Bệnh giảm áp nghề nghiệp

Bệnh giảm áp (hay còn gọi là bệnh thùng lặn, bệnh khí nén) xảy ra khi giảm áp lực nhanh trong khi bơi lên nhanh sau khi lặn, ra khỏi thùng lặn hoặc buồng áp suất cao, hoặc đi lên cao,… dẫn đến khí đã hòa tan trong máu hoặc các mô tạo thành các bóng khí trong mạch máu.

Định luật Henry cho rằng lượng khí hòa tan trong chất lỏng tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần của chất khí ở trạng thái cân bằng với chất lỏng đó. Do đó, lượng khí trơ (ví dụ: nitơ, heli,…) hòa tan trong máu và mô tăng lên khi áp suất cao hơn.


1. Bệnh giảm áp nghề nghiệp là gì?

Bệnh giảm áp nghề nghiệp (decompression sickness, DCS, còn được gọi là bệnh thợ lặnbệnh Caisson) là bệnh xảy ra do thay đổi áp suất môi trường làm việc một cách đột ngột, các bọt khí trong lòng mạch máu, trong mô được hình thành do thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể trong quá trình lao động.

Có 2 loại bệnh giảm áp:

  • Loại I: Liên quan đến khớp, da và hệ bạch huyết, nhẹ hơn và thường không đe dọa tính mạng.
  • Loại II: Bao gồm liên quan đến thần kinh hoặc tim mạch nghiêm trọng, đôi khi đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan khác nhau.

Tủy sống đặc biệt dễ bị tổn thương; các cơ quan dễ bị tổn thương khác bao gồm não, hệ hô hấp (ví dụ, thuyên tắc phổi), và hệ tuần hoàn (ví dụ, suy tim, sốc tim).

Khám phá Công cụ tính nguy cơ bệnh giảm áp nghề nghiệp. Công cụ này mang đến đánh giá chi tiết về nguy cơ và đề xuất biện pháp phòng ngừa an toàn, hỗ trợ người thợ lặn và quản lý hiểu rõ hơn về rủi ro trong công việc của họ. Với cơ sở dữ liệu đa chiều và thuật toán tiên tiến, công cụ là nguồn thông tin đáng tin cậy cho cả thợ lặn và chuyên gia y tế đang nghiên cứu và quản lý an toàn nghề nghiệp. Mục tiêu chính của công cụ là bảo vệ sức khỏe của người thợ lặn và giảm thiểu rủi ro liên quan đến bệnh giảm áp, đồng thời nâng cao an toàn và bền vững trong lĩnh vực thợ lặn nghề nghiệp.


2. Những nghề nghiệp có nguy cơ mắc phải bệnh giảm áp

Các nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh giảm áp nghề nghiệp thường là những công việc như:

  • Thợ lặn.
  • Làm việc trong buồng cao áp, hòm chìm, trong hầm mỏ sâu, công trình ngầm,…
  • Các nghề, công việc khác trong quy trình làm việc có quá trình thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể.
bệnh giảm áp nghề nghiệp
Thợ lặn là nghề có nguy cơ cao mắc bệnh giảm áp nghề nghiệp

3. Cơ chế và nguyên nhân gây ra bệnh giảm áp nghề nghiệp

Trong quá trình bơi lên, khi áp suất xung quanh giảm, bóng khí (chủ yếu là nitơ) có thể hình thành. Bóng khí có thể xuất hiện trong bất kỳ mô nào và gây ra các triệu chứng cục bộ, hoặc chúng có thể di chuyển trong máu tới các cơ quan xa (tắc động mạch do khí).

Nitơ hòa tan dễ dàng trong chất béo, các mô có hàm lượng lipid cao (ví dụ trong hệ thần kinh trung ương) đặc biệt nhạy cảm.


4. Triệu chứng và tác hại của bệnh giảm áp nghề nghiệp

Các triệu chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện trong vòng vài phút sau khi lên cạn nhưng ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng bắt đầu dần dần. Các triệu chứng như:

