Rung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?

Trang chủ > Quan trắc môi trường > Môi trường lao động > Yếu tố môi trường lao động > Rung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?

Rung động là những dao động cơ học, sinh ra bởi sự dịch chuyển có chu kỳ đều đặn hoặc thay đổi của vật thể quanh vị trí của nó. Các máy, thiết bị, công cụ sử dụng các nguồn động lực khác nhau, khi làm việc đều phát sinh các dao động cơ học dưới dạng rung động.

Rung động là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nghề nghiệp ở người lao động trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng, giao thông, khai thác mỏ,…

1. Rung là gì?

Rung xóc: là những dao động cơ học phát sinh từ các động cơ và dụng cụ sản xuất. Những dao động đó là những dao động điều hòa hoặc không điều hòa. Trong dao động điều hòa hoặc dao động hình Sin, vật chuyển từ vị trí xuất phát (vị trí cân bằng) về phía này hay về phía khác sau đó lại trở về vị trí xuất phát trong một thời gian nhất định.

Rung là loại dao động có tần số lớn và biên độ nhỏ. Trong thực tế các máy móc và dụng cụ thường sinh ra những dao động phức tạp tổng hợp của nhiều dao động đơn giản.

Xóc thường gặp trong các loại giao thông vận tải, đó là những dao động không điều hòa, thường có tần số thấp và biên độ lớn.

Rung động là hiện tượng cơ học dao động phát sinh từ những động cơ và dụng cụ sản xuất khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian theo chu kỳ. Rung động có thể theo chiều thẳng đứng, chiều ngang hoặc nhiều hướng.

Có hai loại rung:

  • Rung toàn thân hay rung chuyển toàn thân, chủ yếu có tần số thấp từ 2 – 20Hz, ở tần số này còn gọi là rung xóc, và tần số rất thấp dưới 2Hz. Rung toàn thân cũng có thể gặp ở tần số cao.
  • Rung cục bộ hay rung chuyển cục bộ, một loại của tần số cao trên 20Hz. Rung chuyển cục bộ chủ yếu theo đường tay, ở những người sử dụng công cụ cầm tay.

Giá trị cho phép được quy định theo 3 phương của hệ trục tọa độ vuông góc gắn liền với cơ thể người quy ước như sau:

  • z – trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất và hướng từ chân lên đầu.
  • x – trục nằm ngang, hướng từ lưng ra ngực.
  • y – trục nằm ngang, hướng từ vai phải sang vai trái.
Rung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Phương của hệ trục tọa độ x, y, z vuông góc gắn liền với cơ thể người

2. Rung phát sinh từ đâu bên trong nhà máy sản xuất

Rung trong nhà máy sản xuất có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra rung trong môi trường sản xuất:

  • Quá trình sản xuất như gia công, cắt, đục, nén, mài, vận chuyển vật liệu,… cũng có thể tạo ra rung động.
  • Các thiết bị điện tử như motor, máy biến tần, hệ thống điện công nghiệp, hay hệ thống điều khiển tự động có thể tạo ra rung động. Nếu không được lắp đặt hoặc cấu hình đúng cách, các linh kiện điện tử có thể gây ra hiện tượng rung động hoặc tạo ra dao động không mong muốn.
  • Cấu trúc nhà máy và vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất có thể tạo ra rung động. Nếu cấu trúc không được thiết kế chắc chắn hoặc không được lắp đặt chính xác, nó có thể rung và tạo ra âm thanh. Sự rung động cũng có thể phát sinh từ vật liệu khi chúng bị tác động hoặc chịu sự biến dạng.
  • Các máy móc và thiết bị trong nhà máy có thể tạo ra rung động khi hoạt động. Điều này có thể do sự mất cân đối, rơi rớt, lắc động hoặc hệ thống không được bảo trì đúng cách.

Để giảm thiểu rung động trong nhà máy sản xuất, các biện pháp sau có thể được áp dụng: kiểm tra và bảo trì định kỳ các máy móc và thiết bị, cân chỉnh và cấu hình đúng các hệ thống điện tử, cải thiện cấu trúc và vật liệu, sử dụng các biện pháp cách âm và cách rung, và tuân thủ các quy định an toàn trong lao động.

Rung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Công nhân lái xe chịu tác động của rung động khi làm việc

3. Những ngành nghề có yếu tố rung gây nguy hại cho người lao động

Một số ngành nghề có yếu tố rung động cao có thể gây nguy hại cho người lao động. Những ngành nghề này thường liên quan đến việc sử dụng công cụ, máy móc hoặc thiết bị tạo ra rung động mạnh và liên tục. Dưới đây là một số ví dụ về các ngành nghề như vậy:

  • Công nhân xây dựng thường làm việc với các công cụ và máy móc nặng như máy khoan, máy cắt, máy đục, máy nén,… Các công cụ này có thể tạo ra rung động mạnh và kéo dài trong quá trình sử dụng, gây nguy hiểm cho hệ thống xương, cơ, thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể.
  • Trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nhân thường làm việc với các thiết bị nặng như máy khoan, máy nghiền, thiết bị vận chuyển,… có rung động lớn.
  • Các ngành công nghiệp chế biến kim loại như hàn, đúc, gia công, làm khuôn mẫu,… cũng thường có yếu tố rung động cao.
  • Trong ngành công nghiệp hàng không, công nhân tiếp xúc với các máy bay, động cơ máy bay và các thiết bị khác tạo ra rung động. Các kỹ thuật viên và kỹ sư hàng không có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi rung động kéo dài.
  • Một số ngành, nghề, công việc khác có tiếp xúc với độ rung.

Cần lưu ý rằng trong các ngành nghề này, việc tiếp xúc với rung động kéo dài và không được kiểm soát có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, các biện pháp an toàn và bảo vệ lao động phải được thực hiện để giảm thiểu tác động của rung đối với người lao động.

Rung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Công nhân làm việc với các máy móc, thiết bị có rung động lớn sẽ mắc các bệnh nghề nghiệp

4. Rung ảnh hưởng như thế nào đến sự thoải mái của người lao động

Rung động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự thoải mái và sức khỏe của người lao động. Dưới đây là một số tác động chính của rung đối với sự thoải mái của người lao động như:

  • Khi tiếp xúc liên tục với độ rung có thể gây mệt mỏi và căng thẳng cho người lao động như cảm giác không thoải mái và gây ra căng thẳng tâm lý.
  • Rung có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như đau lưng, đau cổ, đau vai và các vấn đề về xương, cơ, thần kinh và tĩnh mạch,… Nếu không được kiểm soát, rung động kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng dẫn đến người lao động sẽ bị bệnh nghề nghiệp.
  • Khi người lao động phải làm việc trong môi trường có yếu tố rung có hại, khả năng tập trung, tinh thần làm việc và sự chính xác có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến sự mất tập trung, sai sót và giảm năng suất lao động.
  • Rung có thể tạo ra một môi trường làm việc không thoải mái và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người lao động. Cảm giác không ổn định, căng thẳng và áp lực có thể tăng lên, gây khó khăn trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thoải mái.

Để đảm bảo sự thoải mái của người lao động, nên tiến hàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu độ rung trong môi trường lao động.

Rung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người lao động?
Tiếp xúc với rung liên tục trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về xương, khớp

5. Mức tiếp xúc độ rung cho phép tại nơi làm việc

Theo QCVN 27:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc:

  • Rung cục bộ
    • Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số được quy định tại bảng 1.

Bảng 1. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta không vượt quá các giá trị sau:

Dải tần số (Hz)Mức cho phép
Gia tốc rung (m/s2)Vận tốc rung (m/s).

10-2

8 (5,6-11,2)1,42,8
16 (11,2-22,4)1,41,4
31,5 (22,4-45)2,71,4
63 (45-90)5,41,4
125 (90-180)10,71,4
250 (180-355)21,31,4
500 (355-700)42,51,4
1000 (700-1400)85,01,4
    • Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số ốc ta phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, được quy định trong bảng 2.

Bảng 2. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc, phútMức cho phép
Gia tốc rung (m/s2)Vận tốc rung (m/s)
4801,41,4.10-2
2402,02,0.10-2
1202,82,8.10-2
603,93,9.10-2
305,65,6.10-2

Ghi chú: Giá trị rung cho phép lớn nhất không vượt quá giá trị cho phép ứng với thời gian tiếp xúc 30 phút (theo bảng 2).

    • Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh: đối với rung ở những tần số khác, khi thời gian tiếp xúc trong 8 giờ (480 phút), gia tốc hiệu chỉnh không vượt quá 4m/s2, vận tốc hiệu chỉnh không quá 4 cm/s.
    • Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: nếu thời gian tiếp xúc dưới 8 giờ trong ngày, mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh và vận tốc hiệu chỉnh được tính theo công thức sau:
  • Rung toàn thân
    • Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số (ốcta) được quy định ở Bảng 3.

Bảng 3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau:

Dải tần số (Hz)Gia tốc rung (m/s2)Vận tốc rung (m/s)
Rung đứngRung ngangRung đứngRung ngang
1 (0,08-1,4)1,100,3920,0.10-26,3.10-2
2 (1,4-2,8)0,790,427,1.10-23,6.10-2
4 (2,8-5,6)0,570,802,5.10-23,2.10-2
8 (5,6-11,2)0,601,621,3.10-23,2.10-2
16 (11,2-22,4)1,143,201,1.10-23,2.10-2
31,5 (22,4-45)2,266,381,1.10-23,2.10-2
63 (45-90)4,4912,761,1.10-23,2.10-2

Chú ý: Khi khảo sát rung thường chỉ đo một trong hai đại lượng (gia tốc rung hoặc vận tốc rung).

    • Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh đối với rung đứng không quá 0, 54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).
    • Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: đối với các loại phương tiện, vị trí làm việc khác nhau có hệ số hiệu chỉnh khác nhau:
      • Loại 1: Rung vận chuyển, rung trong giao thông tác động tại chỗ làm việc của những máy di động và các phương tiện vận tải khi làm việc. Ví dụ: Lái xe tải, điều khiển máy kéo nông nghiệp, máy làm đường… Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 1. Đối với rung đứng không quá 0,54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).
      • Loại 2: Rung vận chuyển – công nghệ, tác động tại chỗ làm việc của những máy móc, phương tiện di động hạn chế trên những khu vực nhất định của mặt bằng sản xuất hoặc mặt bằng nơi khai mỏ. Ví dụ: điều khiển máy xúc, lái các loại cẩu, các loại máy khai mỏ (máy liên hợp khai mỏ). Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,5. Đối với rung đứng không quá 0,27m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,19m/s2 (theo trục x,y).
      • Loại 3: Rung do công nghệ sản xuất, tác động tại chỗ làm việc của những máy tĩnh tại hoặc truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Ví dụ: điều khiển máy công cụ, nền của các máy cố định trong sản xuất. Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,16. Đối với rung đứng không quá 0,086m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,06m/s2 (theo trục x,y).

6. Khi tiếp xúc với rung nguy hại trong thời gian dài sẽ sinh ra bệnh nghề nghiệp gì?

Khi tiếp xúc với rung nguy hại trong thời gian dài, người lao động có thể mắc phải một số bệnh nghề nghiệp liên quan đến rung động, được gọi chung là bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và bệnh nghề nghiệp rung cục bộ. Dưới đây là một số bệnh có liên quan đến rung như:

  • Tiếp xúc với rung liên tục và kéo dài có thể gây ra tổn thương và mất cân bằng trong hệ xương, khớp và cơ, dẫn đến các vấn đề như đau lưng, viêm khớp, viêm cột sống, các bệnh về cơ,…
  • Gây tổn thương đến hệ thần kinh, dẫn đến các vấn đề như đau và tê bì, tổn thương dây thần kinh, bị mất cảm giác và sự điều chỉnh cảm giác không đúng lúc.
  • Rung có thể gây ảnh hưởng đến hệ tĩnh mạch, gây ra các vấn đề như suy giảm tuần hoàn máu, sưng và mất cảm giác trong các ngón tay và ngón chân.
  • Rung động có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh vận động, dẫn đến sự giảm điều khiển và khả năng cầm nắm.
  • Một số công việc với rung có thể gây tổn thương cho thị giác dẫn đến vấn đề như giảm thị lực,…

Các bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hiệu suất làm việc của người lao động. Do đó, việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và áp dụng biện pháp bảo vệ lao động là rất quan trọng để giảm thiểu tác động này.


7. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của độ rung đến sức khỏe người lao động

Để giảm thiểu ảnh hưởng của rung đến sức khỏe người lao động, có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Đảm bảo rằng thiết kế công việc và môi trường làm việc phù hợp để giảm thiểu tiếp xúc với độ rung. Điều này bao gồm việc sử dụng thiết bị làm việc có tính năng giảm rung, bố trí chỗ làm việc sao cho thuận tiện và thoải mái, và giảm tiếng ồn và rung động trong môi trường làm việc.
  • Sử dụng thiết bị chống rung như găng tay, giày chống rung, tấm lót chống rung,…  để giảm tiếp xúc trực tiếp với rung động.
  • Giới hạn thời gian tiếp xúc với rung động và đảm bảo các khoảng thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi sau tiếp xúc.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến rung động và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn về rung động trong ngành công nghiệp và đưa ra các biện pháp b
  • Đào tạo cho người lao động: Cần đào tạo cho người lao động về các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi làm việc, để họ có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình khi làm việc trong môi trường đó.
  • Định kỳ tổ chức quan trắc môi trường lao động trong nhà máy xí nghiệp, thu thập và phân tích các yếu tố có hại cho người lao động, từ đó điều chỉnh giảm mức nguy hại để phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho họ.

Những biện pháp trên sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng của độ rung đến sức khỏe người lao động và nâng cao hiệu suất làm việc của họ.


8. Trung tâm quan trắc môi trường lao động toàn quốc

Trung tâm quan trắc môi trường lao động của Nam Việt là một đơn vị chuyên nghiệp về giám sát và đo lường chất lượng môi trường lao động khắp mọi tỉnh thành tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên quan trắc giàu kinh nghiệm, trung tâm sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại, đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Ngoài việc cung cấp dịch vụ quan trắc, trung tâm còn hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch, xử lý, và theo dõi các vấn đề về môi trường lao động. Với phương châm “khách hàng là trung tâm”, trung tâm quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.

Với sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ và nhân lực, trung tâm quan trắc của Nam Việt đã và đang trở thành một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động tại TP. Hồ Chí Minh với các mục tiêu sau:

  • Chúng tôi luôn xem trọng danh tiếng thương hiệu và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình.
  • Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất có thể và phù hợp nhất có thể.
  • Cùng với đội ngũ Thạc sĩ, Kỹ sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn với mong muốn bảo vệ môi trường và làm lợi ích cho doanh nghiệp.
Công văn sở y tế đồng ý với nội dung công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
  • Đến với đội ngũ Quan trắc Môi trường Nam Việt, Quý công ty sẽ nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp với các chuyên gia trong lĩnh vực quan trắc. Đồng thời có được những ưu đãi tốt nhất về chi phí.

9. Báo giá quan trắc môi trường lao động

Để giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện quan trắc môi trường lao động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, Nam Việt chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng bảng báo giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động chất lượng và chi phí hợp lý.

  • Bảng báo giá quan trắc của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về giá cả của các dịch vụ quan trắc mà chúng tôi đang cung cấp. Bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc di chuyển, đo đạc, phân tích và báo cáo kết quả. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo kết quả quan trắc mà chúng tôi cung cấp.
  • Chúng tôi cam kết luôn đưa ra giá cả cạnh tranh và hợp lý nhất trên thị trường, đồng thời chúng tôi cũng luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ quan trắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
  • Với bảng báo giá quan trắc của Nam Việt, quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng cao nhất với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *