Bệnh đục thể thủy tinh (tên gọi khác của bệnh cườm khô, cườm đá, cườm hạt ở mắt) là tình trạng thể thủy tinh – ống kính trong suốt của mắt bị mờ, giống như một tấm kính bám đầy bụi hoặc phủ sương mù.
Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước và các protein, sắp xếp trật tự để cho ánh sáng có thể xuyên qua và hội tụ trên võng mạc, giúp ta nhìn rõ các vật thể dù ở gần hay xa. Tuy nhiên dưới sự tác động của nhiều yếu tố đã làm cho các protein cấu tạo nên thủy tinh thể co cụm lại thành từng đám, làm cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc, từ đó gây suy giảm thị lực.
1. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp là gì?
Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp do người lao động tiếp xúc với bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi sóng trong môi trường lao động.
Thông thường, bệnh đục thủy tinh thể sẽ tiến triển dần theo thời gian, từ khi phát hiện ra dấu hiệu đầu tiên cho đến khi mất thị lực hoàn toàn thì có thể mất tới vài năm. Do vậy, dù đục thủy tinh thể bệnh lý nguy hiểm nhưng mọi người vẫn có cơ hội để đảo ngược tình thế, ngăn chặn bệnh ngay từ giai đoạn đầu để bảo tồn thị lực cho mình.
2. Những nghề nghiệp có nguy cơ mắc phải bệnh đục thể thủy tinh
Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc:
- Tiếp xúc bức xạ ion hóa.
- Luyện cán thép, sử dụng laser, thợ hàn,…
- Làm việc tại trạm rada, trạm thu phát sóng phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin liên lạc, dây tải điện cao áp, lò đốt sóng cao tần, đèn khử trùng,…
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi sóng.
3. Cơ chế và nguyên nhân gây ra bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
Khi mắt tiếp xúc với các yếu tố gây hại sẽ làm cho các protein của thủy tinh thể trong mắt co lại, từ đó hình thành các đám mờ che đi tầm nhìn của mắt, làm suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa.
Một số nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể khác như: tuổi tác, bẩm sinh, nguyên nhân thứ phát như tăng nhãn áp, tiểu đường, dùng kéo dài thuốc corticoid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc trầm cảm; hoặc do chấn thương cũng gây nên bệnh đục thủy tinh thể.
Những người trên 40 tuổi sẽ có khả năng bị đục thủy tinh thể nhiều hơn do khả năng tự bảo vệ mắt đã giảm đi nên dễ bị các yếu tố khác tác động.
Khám phá Công cụ tính nguy cơ bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp, chuyên sâu về bệnh đục thể thủy tinh trong môi trường làm việc nghề nghiệp. Công cụ này cung cấp đánh giá chi tiết về nguy cơ và đề xuất biện pháp phòng ngừa an toàn, giúp những người làm việc và quản lý hiểu rõ và quản lý tốt hơn về rủi ro trong môi trường làm việc của họ. Với cơ sở dữ liệu đa chiều và thuật toán tiên tiến, công cụ là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các chuyên gia y tế và quản lý an toàn nghề nghiệp. Mục tiêu chính của công cụ này là bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi nguy cơ bệnh đục thể thủy tinh và giúp giảm thiểu rủi ro, đồng thời đóng góp vào việc duy trì môi trường làm việc an toàn và bền vững.
4. Triệu chứng của bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
Triệu chứng cơ năng:
- Thị lực bình thường hoặc giảm.
- Lóa mắt.
- Nhìn thấy chấm đen trước mắt di động theo vận động nhãn cầu.
- Nhìn thấy hai hình.
Triệu chứng thực thể: Đục thể thủy tinh tùy theo mức độ đục có biểu hiện như sau:
- Giai đoạn đầu có thể có biểu hiện sau:
- Xuất hiện những vẩn đục nhỏ ở phần vỏ xung quanh thể thủy tinh, các chấm đục có thể kết lại thành đám vẩn đục hình vành khăn, hình nêm, chiều rộng của vòng đục lớn nhất <1/3 bán kính thể thủy tinh hoặc tổng phần đục vỏ ít hơn 1/4 chu vi thể thủy tinh.
- Những điểm vẩn đục nhỏ nằm ở dưới bao sau, cực sau.
- Thị lực không bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn hai có những tổn thương thể thủy tinh ở giai đoạn đầu tiến triển hơn, có thể có những biểu hiện sau:
- Những vẩn đục nhỏ ở phần vỏ xung quanh thể thủy tinh kết lại với nhau thành hình vành khăn, hình tròn, phạm vi đục từ 1/3 đến < 2/3 bán kính thể thủy tinh hoặc tổng phần đục vỏ từ 1/4 đến 1/2 chu vi thể thủy tinh;
- Khu vực nhân phôi hoặc nhân trưởng thành có thể vẩn đục không hoàn toàn hoặc hoàn toàn;
- Những vẩn đục nhỏ dưới bao sau phát triển thành đục hình đĩa, đan xen vào phần vỏ. Có thể kèm theo những chấm đục ở vùng dưới bao trước;
- Thị lực bình thường hoặc giảm ít.
- Giai đoạn ba có thể có những biểu hiện sau:
- Phạm vi vẩn đục của vùng vỏ xung quanh thể thủy tinh ≥ 2/3 bán kính thể thủy tinh hoặc tổng phần đục vỏ lớn hơn 1/2 chu vi của thể thủy tinh.
- Bên trong nhân phôi hoặc nhân trưởng thành có thể xuất hiện những vẩn đục kết thành hình cánh hoa hoặc hình đĩa.
- Những vẩn đục ở dưới bao sau hình đĩa phát triển lớn hơn và mỏng dần hướng về xích đạo thể thủy tinh.
- Thị lực giảm nhiều.
5. Biến chứng của bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
- Gây Glaucomas: là một nhóm các rối loạn về mắt được đặc trưng bởi tổn thương dây thần kinh thị giác tiến triển, trong đó một phần quan trọng là sự gia tăng tương đối áp lực nội nhãn (IOP) có thể dẫn đến mất thị lực không thể phục hồi.
- Viêm màng bồ đào.
6. Đồ bảo hộ cần thiết để phòng tránh bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
Để phòng tránh bệnh đục thể thủy tinh trong nghề nghiệp, người lao động nên sử dụng kính bảo hộ thích hợp để bảo vệ mắt khỏi các yếu tố môi trường gây hại.
Kính bảo hộ sẽ được thiết kế đặc biệt tùy vào tác nhân gây hại cho mắt mà người lao động tiếp xúc.
7. Người lao động bị bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp sẽ được bồi thường như thế nào
Theo Luật Bảo hiểm xã hội của Việt Nam, nếu người lao động bị bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp, họ có thể được bồi thường theo các quy định sau đây:
- Người lao động bị bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ bồi thường cho tổn thất sức khỏe theo quy định của pháp luật. Số tiền bồi thường sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thất sức khỏe và năng lực lao động của người lao động.
- Được chăm sóc sức khỏe và điều trị để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
- Người lao động bị bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp nếu không thể tiếp tục làm việc trong ngành nghề hiện tại, họ cần được hỗ trợ để học tập hoặc đào tạo lại nghề mới để có thể đáp ứng nhu cầu lao động của mình.
- Ngoài các chế độ bồi thường và chăm sóc sức khỏe, người lao động bị bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp còn có quyền được hưởng các chế độ phúc lợi khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phụ cấp người thân, và các chế độ nghỉ phép khác.
Để được hưởng các chế độ bảo hiểm trên, người lao động cần có đầy đủ các chứng từ, giấy tờ để chứng minh bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và quá trình điều trị của mình.
8. Cách điều trị bệnh đục thể thủy tinh
Điều quan trọng nhất trong điều trị đục thủy tinh thể là bảo tồn thủy tinh thể tự nhiên của mắt, ngăn bệnh tiến triển để tránh nguy cơ mù lòa và hạn chế việc phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo cho người bệnh.
- Sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ: Hiện nay các thuốc tổng hợp hóa dược rất khó có thể làm trong thủy tinh thể trở lại. Đối với những ca bệnh chưa nặng hoặc bệnh mắc phải trên nền bệnh nhân đã bị đái tháo đường, tim mạch,… là những bệnh khó phẫu thuật, phương pháp điều trị là sử dụng những sản phẩm giúp nuôi dưỡng đôi mắt như Omega 3 giàu DHA nguyên chất, sản phẩm chứa Ginkgo Biloba, Fursultiamin và Blueberry,…
- Phương pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo: Áp dụng với trường hợp bị đục thủy tinh thể nặng, mức thị lực 1- 2/10.
Bệnh nhân cần được quan sát và điều trị theo chỉ định của bác sĩ tại các trung tâm y tế.
9. Cách phòng tránh bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhãn khoa, cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh đục thể thủy tinh là cần thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học, kết hợp với những giải pháp hỗ trợ điều trị thông qua các cách sau:
- Khi làm việc trong môi trường có nguồn tiếp xúc với bức xạ ion hóa, bức xạ không ion hóa,… nên sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây bệnh đục thể thủy tinh.
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, A, kẽm, lutein, zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng sữa, cá,… Hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ,…
- Khám mắt thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần.
10. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phòng tránh bệnh đục thể thủy tinh
Doanh nghiệp có trách nhiệm lớn trong việc phòng tránh bệnh đục thể thủy tinh và bảo vệ sức khỏe của nhân viên làm việc trong môi trường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Điều này bao gồm các trách nhiệm sau đây:
- Cung cấp đầy đủ thông tin về các nguy cơ và tác động của môi trường làm việc lên sức khỏe của nhân viên. Doanh nghiệp cần phải đưa ra các thông tin chi tiết về tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, bụi và hóa chất đến sức khỏe của nhân viên, cũng như những biện pháp phòng ngừa và hạn chế.
- Thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ nhân viên khỏi bệnh đục thể thủy tinh. Đây có thể bao gồm việc cung cấp đồ bảo hộ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn và cải thiện môi trường làm việc.
- Đào tạo nhân viên về các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa bệnh đục thể thủy tinh cũng như đào tạo về các biện pháp an toàn trong quá trình làm việc và cách sử dụng đồ bảo hộ để giảm thiểu rủi ro bị bệnh đục thể thủy tinh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh đục thể thủy tinh, để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Nếu nhân viên mắc bệnh đục thể thủy tinh, doanh nghiệp cần đảm bảo hỗ trợ cho nhân viên trong việc chữa trị bệnh và hỗ trợ tài chính, trong trường hợp bệnh ảnh hưởng đến công việc của họ.
- Thực hiện quan trắc môi trường lao động và báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ để đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.
11. Trung tâm quan trắc môi trường lao động toàn quốc
Trung tâm quan trắc môi trường lao động của Nam Việt là một đơn vị chuyên nghiệp về giám sát và đo lường chất lượng môi trường lao động khắp mọi tỉnh thành tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên quan trắc giàu kinh nghiệm, trung tâm sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại, đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy.
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Ngoài việc cung cấp dịch vụ quan trắc, trung tâm còn hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch, xử lý, và theo dõi các vấn đề về môi trường lao động. Với phương châm “khách hàng là trung tâm”, trung tâm quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.
Với sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ và nhân lực, trung tâm quan trắc của Nam Việt đã và đang trở thành một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động tại TP. Hồ Chí Minh với các mục tiêu sau:
- Chúng tôi luôn xem trọng danh tiếng thương hiệu và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình.
- Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất có thể và phù hợp nhất có thể.
- Cùng với đội ngũ Thạc sĩ, Kỹ sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn với mong muốn bảo vệ môi trường và làm lợi ích cho doanh nghiệp.
- Đến với đội ngũ Quan trắc Môi trường Nam Việt, Quý công ty sẽ nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp với các chuyên gia trong lĩnh vực quan trắc. Đồng thời có được những ưu đãi tốt nhất về chi phí.
12. Báo giá quan trắc môi trường lao động
Để giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện quan trắc môi trường lao động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, Nam Việt chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng bảng báo giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động chất lượng và chi phí hợp lý.
- Bảng báo giá quan trắc của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về giá cả của các dịch vụ quan trắc mà chúng tôi đang cung cấp. Bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc di chuyển, đo đạc, phân tích và báo cáo kết quả. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo kết quả quan trắc mà chúng tôi cung cấp.
- Chúng tôi cam kết luôn đưa ra giá cả cạnh tranh và hợp lý nhất trên thị trường, đồng thời chúng tôi cũng luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ quan trắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
- Với bảng báo giá quan trắc của Nam Việt, quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng cao nhất với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.