  • Bệnh giảm áp loại I: thường gây đau dần dần ở khớp (thông thường là khuỷu tay và vai) và cơ; cơn đau tăng khi vận động và được miêu tả là “sâu” và “âm ỉ.” Các biểu hiện khác bao gồm phù bạch mạch, da đốm, ngứa và phát ban.
  • Bệnh giảm áp loại II: các triệu chứng thần kinh và đôi khi có triệu chứng về hô hấp. Các triệu chứng điển hình là liệt nhẹ, tê bì và ngứa ran, khó đi tiểu, và mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Nhức đầu và mệt mỏi có thể xuất hiện nhưng không đặc hiệu. Chóng mặt, ù tai và mất thính lực có thể xảy ra nếu tai trong bị ảnh hưởng. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm động kinh, nói ngọng, mất thị lực, lẫn lộn và hôn mê. Tử vong có thể xảy ra.
  • Ngạt thở (bệnh suy giảm hô hấp) là một biểu hiện hiếm gặp nhưng nghiêm trọng; các triệu chứng bao gồm khó thở, đau ngực, ho do phù phổi. Thuyên tắc mạch máu phổi do bóng khí lớn có thể dẫn đến suy tuần hoàn nhanh chóng và tử vong.
  • Hoại tử xương do giảm áp là một biểu hiện muộn của bệnh giảm áp và thường xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào trước đó. Đây là một kiểu hoại tử xương gây ra bởi sự tiếp xúc kéo dài hoặc lặp đi lặp lại liên tục với áp lực cao (thường là ở những người làm việc trong môi trường không khí nén và thợ lặn thương mại chứ không phải thợ lặn không chuyên). Sự hủy hoại các bề mặt khớp vai và hông có thể gây ra triệu chứng đau mạn tính và tàn tật do thoái hóa khớp thứ phát.
bệnh giảm áp nghề nghiệp
Đau khớp khuỷu tay là triệu chứng của bệnh giảm áp

5. Đồ bảo hộ cần thiết để phòng tránh bệnh giảm áp

Tùy thuộc vào ngành nghề khác nhau mà người lao động sẽ trang bị đồ bảo hộ phù hợp, bệnh giảm áp là bệnh thường gặp phải của những người lao động làm nghề thợ lặn, các thiết bị bảo hộ bao gồm các thiết bị cần thiết để bảo vệ an toàn khi lặn dưới nước. Những thiết bị này bao gồm:

  • Bộ ống thở và bình nén khí là thiết bị quan trọng nhất cho thợ lặn. Nó cung cấp khí oxy để giúp thợ lặn có thể thở dưới nước.
  • Mặt nạ lặn giúp thợ lặn có thể nhìn thấy dưới nước và hít oxy thông qua bộ ống thở.
  • Bộ đồ lặn giúp thợ lặn có thể giữ nhiệt độ cơ thể ổn định và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường dưới nước.
  • Dây an toàn được sử dụng để giữ thợ lặn gần thuyền và giúp an toàn cho thợ lặn trong quá trình lặn.
  • Đèn lặn được sử dụng để chiếu sáng dưới nước và giúp thợ lặn có thể nhìn rõ hơn.
bệnh giảm áp nghề nghiệp
Đồ bảo hộ cần thiết của thợ lặn

6. Người lao động bị bệnh giảm áp sẽ được bồi thường như thế nào

Tại Việt Nam, người lao động bị bệnh giảm áp nghề nghiệp sẽ được bồi thường theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội. Cụ thể, người lao động bị bệnh giảm áp nghề nghiệp sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  • Người lao động bị bệnh giảm áp nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ bồi thường cho tổn thất sức khỏe theo quy định của pháp luật. Số tiền bồi thường sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thất sức khỏe và năng lực lao động của người lao động.
  • Được chăm sóc sức khỏe và điều trị để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
  • Ngoài các chế độ bồi thường và chăm sóc sức khỏe, người lao động bị bệnh giảm áp nghề nghiệp còn có quyền được hưởng các chế độ phúc lợi khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phụ cấp người thân, và các chế độ nghỉ phép khác.

Tuy nhiên, để được bồi thường, người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện, thủ tục và hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật. Do đó, khi bị bệnh giảm áp nghề nghiệp, người lao động nên liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình đăng ký và thực hiện các thủ tục bồi thường.


7. Cách điều trị bệnh giảm áp

Phương pháp điều trị bệnh giảm áp được áp dụng dựa trên cơ chế của nguyên nhân gây bệnh, tức là chúng ta sẽ phải làm tan bọt khí trở lại và giải phóng từ lượng khí dư đó ra ngoài đường phổi bằng cách nhanh chóng đưa bệnh nhân trở về môi trường áp suất cao. Thuốc và các phương pháp khác không làm tan được bọt khí, đặc biệt là các bọt khí lớn.

Hiện nay, bệnh nhân bị bệnh giảm áp nặng có thể được chữa trị thông qua phương pháp đặc hiệu bằng oxy cao áp. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp với các thuốc nội khoa và tập vật lí trị liệu để phục hồi chức năng của các bộ phân cơ thể bị tổn thương.

Đối với các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng, biểu hiện giảm áp nặng, sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, cần nhanh chóng đưa ngay đến bệnh viện càng nhanh càng tốt thì giúp cho việc cứu chữa đạt hiệu quả tốt hơn.

Nếu gặp các trường hợp bị biến áp, việc đầu tiên là phải sơ cứu, cởi bỏ toàn bộ trang bị lặn cho người bệnh dễ thở, đặt người bệnh nằm ngửa trên nền cứng, duy trì tốt huyết áp và lưu lượng máu cho não bộ. Cho bệnh nhân nằm tư thế nghiêng 3 phần 4 nếu người bệnh có biểu hiện lơ mơ hoặc đau đầu

Tuyệt đối không truyền đạm hay bất cứ một dung dịch dinh dưỡng nào ngoài dịch muối đẳng trương. Sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển người bệnh tới bệnh viện hoặc trung tâm oxy cao áp. Nếu được sơ cứu và vận chuyển càng nhanh càng tốt, người bệnh hoàn toàn có khả năng phục hồi hoàn toàn.


8. Cách phòng tránh bệnh giảm áp nghề nghiệp

Để phòng tránh bệnh giảm áp nghề nghiệp, người lao động cần thực hiện một số biện pháp như:

  • Tuân thủ và áp dụng chặt chẽ quy trình lặn.
  • Định kỳ đào tạo và sát hạch thợ lặn.
  • Sử dụng thiết bị lặn đặc chủng phù hợp với công việc.
  • Giám sát sức khỏe của thợ lặn trước khi bắt đầu công việc. Định kỳ kiểm tra sức khỏe của thợ lặn theo đúng yêu cầu luật định.

9. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phòng tránh bệnh giảm áp

Doanh nghiệp có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và sự an toàn của người lao động trong quá trình làm việc. Do đó, để phòng tránh bệnh giảm áp nghề nghiệp, các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên như sau:

  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
  • Cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động, đào tạo và hướng dẫn cách sử dụng cũng như cách phòng tránh bệnh giảm áp nghề nghiệp.
  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe của nhân viên để sớm phát hiện và điều trị bệnh giảm áp nghề nghiệp.
  • Nếu nhân viên bị bệnh giảm áp nghề nghiệp, các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhân viên điều trị và bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện quan trắc môi trường lao động và báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ để đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.

Tổ chức tốt công tác phòng tránh bệnh giảm áp nghề nghiệp không chỉ giúp giảm thiểu sự mất mát về tài chính mà còn đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người lao động.


10. Trung tâm quan trắc môi trường lao động toàn quốc

Trung tâm quan trắc môi trường lao động của Nam Việt là một đơn vị chuyên nghiệp về giám sát và đo lường chất lượng môi trường lao động khắp mọi tỉnh thành tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên quan trắc giàu kinh nghiệm, trung tâm sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại, đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Ngoài việc cung cấp dịch vụ quan trắc, trung tâm còn hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch, xử lý, và theo dõi các vấn đề về môi trường lao động. Với phương châm “khách hàng là trung tâm”, trung tâm quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.

Với sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ và nhân lực, trung tâm quan trắc của Nam Việt đã và đang trở thành một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động tại TP. Hồ Chí Minh với các mục tiêu sau:

  • Chúng tôi luôn xem trọng danh tiếng thương hiệu và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình.
  • Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất có thể và phù hợp nhất có thể.
  • Cùng với đội ngũ Thạc sĩ, Kỹ sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn với mong muốn bảo vệ môi trường và làm lợi ích cho doanh nghiệp.
Công văn sở y tế đồng ý với nội dung công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
  • Đến với đội ngũ Quan trắc Môi trường Nam Việt, Quý công ty sẽ nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp với các chuyên gia trong lĩnh vực quan trắc. Đồng thời có được những ưu đãi tốt nhất về chi phí.

11. Báo giá quan trắc môi trường lao động

Để giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện quan trắc môi trường lao động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, Nam Việt chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng bảng báo giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động chất lượng và chi phí hợp lý.

  • Bảng báo giá quan trắc của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về giá cả của các dịch vụ quan trắc mà chúng tôi đang cung cấp. Bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc di chuyển, đo đạc, phân tích và báo cáo kết quả. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo kết quả quan trắc mà chúng tôi cung cấp.
  • Chúng tôi cam kết luôn đưa ra giá cả cạnh tranh và hợp lý nhất trên thị trường, đồng thời chúng tôi cũng luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ quan trắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
  • Với bảng báo giá quan trắc của Nam Việt, quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng cao nhất với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *