Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Rung động là hiện tượng cơ học dao động phát sinh từ những động cơ và dụng cụ sản xuất khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian theo chu kỳ. Rung động có thể theo chiều thẳng đứng, chiều ngang hoặc theo nhiều hướng.

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ gây ra và chỉ làm cho từng bộ phận của cơ thể bị rung động. Ảnh hưởng rung cục bộ thường gặp nhất trong các công việc có sử dụng các thiết bị khí nén hoặc điện cầm tay như: máy khoan đá khi nén, máy đục đá, máy tán rive, máy đầm khuôn trong ngành đúc,…

Bệnh nghề nghiệp do cục bộ là tình trạng bệnh lý do tiếp xúc với rung chuyển với các biểu hiện bệnh lý tập trung chủ yếu vào tổn thương xương, khớp xương, rối loạn vận mạch, ngoài ra, có thể thấy tổn thương cân, cơ, thần kinh,…

1. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ là gì?

Tác động rung cục bộ (còn gọi là rung chuyển cục bộ) ở tần số cao trên 20Hz. Rung chuyển cục bộ chủ yếu truyền theo đường tay, ở những người sử dụng công cụ cầm tay.

Người lao động tiếp xúc với rung động cục bộ trong thời gian dài có thể gây đau, mỏi cơ ở tay và cánh tay, giảm lực cơ. Tiếp xúc với rung động có thể là nguyên nhân gây giảm sức nắm của tay. Trong một số trường hợp, mệt mỏi cơ có thể là nguyên nhân của sự tàn tật.

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ chủ yếu ở những người sử dụng máy cầm tay.

2. Những nghề nghiệp có nguy cơ mắc phải bệnh do rung cục bộ

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ thường gặp ở những người làm việc trong môi trường có sự tác động liên tục của rung động lên cơ thể, đặc biệt là các khớp, cơ và dây chằng,… Những nghề nghiệp thường gặp và nguồn tiếp xúc như:

  • Thao tác với các loại dụng cụ hơi nén cầm tay như búa, dũi, búa tán rive, chầy đục phá khuôn, đúc khuôn, máy khoan đá,…
  • Sử dụng các máy chạy bằng động cơ loại cầm tay, như máy cưa, máy cắt có, máy khoan; máy tời khoan dầu khí, máy mài nhẵn các vật kim loại, tỳ vật mài lên đá mài quay tròn,…
  • Nghề, công việc khác phải tiếp xúc với rung cục bộ.

Ngoài ra, bất kỳ nghề nghiệp và công việc nào liên quan đến sử dụng máy móc và thiết bị có tác động rung cục bộ đều có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ gây ra.

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
Hình ảnh công nhân khi thao tác loại máy cầm tay

3. Cơ chế và nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Công nhân khi thao tác loại máy cầm tay thì thường tay trái đỡ và giữ máy, khuỷu tay, vai hoặc đùi giữ vai trò của các điểm tựa, còn tay phải tạo lực ấn. Với khối lượng trung bình của máy từ 20 – 35kg khi hoạt động máy gây ra những rung động mạnh và liên tục, những rung động này sẽ trực tiếp truyền vào cơ thể người công nhân và gây ra những bệnh rung động cục bộ.

Theo các công nhân khi làm việc bằng những máy cầm tay gây rung mạnh như vậy, người công nhân phải có một sự cố gắng nhất định để giữ máy ở tư thế thích hợp, sự cố gắng này đòi hỏi các cơ bắp phải co bóp mạnh và thường xuyên. Sự căng hệ thống cơ tay tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền rung động tới toàn chi trên và vai, dẫn tới sự co rút cơ, phát sinh chuột rút và nặng hơn có thể bị teo cơ.

Theo H.Desoille, chứng teo cơ thường thấy ở các mô ngón tay út và ngón cái, các cơ liên đốt và cơ cánh tay cũng bị ảnh hưởng nhưng ít hơn.

Khám phá Công cụ tính nguy cơ bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, chuyên sâu về bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ. Công cụ này cung cấp đánh giá chi tiết về nguy cơ và đề xuất biện pháp phòng ngừa an toàn, giúp những người làm việc và quản lý hiểu rõ và quản lý tốt hơn về rủi ro trong môi trường làm việc của họ. Với cơ sở dữ liệu đa chiều và thuật toán tiên tiến, công cụ là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các chuyên gia y tế và quản lý an toàn nghề nghiệp. Mục tiêu chính của công cụ này là bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi nguy cơ bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và giúp giảm thiểu rủi ro, đồng thời đóng góp vào việc duy trì môi trường làm việc an toàn và bền vững.


4. Triệu chứng và tác hại của bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Triệu chứng xương khớp:

  • Đau khớp xương: âm ỉ, xuất hiện sau khi lao động, hoặc lúc bắt đầu, có thể ngừng đau sau nghỉ ngơi.
  • Khớp: không biến dạng, không sưng nhưng có thể teo cơ nhẹ quanh khớp.
  • Cử động khớp bị giới hạn khá rõ rệt khi gấp khớp, hay thay đổi nhẹ khi duỗi.

Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud nghề nghiệp):

  • Bao gồm rối loạn tuần hoàn vận mạch đầu chi và rối loạn cảm giác bàn tay. Bệnh diễn biến làm hai giai đoạn:
    • Giai đoạn đầu: thỉnh thoảng tại một hoặc nhiều đầu ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt, tê cóng khi làm việc trong môi trường lạnh.
    • Giai đoạn hai: đau dấm dứt, thỉnh thoảng đau dữ dội, cảm giác nóng, đôi khi đỏ bừng rồi chuyển sang tím ở các ngón tay.
  • Rối loạn rõ rệt nhất ở ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Ngón cái không bị ảnh hưởng. Có thể có teo cơ ở ô mô út và khoảng liên cốt.

Tổn thương cân cơ, thần kinh:

  • Các tổn thương có thể gặp là teo cơ mô cái bàn tay hay mô út, mất phản xạ, không có rối loạn cảm giác.
  • Có thể đau ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và vai.
  • Có thể có chuột rút đặc biệt là cơ delta.

Hình ảnh trên phim X quang: Khuyết xương là hình anhe các hốc xương nhỏ hình thành; lồi xương, gai xương và dị vật khớp xương; hiện tượng thưa xương, mất vôi và các phản ứng màng xương,…

Có tình trạng co hay giãn mao mạch. Tuần hoàn chậm lại, nhiều mao mạch biến dạng, số lượng mao mạch giảm, mất hình ảnh búi kim gài tóc.

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
Tổn thương ngón tay trong bệnh Raynaud do rung chuyển.

5. Đồ bảo hộ cần thiết để phòng tránh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Để phòng tránh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, các công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp có nguy cơ cao cần phải được trang bị đầy đủ các loại đồ bảo hộ như:

  • Găng tay bảo hộ có thể giúp bảo vệ tay và cổ tay khỏi các tác động mạnh, đồng thời giảm thiểu sự rung động và ma sát khi làm việc.
  • Giày bảo hộ được sử dụng để bảo vệ đôi chân của người lao động khỏi các tác động mạnh, đồng thời giảm thiểu sự rung động và ma sát khi làm việc.
  • Quần áo bảo hộ giúp bảo vệ người lao động khỏi các tác động mạnh và bảo vệ toàn thân.

Đồ bảo hộ là một phần quan trọng trong việc bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ liên quan đến bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của các loại đồ bảo hộ này, người sử dụng cần phải được đào tạo và hướng dẫn về cách sử dụng và bảo quản đồ bảo hộ đúng cách.


6. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ sẽ được bồi thường như thế nào

Theo Luật Bảo hiểm xã hội của Việt Nam, nếu người lao động bị bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, họ có thể được bồi thường theo các quy định sau đây:

  • Người lao động bị bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ sẽ được hưởng chế độ bồi thường cho tổn thất sức khỏe theo quy định của pháp luật. Số tiền bồi thường sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thất sức khỏe và năng lực lao động của người lao động.
  • Được chăm sóc sức khỏe và điều trị để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
  • Người lao động bị bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ nếu không thể tiếp tục làm việc trong ngành nghề hiện tại, họ cần được hỗ trợ để học tập hoặc đào tạo lại nghề mới để có thể đáp ứng nhu cầu lao động của mình.
  • Ngoài các chế độ bồi thường và chăm sóc sức khỏe, người lao động bị bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ còn có quyền được hưởng các chế độ phúc lợi khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phụ cấp người thân, và các chế độ nghỉ phép khác.

Để được hưởng các chế độ bảo hiểm trên, người lao động cần có đầy đủ các chứng từ, giấy tờ để chứng minh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và quá trình điều trị của mình.


7. Cách điều trị bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Bệnh nghề nghiệp do rung cục điều trị đối với các tổn thương xương khớp, việc điều trị hầu như không kết quả. Điều trị rối loạn vận mạch, thần kinh, cân cơ, có nhiều phương pháp như dùng thuốc giãn mạch, vật lý trị liệu, các vitamin, kích thích làm ấm kết hợp với thuốc giãn mạch,…

Ngoài ra, để điều trị bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ hiệu quả, cần phải được chẩn đoán và theo dõi bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.


8. Cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Để phòng tránh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Không tuyển làm nghề liên quan đến rung chuyển những người có bệnh xương khớp, thần kinh, rối loạn vận mạch,…
  • Khám sức khoẻ định kỳ đối với người lao động có nguy cơ do tiếp xúc với rung: Ngoài khám sức khỏe chung, cần chụp xương- khớp chủ yếu là chi trên, 2-3 năm/lần.
  • Làm nghiệm pháp lạnh, theo dõi ngón tay trắng và cơn bệnh Raynaud nghề nghiệp.
  • Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như găng tay có lót cao su, nút tai, ngâm tay và xoa bóp sau lao động, thời gian tiếp xúc với rung nên 3-5 giờ/ ngày.
  • Giảm ồn, rung từ các nguồn gây rung.

Ngoài ra, các chương trình tập huấn cũng là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức về bệnh rung cục bộ tại nơi làm việc. Nội dung tập huấn nên đề cập vào việc sử dụng các phương tiện lao động đúng quy cách và bảo dưỡng các dụng cụ lao động để tránh tiếp xúc không cần thiết với các yếu tố rung cục bộ.


9. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phòng tránh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho nhân viên của mình, bao gồm cả việc phòng tránh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ. Cụ thể, các trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phòng tránh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ bao gồm:

  • Tổ chức đào tạo nhân viên về nguy cơ và biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.
  • Cung cấp và đảm bảo sử dụng thiết bị bảo vệ cho người lao động, bao gồm đệm rung, găng tay, chụp tai, mũ chống rung,…
  • Nếu phương tiện lao động có tần số rung động cao, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh để giảm thiểu tác động của rung động lên người lao động.
  • Thực hiện các biện pháp an toàn lao động để giảm thiểu rủi ro chấn thương và bệnh lý liên quan đến tác động của rung động.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến tác động của rung động.
  • Thực hiện quan trắc môi trường lao động và báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ để đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.

Doanh nghiệp cần có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho nhân viên và đưa ra các biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.


10. Trung tâm quan trắc môi trường lao động toàn quốc

Trung tâm quan trắc môi trường lao động của Nam Việt là một đơn vị chuyên nghiệp về giám sát và đo lường chất lượng môi trường lao động khắp mọi tỉnh thành tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên quan trắc giàu kinh nghiệm, trung tâm sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại, đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Ngoài việc cung cấp dịch vụ quan trắc, trung tâm còn hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch, xử lý, và theo dõi các vấn đề về môi trường lao động. Với phương châm “khách hàng là trung tâm”, trung tâm quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.

Với sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ và nhân lực, trung tâm quan trắc của Nam Việt đã và đang trở thành một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động tại TP. Hồ Chí Minh với các mục tiêu sau:

  • Chúng tôi luôn xem trọng danh tiếng thương hiệu và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình.
  • Chúng tôi cung cấp cho khách hàng những điều tốt nhất có thể và phù hợp nhất có thể.
  • Cùng với đội ngũ Thạc sĩ, Kỹ sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn với mong muốn bảo vệ môi trường và làm lợi ích cho doanh nghiệp.
Công văn sở y tế đồng ý với nội dung công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
  • Đến với đội ngũ Quan trắc Môi trường Nam Việt, Quý công ty sẽ nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp với các chuyên gia trong lĩnh vực quan trắc. Đồng thời có được những ưu đãi tốt nhất về chi phí.

11. Báo giá quan trắc môi trường lao động

Để giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện quan trắc môi trường lao động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, Nam Việt chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng bảng báo giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động chất lượng và chi phí hợp lý.

  • Bảng báo giá quan trắc của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về giá cả của các dịch vụ quan trắc mà chúng tôi đang cung cấp. Bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc di chuyển, đo đạc, phân tích và báo cáo kết quả. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo kết quả quan trắc mà chúng tôi cung cấp.
  • Chúng tôi cam kết luôn đưa ra giá cả cạnh tranh và hợp lý nhất trên thị trường, đồng thời chúng tôi cũng luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ quan trắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
  • Với bảng báo giá quan trắc của Nam Việt, quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng cao nhất với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *