫn với ôxy (từ bình chứa ôxy) để tạo thành không khí thở bình thường.
    • Loại mặt nạ này hạn chế là phải mang theo bình ôxy khá nặng, cồng kềng, dễ gây cháy nổ, khi sử dụng khó nghe thấy âm thanh bên ngoài.
  • Phương tiện bảo vệ mắt:
    • Kính bảo vệ mắt là bộ phận rất quan trọng trong các phân xưởng sản xuất và trong phòng thí nghiệm hóa chất. Đặc biệt khi làm những công việc với axít, kiềm hoặc những công việc sinh nhiều bụi, mảnh vật rắn hoặc tia chất lỏng.
    • Những nơi có nguy cơ hóa chất bắn vào mặt không được mang kính áp tròng.
  • Phương tiện bảo vệ da:
    • Quần áo bảo hộ lao động
      • Quần áo bảo hộ lao động phải là nguyên vật liệu phù hợp, có khả năng chịu được các loại hóa chất sử dụng trong công việc, bảo đảm độ bền cơ học, không quá cứng. Không sử dụng quần áo quá sẫm màu vì màu sẫm hấp thụ nhiệt nhiều hơn và tăng thêm sự nóng bức. Quần áo bảo hộ lao động chỉ có tác dụng bảo vệ trong một thời gian ngắn (khoảng một vài giờ).
    • Găng tay:
      • Mỗi loại găng tay thích hợp có tác dụng bảo vệ với một số loại dung môi.
      • Găng tay sau thời gian sử dụng sẽ mất tác dụng bảo vệ, dung môi có thể thấm qua tất cả các loại găng tay.

Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo bệ cá nhân:

  • Người sử dụng lao động phải tỏ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra hặt chẽ người sử dụng.
  • Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không được sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.

Tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỹ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn

3. Các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường làm việc trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Định kỳ kiểm tra chất lượng không khí trong khu vực sản xuất, khi kiểm tra chú ý các loại mùi, các loại khí độc như CO, NOx , SO2 , H2S, HCl,… và bụi cũng như cácyếu tố khí độc đặc thù cho từng khu vực sản xuất cụ thể như hơi các dung môi, hơi a xít, kiềm, Clo, …
  • Định kỳ kiểm tra, phân tích chất lượng nước thải, nước cấp tại cơ sở, đặc biệt nước ăn uống, sinh hoạt.
  • Tổ chức trồng cây xanh và cải thiện các điều kiện hạ tầng cơ sở: mạng điện, hệ thống đường đi, cống tiêu thoát nước.

CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI CHĂN NUÔI, SẢN XUẤT THỊT TƯƠI, TIÊU HỦY ĐỘNG VẬT

I. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI CHĂN NUÔI

1. Chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi xây dựng dự vào QCVN 01 – 99:2012/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật:

  • Chuồng nuôi phải được xây dựng vững chắc, thông thoáng để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y tiểu khí hậu chuồng nuôi
  • Sàn chuồng được làm bằng vật liệu chống thấm, không trơn trượt và dốc về rãnh thu gom chất thải. Rãnh phải đủ độ rộng và sâu để chất thải được thu gom nhanh chóng, tránh tồn đọng lâu trên nền chuồng.
  • Khoảng cách giữa các dãy chuồng đủ rộng để thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng và tiêu độc khử trùngkhi cần thiết.
  • Khu vực xung quanh phía ngoài chuồng nuôi phải thông thoáng, được làm sạch, cắt cỏ và phát quang bụi rậm thường xuyên để thuận tiện cho việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
  • Đối với khu cách ly kiểm dịch động vật tập trung, khu cách ly kiểm dịch động vật tại biên giới:
  • Có hệ thống chuồng nuôi nhốt riêng cho từng loài động vật.
  • Diện tích, cấu trúc chuồng nuôi phải phù hợp với đặc tính của từng loài động vật.
  • Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh,… Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng,… quanh chuồng trại.
  • Khu vực chứa thức ăn chăn nuôi phải thông thoáng, có đủ ánh sáng để nhận biết được thông tin bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;
  • Có đủ diện tích, không gian để chứa các nguyên liệu khác nhau bảo đảm chất lượng trong quá trình bảo quản. Các loại nguyên liệu khác nhau phải được bảo quản tách biệt; thức ăn lỗi, hỏng phải để riêng, tránh nhiễm chéo. Thức ăn phải được đặt đúng nơi như đã thiết kế (nếu có) và có thông tin nhận biết, tránh nhầm lẫn. Các loại vật tư hỗ trợ sản xuất như chất tẩy rửa, xăng dầu, mỡ bôi trơn… phải có thông tin nhận biết và được để ở nơi tách biệt bảo đảm không tiếp xúc và không có nguy cơ nhiễm vào thức ăn chăn nuôi.
  • Mỗi khu vực trong kho, nhà xưởng phải có đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo bảo đảm nhìn rõ và đọc được chỉ dẫn trên thiết bị, máy móc, dụng cụ; đọc được chỉ dẫn và thông tin trên tem nhãn, bao bì trong sản xuất.
  • Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết, phù hợp với từng loài động vật, từng loại sản phẩm động vật.
  • Trang thiết bị, dụng cụ phải sạch sẽ. Những thiết bị, dụng cụ dùng để chăm sóc, chẩn đoán, điều trị cho động vật; thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm động vật trong thời gian cách ly phải được tiêu độc khử trùng trước và sau khi sử dụng.
  • Có kệ (pallet) hoặc vật liệu chống ẩm để đặt nguyên liệu và thành phẩm bảo đảm thông thoáng, chống ẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật chống ẩm). Kệ, pallet, vật liệu chống ẩm phải bảo đảm sạch sẽ và dễ vệ sinh (nếu tái sử dụng).
  • Cơ sở sản xuất lên men sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật;
  • Có tủ lạnh, tủ lên men sinh khối, tủ sấy, cân, dụng cụ đọc đếm, chủng vi sinh vật, hóa chất, môi trường và các dụng cụ khác.
  • Chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi…).
  • Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.
  • Chuồng nuôi phải bố trí phù hợp với từng lứa tuổi và mục đích sản xuất. Nên có ô chuồng nuôi cách ly để nuôi các động vật vị bệnh.
  • Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống 0,8-1m) để giảm thiểu các động vật giữa các ô chuồng tiếp xúc với
  • Có khu vực thu gom và xử lý chất thải.
  • Có máng ăn riêng từng ô chuồng; không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các dãy chuồng và tốt nhất là riêng biệt giữa các ô chuồng.
  • Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước

2. Vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ngoài ra vào trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Phải hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi; trước khi ra vào khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giày, dép vào hố khử trùng; định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 tuần/lần,…

Ngoài ra, nguồn nước cho chăn nuôi phải đảm bảo an toàn, nếu sử dụng nước giếng khoan hoặc nước sông phải có bể chứa và khử trùng nước trước khi sử dụng. Đồng thời, phòng bệnh bắt buộc cho heo bằng vắc xin đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tai xanh,…

Tuyệt đối không cho khách, người lạ vào trại chăn nuôi khi chưa có sự đồng ý của cấp trên trực tiếp.

Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, chủ trại và khách thăm trại phải thay quần áo, đi qua sát trùng (nếu có) khi vào trại chăn nuôi.

Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, quản lý, nhân viên công ty và khách thăm trại (khi được cho phép) phải bỏ toàn bộ quần áo thường ngày tại vị trí quy định, đi qua sát trùng, tắm sạch và thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng bảo hộ trước khi vào khu vực chăn nuôi.

Kỹ sư, công nhân và khách đi lại trong khu vực chăn nuôi theo đúng khu vực quy định, không ra vào khu vực không được phép.

Khi xảy ra dịch bệnh cần thực hiện di chuyển trong trại theo hướng dẫn của Quản lý trại và Phòng Thú

  • Hóa chất phù hợp
    • Các loại hóa chất phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem nhãn và có hướng dẫn sử dụng.
    • Có sổ ghi chép, theo dõi việc xuất, nhập hóa chất.
    • Khu vực để dụng cụ, hóa chất phải cách biệt với xung quanh bằng tường hay sử dụng tủ chứa đựng.
    • Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn; tốt nhất là sử dụng thức ăn của các công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, có thương hiệu, uy tín cao trên thị trường và nhập thẳng thức ăn từ công ty về trang trại chăn nuôi. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn; nấu chín kỹ thức ăn tận dụng, tuyệt đối không cho ăn thức ăn tận dụng chưa được nấu chín kỹ. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới
    • Xử lý thức ăn ở các cơ sở chăn nuôi bị nhiễm bệnh DTLCP: Tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi không còn nguyên bao gói của cơ sở chăn nuôi đã nhiễm bệnh cùng với vật nuôi, trường hợp chuyển mục đích sử dụng thì phải được xử lý bằng nhiệt hoặc hóa chất đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh. Đối với thức ăn chăn nuôi còn nguyên bao gói của nhà sản xuất, nếu chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi thì phải thực hiện phun sát trùng vỏ bao bằng các loại thuốc sát trùng đặc trị với bệnh DTLCP.
    • Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho động vật nuôi.
    • Có ghi chép đầy đủ và lưu giữ các thông tin về xuất, nhập và sử dụng thức ăn, các thông tin khi sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn đối với chăn nuôi trang trại.
    • Nguồn nước cho chăn nuôi phải đảm bảo an toàn: Không sử dụng nước ao, hồ, sông, ngòi để rửa chuồng, tắm, rửa dụng cụ chăn nuôi;
    • Các loại thuốc uống, thuốc phòng ngừa dịch bệnh cần phải kiểm soát chặt chẽ, đăng ký với cục thú y và cơ quan chức năng liên
  • Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh
    • Toàn bộ các cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm; cơ sở sản xuất thịt tươi; chợ buôn bán gia súc, gia cầm; nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm… cần tập trung thực hiện phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, thu gom phân, rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh; rải vôi, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực nuôi nhốt và vùng phụ cận mỗi tuần 2 lần.
  • Vệ sinh tiêu độc, khử trùng
    • Việc vệ sinh tiêu độc khử trùng phải đảm bảo nguyên tắc:
      • Thực hiện làm sạch cơ học trước khi tiêu độc khử trùng.
      • Vệ sinh tiêu độc khử trùng phải được thực hiện từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài.
      • Phải lựa chọn thuốc khử trùng có phổ kháng khuẩn rộng, phù hợp với đối tượng cần vệ sinh khử trùng và có trong danh mục thuốc khử trùng được phép sử dụng tại Việt Nam, thân thiện với môi trường.
      • Sử dụng hóa chất/thuốc khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng nồng độ, liều lượng và thời gian tiếp xúc.
      • Dụng cụ làm vệ sinh phương tiện, trang thiết bị vận chuyển sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm phải được sử dụng riêng.
      • Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng và các trang thiết bị khác phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc trước và sau khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
      • Đảm bảo việc khử trùng, tiêu độc không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
      • Tùy theo đối tượng vận chuyển, khoảng thời gian giữa 02 lần vận chuyển để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phù hợp, có hiệu quả.
      • Sau khi vận chuyển, toàn bộ chất thải phải được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
      • Khu cách ly phải có hệ thống vệ sinh, tiêu độc khử trùng bao gồm hóa chất khử trùng, thiết bị hoặc dụng cụ dùng để pha chế, sử dụng hóa chất khử trùng (giàn phun, bình phun, xông hơi, các bể khử trùng).
      • Phải có kế hoạch hàng ngày và định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho từng đối tượng cụ thể (như chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển,…) trong khu cách
      • Phải có bể khử trùng hoặc thiết bị phun chất sát trùng đặt trước khu nuôi nhốt.
      • Trước và sau thời gian cách ly kiểm dịch, toàn bộ khu vực chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển phải được tiến hành vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 02 lần cách ly để thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng ở trên cùng một khu vực chuồng nuôi là 15 ngày.
      • Việc pha chế và sử dụng hóa chất được thực hiện bởi một bộ phận nhân viên chuyên trách. Những người này phải được đào tạo về chuyên môn trước khi nhận nhiệm vụ.
      • Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia cầm, thức ăn và các dụng cụ có liên quan trước khi ra, vào cơ sở… Vệ sinh tiêu độc, khử trùng tất cả các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, thức ăn,… và con người trước khi ra, vào cơ sở chăn nuôi.
      • Các cơ sở chăn nuôi cần phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, hằng ngày quét dọn, thu gom phân, rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh. Sau đó, triển khai tổng vệ sinh, phun tiêu độc, khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận trên địa bàn chăn nuôi.
  • Lưu ý cách xử lý chuồng trại:
    • Phun sát trùng 1 lần/ngày xung quanh trại, nồng độ sát trùng 1/200 (1 lít sát trùng/200 lít nước sạch).
    • Rắc vôi hoặc dội nước vôi lối đi, hành lang và xung quanh chuồng, trước các cổng ra vào trại 2 -3 lần/tuần (lưu ý: khi rắc cần đảm bảo đều và phủ kín bề mặt)
    • Khi phun sát trùng bề mặt phải đạt tối thiểu 3 lít/10

3. Kiểm soát phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Không để các phương tiện vận chuyển như: Xe máy, xe đạp, xe đẩy, xe thồ… trong khu chuồng nuôi; phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được khử trùng, tiêu độc. Đặc biệt, không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực nuôi lợn; phương tiện vận chuyển phải dừng ở bên ngoài để vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển.

Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng.

Phương tiện ra vào vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi phải được theo dõi chặt chẽ. Cụ thể:

  • Đối với phương tiện vào trại
    • Xe vận chuyển: Phải được rửa sạch toàn bộ và khô, đặc biệt sàn xe – thành xe trước khi vào khu sát trùng ở cộng trại.
    • Các phương tiện vào trại phải được xịt sạch bùn đất dính ở bánh xe, gầm xe và xung quanh xe trước khi qua cổng sát trùng.
    • Tất cả các phương tiện trước khi vào công trại tiến hành phun kỹ thuốc sát trùng nồng độ 1/200 bằng máy phun áp lực cao toàn bộ các phương tiện: xe vận chuyển động vật, xe cám, xe thuốc, xe cán bộ công nhân, kỹ sư ra vào trại.
    • Sau khi phun ướt đẫm thuốc sát trùng toàn bộ phương tiện: bánh xe, gầm xe, trần – nóc và xung quanh xe bắt buộc tất cả các phương tiện phải lùi xe ra ngoài và nghỉ tại trước cổng trại 1 giờ mới được phép vào trại chăn nuôi.
    • Khi vào trại chăn nuôi phải đăng ký tên và biển số xe với bảo vệ.
  • Đối với phương tiện ra khỏi trại
    • Phải thực hiện phun sát trùng như khi vào trại.
    • Khi ra khỏi trại cần thông báo điểm đến tiếp theo cho kỹ sư hoặc quản lý trại và thông báo tới thú y để theo dõi và kiểm soát.
  • Đối với phương tiện vận chuyển vật nuôi phải đáp ứng các yêu cầu :
    • Khoang chứa động vật :
      • Được thiết kế, chế tạo chắc chắn, an toàn và phù hợp với việc vận chuyển động vật nhằm bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển; có kết cấu thuận tiện cho việc bốc dỡ, kiểm tra, xử lý, vệ sinh, tiêu độc khử trùng, trước, trong và sau quá trình vận chuyển.
      • Sàn được làm bằng vật liệu chắc chắn, chống thấm, chống sự ăn mòn của các chất thải, chất tẩy rửa; mặt sàn đảm bảo kín, bằng phẳng, không trơn trượt và thiết kế có khả năng thoát nước tốt.
      • Khoang chứa động vật được thiết kế đảm bảo không có những cạnh sắc, nhọn để tránh gây tổn thương cho động vật trong quá trình vận chuyển.
    • Đối với phương tiện vận chuyển động vật chuyên dụng:
      • Sàn nên được thiết kế có rãnh thoát nước, sàn cấu tạo 02 đáy hoặc hầm chứa để thu hồi chất thải (mặt sàn đảm bảo kín không để rò rỉ chất thải ra môi trường).
      • Có thể thiết kế hệ thống nâng, hạ để bốc dỡ động vật lên, xuống.
      • Đảm bảo cung cấp đủ không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên.
      • Chiều cao của thành khoang chứa đảm bảo động vật không thoát ra ngoài trong quá trình vận chuyển.
      • Khoang chứa động vật phải tách biệt với khoang chứa người điều khiển phương tiện.
      • Trường hợp động vật được vận chuyển bằng công ten nơ thì phải được đánh dấu bằng biểu tượng chỉ sự có mặt của động vật sống và ký hiệu chỉ chiều đứng của động vật.
    • Che chắn (mui, bạt).
      • Mui, bạt được sử dụng để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết khắc nghiệt và các yếu tố ngoại cảnh đối với động vật.
      • Mui, bạt được làm từ vật liệu không thấm nước.
      • Mui, bạt phải có khoảng cách nhất định với động vật đảm bảo cho động vật đứng được ở vị trí tự nhiên trong quá trình vận chuyển.
    • Thông khí.
      • Đảm bảo sự thông khí đầy đủ, liên tục tới toàn bộ vị trí nhốt giữ động vật trong quá trình vận chuyển.
      • Đối với phương tiện vận chuyển kín, hệ thống thông khí có thể điều chỉnh tuỳ theo điều kiện thời tiết bên ngoài.

4. Xử lý chất thải chăn nuôi trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Có hệ thống thu gom riêng đối với nước thải từ khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh và được dẫn thẳng tới khu xử lý chất thải.

Hệ thống thu gom chất thải từ chuồng nuôi nhốt phải đảm bảo đủ lớn để tránh ứ đọng chất thải trên nền chuồng.

Hệ thống này phải được làm từ các vật liệu chống thấm, chống ăn mòn và được làm kín hoặc che phủ bởi nắp đậy.

Hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo đủ công suất để chất thải được xử lý hoàn toàn.

Các bể thải, bể lắng trong hệ thống thoát nước phải được nạo vét thường xuyên.

Nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

Đối với chất thải rắn không xử lý tại khu cách ly phải được thu gom hàng ngày và có phương tiện chuyên biệt để chở đến nơi xử lý chung. Dụng cụ hay túi chứa chất thải rắn phải kín, được làm từ các vật liệu bền chắc, chống thấm, chống ăn mòn. Các dụng cụ dùng để thu gom, chứa đựng chất thải phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc hàng ngày sau khi sử dụng.

Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.

Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt hoặc bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp trước khi vận chuyển ra ngoài.

Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.

Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi được đề xuất như sau:

  • Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học)
    • Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể sử dụng loại hầm (công trình khí sinh học) cho phù hợp. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học (KSH) được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane (Khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng lượng sạch. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại.
    • Công trình khí sinh học giảm phát thải theo 3 cách sau: Thứ nhất: Giảm phát thải khí methane từ phân chuồng; Thứ hai: Giảm phát thải khí nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống; Thứ ba: Giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế phân bón hóa học. Như vậy, nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ đựợc xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả. Tuy nhiên, giải pháp này mới chỉ dừng ở giai đoạn phân hủy tương đối. Nguồn chất thải, nguồn nước và chất cặn bã từ Bioga vẫn có thể gây ô nhiễm và vẫn cần được tiếp tục xử lý. Mặt khác toàn bộ phân, nước tiểu, thức ăn rơi vãi lên men sinh khí trong chuồng nuôi vẫn gây ô nhiễm và bốc mùi độc hại trong một thời gian nhất định trước khi được dọn đến hầm xử lý
  • Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học
    • Xử lý môi trường bằng men sinh học:
      • Sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có những tồn tại nhất định, đặc biệt khi dùng phun sẽ làm tăng độ ẩm chuồng nuôi gây bất lợi cho cơ thể gia súc nhất là gia cầm.
    • Chăn nuôi trên đệm lót sinh học
      • Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (Phôi bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (Thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê…) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu đã được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, động vật tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông hộ. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt nam, nhất là trong chăn nuôi lợn lượng nước tiểu của lợn nhiều dễ gây ẩm làm hạn chế tác dụng của giải pháp. Để khắc phục được hiện tượng lên men sinh nhiệt cần có các thiết bị làm mát và như vậy sẽ phải đầu tư tốn kém hơn.
  • Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost)
    • Sử dụng chủ yếu phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, ủ phân bằng phương pháp phủ kín bằng nilon hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên. Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái biện pháp này được áp dụng nhiều. Giải pháp này cũng được áp dụng nhiều ở nông hộ Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, đây là biện pháp thủ công, chất thải trong chuồng vẫn có thời gian gây ô nhiễm trước khi được xử lý ủ hữu cơ và ô nhiễm khi vận chuyển đến nơi ủ.
  • Xử lý bằng công nghệ ép tách phân
    • Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại ép khô và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm KSH xử lý tiếp. Độ ẩm của sản phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình xử lý này đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu, bò theo hướng công nghiệp hiện
  • Xử lý nước thải bằng ô xi hóa
    • Phương pháp này thường được dùng đối với các bể lắng nước thải.
      • Xử lý bằng sục khí
        • Biện pháp này là dùng máy bơm sục khí xuống đáy bể với mục đích làm cho các chất hữu cơ trong nước thải được tiếp xúc nhiều hơn với không khí và như vậy quá trình ô xi hóa xảy ra nhanh, mạnh hơn. Đồng thời kích thích quá trình lên men hiếu khí, chuyển hóa các chất hữu cơ, chất khí độc sinh ra trở thành các chất ít gây hại tới môi trường. Sau khi lắng lọc nước thải trong hơn giảm ô nhiễm môi trường và có thể dùng tưới cho ruộng đồng.
      • Xử lý bằng ô-zôn (O3)
        • Để xứ lý nhanh, triệt để các chất hữu cơ và các khí độc sinh ra trong các bể gom nước thải, bể lắng, người ta đã bổ sung khí ô -zôn (O3 ) vào quá trình sục khí xử lý hiếu khí nhờ các máy tạo ô-zôn công nghiệp. Ô-zôn là chất không bền dễ dàng bị phân hủy thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử: O3 -> O2 + O. Ô xy nguyên tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tính ô xi hóa rất mạnh làm cho quá trình xử lý chất thải nhanh và rất hữu hiệu. Ngoài ra quá trình này còn tiêu diệt được một lượng vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và khử mùi trong dung dịch chất thải. So với phương pháp sục khí thì phương pháp này có tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý thận trọng khi sử dụng ô-zôn trong xử lý môi trường là phải có nồng độ phù hợp, không dư thừa vì chính ô-zôn cũng chính là chất gây độc.
      • Xử lý bằng Hiđrô perôxit (H2O2)
        • Hiđrô perôxit H2O2 (Ô-xi già) thường được ứng dụng rộng rãi như: Tẩy rửa vết thương trong y tế, làm chất tẩy trắng trong công nghiệp, chất tẩy uế, chất ôxi hóa… Người ta cùng có thể bổ sung Hyđrô perôxit H2O2 (Ô-xi già) vào trong nước thải để xử lý môi trường. Ô-xi già là một chất ô xi hóa-khử mạnh. Thông thường ô-xi già phân hủy một cách tự nhiên theo phản ứng tỏa nhiệt thành nước và khí ôxy như sau: 2 H2O2 —> 2 H2O + O2 + Nhiệt lượng. Trong quá trình phân hủy (phản ứng xảy ra mạnh mẽ khi có xúc tác), đầu tiên ô xi nguyên tử được tạo ra và tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi nhanh chóng thành khí ô xi O2. Ô xi nguyên tử có tính ôxi hóa rất mạnh vì vậy đã ô xi hóa các chất hữu cơ, diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả trong dung dịch chất thải. Bổ sung ô-xi già vào nước thải xử lý môi trường tốn kém hơn nhưng hiệu quả cao. Cần chú ý khi bổ sung ô – xi già xử lý môi trường là phải tìm hiểu cách bảo quản ô-xi già, liều lượng, chất xúc tác… và nồng độ đủ thấp để an toàn. Nếu nồng độ cao dễ xảy ra cháy nổ hoặc ngộ độc nguy hiểm.
        • Xử lý chất thải theo phương pháp ôxi hóa có đem lại hiệu quả nhưng nhìn chung là không tiện lợi đối với người dân khi thực hiện, đồng thời chi phí cao (xây bể, mua máy tạo ô-zôn, máy tạo H2O2) thao tác thực hành yêu cầu kỹ thuật cao mà chất thải vẫn có thể bốc mùi gây ô nhiễm trong thời gian khi chưa đưa vào bể xử lý, trong thực tế chăn nuôi khó áp dụng.
  • Sử dụng chế phẩm Biocatalyse:
    • Chế phẩm Biocatalyse đã được Bộ nông nghiệp & PTNT chứng nhận và cho phép sử dụng trong sản xuất chăn nuôi. Đặc điểm: Là một loại bột khoáng, silica, dạng bột, màu trắng ngà, được sản xuất bằng công nghệ hoạt hóa ở mức độ cao. Thành phần chính gồm SiO2, Al2O3, Fe2O3, K20, Na2O, CaO, MgO, chất mang. Bio-catalyse có khả năng:
    • Trao đổi ion mạnh trong đường ruột, xúc tác các enzim, thủy phân protein, lipit…
    • Kích hoạt các vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển tốt nhất, đạt mật độ cao tối đa.
    • Thủy phân các cluster của nước thành các đơn phân tử, làm cho nước trong hệ thống tiêu hóa, của động vật trở lên siêu loãng giúp quá trình hòa tan các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng của vật nuôi tốt hơn (làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng), từ đó làm giảm các thành phần: Nitơ, Cacbonhydrat, Lưu huỳnh… là những thành phần chính tạo mùi hôi và độc hại chứa trong chất thải của vật nuôi.
    • Nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi giúp cho vật nuôi phát triển tốt.
    • Bio-catalyse không tồn dư trong thịt, trứng của vật nuôi. Chỉ tham gia xúc tác đó thải ra môi trường và tiếp tục làm tăng khả năng phân hủy ở ngoài môi trường.

5. Quản lý dịch bệnh trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Có quy trình phòng bệnh phù hợp từng loại và thực hiện đúng quy trình. Trong trường hợp có dịch, phải khai báo chính quyền địa phương và thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về phòng, chống dịch.
  • Cách ly động vật ốm để có biện pháp xử lý kịp thời, ngừng xuất giống và kiểm soát chặt việc xuất sản phẩm, vật tư trong khu chăn nuôi ra ngoài theo quy định.
  • Khi xảy ra dịch tại ô chuồng hay cả chuồng cần tiêu độc, khử trùng tại chỗ:
  • Cần che bạt, bao vây kín ô chuồng hoặc cả chuồng, với lợn nuôi con loại ngay nái và toàn bộ lợn con, đối với các loại lợn khác loại toàn bộ ô chuồng hoặc cả chuồng nếu dịch xảy ra cả chuồng hoăc cả ô chuồng.
  • Động vật bị dịch bệnh đặc biệt là lợn phải tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú
  • Không rửa ngay ô chuồng hoặc chuồng lợn bị bệnh, tiến hành che bạt, bao vây kín, phun chất sát trùng đẫm gấp 2 lần bình thường liên tục 3-4 ngày, sau đó rửa lại bằng nước sạch, tránh làm bắn nước sang ô chuồng hoặc chuồng kế bên, tiếp tục phun sát trùng 2-3 ngày.
  • Dụng cụ đựng thức ăn của đàn bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng; bao bì nên tiêu hủy bằng phương pháp đốt tại chỗ.
  • Thực hiện ghi chép và lưu giữ nhật ký chăn nuôi đối với chăn nuôi lợn trang trại.
  • Cần tổ chức lại hệ thống chọn lọc, nhân giống và cung ứng giống có năng suất, chất lượng, cung cấp tại chỗ cho sản xuất, hạn chế việc mua con giống không rõ nguồn gốc giảm thiểu sức đề kháng từ con giống sinh ra dịch bệnh.

II. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SẢN XUẤT THỊT TƯƠI

1. Đối với động vật trước và sau khi sản xuất thịt tươi trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

Việc sản xuất thịt tươi để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất thịt tươi tập trung hoặc cơ sở sản xuất thịt tươi nhỏ, lẻ đủ điều kiện vệ sinh thú y; động vật trước khi đưa vào sản xuất thịt tươi phải được cán bộ thú y kiểm tra và đáp ứng các yêu cầu:

  • Động vật được nhập về cơ sở sản xuất thịt tươi phải là động vật khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, được nhập từ vùng không có dịch bệnh; đối với động vật được vận chuyển từ ngoài tỉnh đến phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật theo quy định. Đảm bảo đủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Động vật phải được nghỉ ngơi để bảo đảm trở về trạng thái bình thường trước khi sản xuất thịt tươi; nếu do quá trình vận chuyển động vật bị tổn thương, kiệt sức không có khả năng phục hồi và không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm sẽ được đưa vào sản xuất thịt tươi trước.
  • Khi phát hiện động vật chuẩn bị sản xuất thịt tươi hoặc sản phẩm thịt sau sản xuất thịt tươi có dấu hiệu bị bệnh thì phải được đưa tới khu vực cách ly và kiểm tra, xử lý theo quy định của Ngành Thú y, đồng thời thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng và khu vực nuôi nhốt.
  • Sản phẩm động vật sau khi sản xuất thịt tươi và trước khi tiêu thụ phải được cơ quan thú y kiểm tra, đóng dấu kiểm soát sản xuất thịt tươi hoặc dán tem kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Kiểm tra động vật trước và sau khi sản xuất thịt tươi thực hiện theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm soát sản xuất thịt tươi và kiểm tra vệ sinh thú y

2. Đối với cơ sở sản xuất thịt tươi trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Chấp hành nghiêm các quy định về kiểm dịch vận chuyển của Luật Thú y và pháp luật có liên quan, thực hiện nộp đầy đủ phí và lệ phí kiểm dịch theo quy định;
  • Cơ sở sản xuất thịt tươi phải bảo đảm không còn động vật lưu giữ chờ sản xuất thịt tươi;
  • Phải sản xuất thịt tươi toàn bộ số động vật được đưa đến để sản xuất thịt tươi bắt buộc và theo nguyên tắc động vật khỏe mạnh thì sản xuất thịt tươi trước, sau đó đến động vật có dấu hiệu mắc bệnh và động vật mắc bệnh;
  • Sau khi hoàn tất việc sản xuất thịt tươi, xử lý thân thịt, phụ phẩm và sản phẩm khác của động vật, cơ sở sản xuất thịt tươi phải thực hiện thu gom toàn bộ chất thải để tiêu hủy và thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc; nước thải trong quá trình sản xuất thịt tươi phải được thu gom và xử lý bằng hóa chất khử trùng; dụng cụ sản xuất thịt tươi, chứa đựng sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
  • Cán bộ trực tiếp thực hiện kiểm soát sản xuất thịt tươi, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật phải mang trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ kiểm dịch động vật khi thi hành công vụ theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT- BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật;
  • Người làm nhiệm vụ kiểm soát sản xuất thịt tươi thực hiện thu phí sản xuất thịt tươi đối với chủ cơ sở hoặc chủ hộ sản xuất thịt tươi theo quy định của pháp luật.
  • Chủ cơ sở hoặc chủ hộ sản xuất thịt tươi phải nộp phí sản xuất thịt tươi theo quy định.
  • Mức thu phí sản xuất thịt tươi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 285/2016/TT- BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú
  • Việc quản lý, sử dụng trang phục, sắc phục kiểm dịch động vật phải đúng chế độ, đúng đối tượng.

Tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi


III. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI TIÊU HỦY

1. Nguyên tắc tiêu hủy trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).
  • Hạn chế tối đa việc vận chuyển lợn bệnh ra khỏi ổ dịch;
  • Tiêu huỷ càng sớm càng tốt khi phát hiện dịch;
  • Người trực tiếp tiêu huỷ lợn phải được tiêu độc khử trùng sau khi làm việc. Cấm người không có phận sự vào khu vực tiêu huỷ;
  • Chôn lấp có thể gây ô nhiễm môi trường nhưng là lựa chọn ưu tiên trong tình hình hiện nay vì vậy cần lựa chọn địa điểm chôn lấp thích hợp.
  • Địa điểm tiêu hủy: Phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.

2. Biện pháp tiêu hủy trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Chôn lấp
    • Chôn lấp tại nơi xẩy ra dịch
      • Đây là lựa chọn được ưu tiên vì hạn chế sự lây lan mầm bệnh, phù hợp với các quy định trong phòng chống dịch bệnh, dập dịch đồng thời dễ dàng áp dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng. Tuy nhiên chỉ thích hợp với khối lượng tiêu huỷ không quá lớn; trại chăn nuôi xa khu dân cư, có đất rộng.
      • Khoảng cách từ hố chôn đến giếng nước, chuồng trại, nhà ở của công nhân: Khối lượng chất chôn lấp < 5 tấn/ hố cần khoảng cách tối thiểu > 50m; Khối lượng chất chôn lấp 5- 10 tấn/ hố cần khoảng cách tối thiểu> 100m
      • Số lượng động vật/ hố không vượt quá 5 tấn/ hố;
      • Không chôn ở vùng ngập nước, có mực nước ngầm thấp
    • Chôn lấp động vật trong khu vực được quy hoạch
      • Trong trường hợp xẩy ra đại dịch, số lượng động vật lớn, không thể thực hiện việc chôn lấp tại nơi xẩy ra dịch.
      • Việc vận chuyển xác động vật đến nơi tiêu huỷ được trong xe có đáy kín, được bọc bằng các tấm polyethylen ở trên nóc. Không được chất quá đầy trong thùng. Xe tải phải đi chậm để tránh rơi vãi các chất ô nhiễm.
      • Nhân viên hộ tống phải có bảo hộ và mang theo thuốc khử trùng tiêu độc, dụng cụ cần thiết để tiêu độc các chất rơi vãi trên dọc đường đi. Tất cả xe tải phải được làm vệ sinh và tiêu độc trước khi rời khỏi nơi nhiễm bệnh và sau khi dỡ hàng;
      • Lựa chọn khu vực xa dân cư, dưới chân đồi, núi, vùng trồng cây lấy gỗ, cây lâu năm.
    • Quy trình chôn lấp
      • Phải dự đoán khối lượng động vật cần chôn lấp để đào hố thích hợp: thể tích hố chôn gấp 3 – 4 lần khối lượng cần chôn lấp;
      • Kích thước của hố chôn phụ thuộc vào thiết bị sử dụng, cần dự đoán về vị trí và khối lượng các chất cần chôn. Kích thước các hố chôn phải phù hợp, càng sâu càng tốt theo chiều thẳng đứng (khả năng của máy, loại đất, mực nước là các giới hạn thông thường). Thể tích hố chôn gấp 3 – 4 lần khối lượng xác cần chôn lấp;
      • Hố chôn không được rộng quá 3 m vì gây khó khăn trong khi thao tác; Chiều dài hố sẽ được quyết định bằng khối lượng các chất cần phải chôn;
    • Trình tự chôn lấp và kiểm tra môi trường sau khi chôn
      • Khi việc đào hố hoàn tất, sử dụng vôi bột rải lót đều đáy hố, với lượng 0,8 – 1kg/ m2 diện tích đáy hố.
      • Số lượng chất chôn lấp lớn (> 10 tấn /hố), gần khu vực khai thác nước ngầm, sông hồ) cần lót vật liệu chống thấm ở đáy và xung quanh thành hố, để giảm thiểu ảnh hưởng từ hố chôn tới môi trường xung quanh.
      • Số lượng lợn nhỏ, hố chôn xa khu dân cư, xa nguồn nước, mực nước ngầm thấp và không có vật liệu chống thấm đạt tiêu chuẩn thì chôn xác lợn và phân rác trực tiếp sau khi đào hố.
      • Không dùng vật liệu chông thấm không đạt tiêu chuẩn vì gây tốn kém vô ích mà không có tác dụng giảm ô nhiễm.
      • Đối tượng tiêu huỷ được cho xuống hố, sau đó phun dung dịch (EMC, Umikai…) lên trên bề mặt rồi đắp đất, nén chặt, có thể dùng nước để làm ẩm lớp đất phía trên. Độ cao lớp đất từ đối tượng tiêu huỷ đến mặt đất từ 1,2 – 2m và cao hơn miệng hố khoảng 0,6m – Trọng lượng của đất có tác dụng ngăn chặn thú ăn thịt đào xác và giúp cho việc khử mùi, hấp thụ nước bẩn tạo ra do phân huỷ;
      • Trên bề mặt hố chôn rải vôi bột, chlorine để diệt mầm bệnh phát tán trong quá trình thao tác.- Sau khi chôn lấp cần có biển cảnh báo nơi chôn xác lợn, cử người quản lý hố chôn trong 1-2 ngày đầu tránh việc đào bới lấy xác gây hậu quả nguy hiểm; Hạn chế việc di chuyển người hay vật nuôi qua khu vực xử lý;
      • Trong vòng 3 – 4 tuần đầu sau khi chôn, thường xuyên kiểm tra tình hình hố chôn, kịp thời phát hiện sự cố để có biện pháp xử lý; Các trang trại chôn lấp gia cầm trong khuôn viên, cần kiểm tra nguồn nước ngầm, đề có biện pháp xử lý.

Tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Đốt
    • Phương pháp đốt được thực hiện theo các bước sau:
      • Đào hố có kích thước phù hợp với số lượng, trọng lượng xác động vật cần đốt (ví dụ: để tiêu hủy 01 tấn xác lợn, cần đào hố có kích thước sâu x rộng x dài = 1,5 x 1,0 x 1,0 (m), tương ứng l,5m3).
      • Xếp nguyên liệu dùng để đốt (củi, than,…) xuống hố trước; sau đó sử dụng các thanh sắt, bê tông để làm giá đỡ trên miệng hố và cho xác động vật lên trên (gồm cả bao chứa và tấm lót), sau đó tưới dầu diesel lên trên lợn để đốt. Trường hố bị ngập nước, xếp cả nguyên liệu đốt và xác lợn lên trên các thanh sắt, thanh bê tông, sau đó sau đó tưới dầu diesel lên trên lợn để đốt hoặc bố trí máy bơm để hút hết nước, bảo đảm đốt thành công xác lợn.
      • Ví dụ về cách tính nguyên liệu để tiêu hủy 01 tấn xác lợn như sau: 50 kg củi khô, 200 kg than,………. , 10 lít dầu diesel. Tỷ lệ các nguyên vật liệu để đốt có thể điều chỉnh phù hợp với thực tế.
      • Sử dụng vật liệu phù hợp để quây quanh hố chôn trước khi đốt xác động vật.
      • Xếp xác động vật lên trên vật liệu đốt theo thứ tự động vật to trước, động vật nhỏ sau (động vật phải được gây chết hẳn trước khi đưa đi đốt).
      • Tiến hành đốt xác động vật và chôn tro cốt tại hố chôn với yêu cầu khoảng cách từ bề mặt tro cốt đến mặt đất tối thiểu là 0,5m và phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột khu vực hố chôn. Quản lý hố chôn như đối với phương pháp chôn lấp. Thời gian đốt cần bảo đảm xác lợn được cháy hết.
      • Có thể Đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lấp đất và nện chặt. Riêng với bệnh Nhiệt thán, phải đổ bê tông hố chôn.

3. Yêu cầu về phương tiện vận chuyển xác động vật đến nơi tiêu hủy trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển;
  • Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi;
  • Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.

4. Sự cố hố chôn và biện pháp xử lý trong tài liệu an toàn nghành sản xuất thịt tươi

  • Sự cố hố chôn
    • Các sự cố hố chôn thường là hố chôn lún, sụp, rỉ nước bẩn, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm nước ngầm.
    • Xác chết sau khi chôn lấp, bị phân huỷ, tan rã, thể tích khối chất chứa giảm thấp, gây hiện tượng lún, sụp lớp đất trên miệng hố. Hiện tượng lún sụp thường xẩy ra ở vùng đất cao, chôn lấp sơ sài, không nén chặt, lớp đất phủ trên xác không đủ dầy, số lượng gia lợn chôn lớn. Khả năng thấm của đất tốt (đất cát, đất mùn, hay cát pha) thường bị lún sụp nhiều. Hiện tượng lún sụp không đồng đều thường tạo ra nhiều vết nứt trên miệng hố, bốc mùi hôi;
    • Hiện tượng bốc mùi hôi thối thường xẩy ra sau 1 tuần – 20 ngày. Các chất khí bốc ra từ hố chôn bao gồm các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ như Indol, Scatol, Captan , sulfuahydro…các chất khí này khuếch tán vào không khí. Hiện tượng lún sụp và bốc mùi thường xuất hiện cùng nhau;
    • Hiện tượng nước bẩn tràn ra xung quanh hố chôn sau khi chôn lấp thường xẩy ra ở vùng đất ngập nước, đất có mạch nước ngầm thấp, đất sét không thấm nước. Việc lấp đất sơ sài, không nén chặt đất trên miệng hố hoặc lớp đất quá mỏng cũng gây hiện tượng rỉ nước xung quanh hố chôn, gây ô nhiễm.
  • Biện pháp xử lý
    • Khu vực xa dân cư
      • Đắp thêm đất trên mặt hố và nén chặt. Đất đắp cao và rộng ra xung quanh miệng hố chôn khoảng 0.3 – 0,5m;
      • Nước chảy ra xung quanh được phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột;
      • Có thể sử dụng một trong các chế phẩm sau để xử lý: EMC, Umikai, Enchoice solution và vôi bột để xử lý múi hôi hố chôn.
    • Khu vực gần dân cư
      • Umikai pha thành dung dịch 0,5% ( 1kg/200lít nước), tưới trên bề mặt hố chôn sau khi đã đào lớp đất bề mặt hố chôn 0,5m để dung dịch thấm vào trung tâm hố/ làm 3 lần liên tiếp cách nhau 12 giờ / sau 48 giờ có thể khử hết 90 – 100% mùi hôi khu vực ô nhiễm;
      • Enchoice solution: Pha dung dịch nồng độ 7-10ml/10 lít nước sạch; phun trên mặt hố chôn và vùng có nước bẩn chảy ra ngày 2lần ( sáng và chiều) trong 2-3 ngày đầu sau đó giảm xuống ngày/ lần và 2 ngày/ lần. Thời gian kéo dài 7-10 ngày;
      • Kết hợp việc dùng hóa chất khử mùi và đắp thêm đất để tăng hiệu quả xử lý.

CHƯƠNG 5: THAM KHẢO THÊM

1. Dịch vụ huấn luyện an toàn cấp chứng chỉ nhóm 3

99,000 

2. Bài kiểm tra an toàn lao động nhóm 3


3. Bảng báo giá dịch vụ huấn luyện an toàn lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *